Thiết kế bài dạy môn học Khoa học khối 5 - Trường Th số 1 Quảng An - Tuần 2

I. MỤC TIÊU:

 1.KT: HS nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.

 2.KN: Phân biệt được quan niệm đúng đắn, quan niệm sai lầm.

 3.TĐ: Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình trang 6,7 SGK

- Phiếu học tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn học Khoa học khối 5 - Trường Th số 1 Quảng An - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học: NAM HAY NỮ ? I. MỤC TIÊU: 1.KT: HS nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ. 2.KN: Phân biệt được quan niệm đúng đắn, quan niệm sai lầm. 3.TĐ: Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 6,7 SGK - Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 3/ 1/ 12/ 9/ 6/ 4/ A.Bài cũ " Sự sinh sản" - Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học? - Nhận xét- ghi điểm B.Bài mới: 1. Giới thiệu - ghi đề 2. Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Vai trò của nữ. -Hướng dẫn HS quan sát hình 4 trang 9 và trả lời nội dung các câu hỏi: +Ảnh chụp gì? Bức ảnh gởi suy nghĩ gì? +Ngoài đá bóng, nữ còn là được những việc gì khác? -Nữ có vai trò ntn trong xã hội? -KL: Ở mọi lĩnh vực, phụ nữ đều có thể đảm nhiệm được và đạt đến đỉnh cao của sự vinh quang. -Hãy kể tên những người phụ nữ tài giỏi và thành công mà em biết? Hoạt động 2: Một số quan niệm xã hội về nam và nữ. -Hãy thảo luận và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến sau đây không? Vì sao? a) Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của PN. b) Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình? c)Đàn ông là trụ cột trong gia đình, mọi hoạt động trong gia đình phải nghe theo đàn ông. d) Con gái nên học nữ công gia chánh còn con trai nên học kĩ thuật. đ)Trong gia đình nhất định phải có con trai. e)Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. -Trong cuộc sống xung quanh các em có những sự phân biệt đối xử nào giữa nam và nữ? Sự phân biệt đó có hớp lí không? -KL: Trong xã hội hiện nay vẫn còn những quan niệm phân biệt giữa nam và nữ, những quan niệm đó tồn tại nhiều ở một số vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, những quan niệm đó không còn phù hợp với đời sông hiện đại cần được xóa bỏ.Các em cần góp phần thay đổi những quan niệm đó bằng cách bày tỏ quan điểm của mình và đối xử bình đẳng không phân biệt bạn nam hay bạn nữ. 3. Củng cố - dặn dò: -Nam và nữ có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học? -Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ? - Dăn chuẩn bị bài tiết sau: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào? - Nhận xét tiết học. - 2 HS nêu -Quan sát, nêu ý kiến. +Bóng đá nữ. Bóng đá là môn thể thao mà cả nam và nữ đều chơi được. +Trường: Hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách, dạy học; Lớp: lớp trưởng lớp phó, tổ trưởng, chi đội trưởng; Địa phương: Giám đốc, chủ tịch, bác sĩ, kĩ sư.. -nữ đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội; làm được những việc mà nam giới làm được, đáp ứng nhu cầu lao động của XH. -Theo dõi. -Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Ngoại trưởng Mỹ Rice, Bilclinton, Tổng thống Philippin, nhà bác học Ma ri quy ri, nhà báo Tạ Bích Loan, Thu Uyên... -Thảo luận nhóm 4, Trình bày ý kiến, giải thích. -Cả nam và nữ đều cùng nhau chăm sóc con cái và nội trợ. -Kiếm tiền là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình. -Mọi hoạt động phải có sự bàn bạc, thống nhất của mọi thành viên trong gia đình. -Con trai và con gài đều nên biết cả nội trợ và kỉ thuật. -Con trai, con gái đều như nhau. -Mọi người đều cần được học hành để tiếp thu những tiến bộ của khoa học, tri thức nhân loại. -Thảo luận nhóm đôi, bình luận, nêu ý kiến. -Theo dõi. . -Trả lời. -Theo dõi. Ghi bài. Khoa học: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? I. MỤC TIÊU: 1.KT: Nhận biết cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trừng của bố. 2.KN: Phân biệt được các giai đoạn phát triển của thai nhi. 3.TĐ: HS học tập tích cực II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ ở SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 3/ 1/ 12/ 10/ 7/ 4/ A. Bài cũ : -Nam và nữ có những điểm khác nhau nào về mặt sinh học? - Tại sao không nên phân biệt nam và nữ? - Nhận xét B. Bài mới : 1. Giới thiệu - ghi đề 2. Tìm hiểu bài : Hoạt động 1: Sự hình thành cơ thể người. -Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người? -Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì? -Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì? -Bào thai được hình thành từ đâu? -Cơ thể người được hình thành từ tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình đó gọi là gì? -Trứng đã được thụ tinh gọi là? - Hợp tử – phôi – bào thai. -Mẹ mang thai bao lâu thì sinh em bé? -KL:Cơ thể được hình thành từ sự kết hợp của trứng và tinh trùng (sự thụ tinh), Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử, hợp tử phát triển thành bào thai, sau khoảng 9 tháng em bé được sinh ra. Hoạt động 2: Quá trình thụ tinh -Hướng dẫn HS quan sát sơ đồ, đọc chú thích và tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào? +Hình 1a: +Hình 1b: +Hình 1c: - GV kết luận : SGK Hoạt động 3: Các giai đoạn phát triển của thai nhi. -Cho học sinh đọc mục bạn cần biết và quan sát các hình minh họa để trả lời câu hỏi: +Hình nào cho biết thai nhi đã dược 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng? -GV chốt ý: SGK 3. Củng cố - dặn dò: -Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào? -Mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biết? -Dặn tìm hiểu xem phụ nữ có thai nên và không nên làm gì. - Nhận xét tiết học - 2 HS trả lời. HS thảo luận trả lời -Cơ quan sinh dục. -Tạo ra tinh trùng. -Tạo ra trứng. -Trứng gặp tinh trùng. - Gọi là sự thụ tinh. -Là hợp tử. -9 tháng. -Theo dõi. -HS quan sát, đọc, thảo luận, nối hình với chú thích. +Các tinh trùng gặp trứng. +Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng. +Trứng và tinh trùng đã kết hợp để tạo thành hợp tử. - HS quan sát hình trang 11 và trả lời +Hình 5 : thai 5 tuần (có đuôi, có hình thù nhưng chưa rõ ràng). +Hình 3: thai được 8 tuần (Có hình dạng con người nhưng tỉ lệ các bộ phận chưa cân đối). +Hình 4: thai 3 tháng (có đầy đủ các bộ phận, tỉ lệ các bộ phận khá cân đối). +Hình 2: thai khoảng 9 tháng (đã là một cơ thể người hoàn chỉnh) -Theo dõi. -Trả lời. -Theo dõi, ghi bài. III. BỔ SUNG: .......................................................

File đính kèm:

  • docKhoa hoc 5 tuan 2.doc