Tiết 1: SỰ SINH SẢN
I. Mục tiêu
Nhận biết mỗi người đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình
II. Đồ dùng
Hình 4, 5 SGK
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai”
Bước 1: GV phổ biến cách chơi
Bước 2 : GV tổ chức cho HS chơi
Bước 3 : Kết thúc trò chơi
GV nêu câu hỏi HS trả lời
- Tại sao chúng ta tìm đựoc bố mẹ cho các em bé?
- Qua trò chơi các em rút ra đựoc điều gì?
Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những điểm giống với bố mẹ của mình.
68 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy môn học Khoa học khối 5 - Năm 2009 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho HS vẽ tranh về chủ đề Môi trường mơ ước.
- GV gợi ý:
+ Em mơ ước mình được sống trong môi trường như thế nào?ở đó có các thành phần nào?Hãy vẽ những gì mình mơ ước?
- Tổ chức cho HS trình bày ý tưởng hoặc tranh vẽ của mình trước lớp.
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Hoàn thiện bức tranh về môi trường mơ ước.
Thứ hai, ngày 26 tháng 4 năm 2010
Khoa học
Tiết 63: tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu
Nêu được một số ví dụ và lợi ích của tài nguyên thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy- học
Hình trang 30, 131 SGK.
Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy- học
A. Bài cũ:
- Môi trường là gì?
- Môi trường nhân tạo gồm những thành phần nào?
- Môi trường nhân tạo là gì? Cho ví dụ?
B. Bài mới:
* Hoạt động 1: Quan sát
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Trước hết, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- Cả nhóm cùng quan sát các hình 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.
- Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập( VBT).
Bước2: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Đáp án:
Câu 1: Tài nguyên là gì ?
( Mục bạn cần biết trang 130 SGK).
Câu 2:
* Hoạt động 2: Trò chơi" Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng"
Bước 1:
GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi:
- Chia số HS tham gia trò chơi thành 2 dội có số người bằng nhau.
- 2 đội đứng thành 2 hàng dọc, cách bảng một khoảng cách như nhau.
- Khi GV hô "bắt đầu", người đứng trên cùng của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một tài nguyên thiên nhiên, Khi viết xong, bạn đó đi xuống và đưa phấn cho bạn tiếp theo lên viết công dụng của tài nguyên đó hoặc tên tài nguyên thiên nhiên khác.
- Trong cùng một thời gian, đội nào viết được nhiều tên tài nguyên thiên nhiên và công dụng của các tài nguyên đó là thắng cuộc.
- Số HS còn lại sẽ cổ động cho hai đội.
Bước 2:
- HS chơi như hướng dẫn.
- Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc.
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Tìm hiểu vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.
Thứ năm, ngày 29 tháng 4 năm 2010
Khoa học
Tiết 64: Vai trò của môi trường tự nhiên
đối với đời sống con người.
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ: Môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người
- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ
- Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên?
- Nêu ích lợi của tài nguyên động vật và thực vật?
B. Bài mới
* Hoạt động 1: ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến đời sống của con người và con người tác động đến môi trường.
- HS thảo luận nhóm 4, đọc SGK trả lời câu hỏi theo từng hình minh họa.
- Nêu nội dung hình vẽ.
- Trong hình vẽ moi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người nhữmg gì?
- Môi trường đã nhận những hoạt động gì của con người?
* Hoạt động 2: Vai trò của môi trường đối với đời sống con người.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.
- HS thảo luận viết tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận được từ co người.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải vào môi trường nhiều chất độc hại?
III. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà sưu tầm tranh ảnh,bài báo nói về nạn phá rừng và hậu quả của việc phá rừng.
Thứ ba, ngày 4 tháng 5 năm 2010
Khoa học
Tiết 65: Tác động của con người đến môi trường rừng
I. Mục tiêu:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá
- Nêu tác hại của việc phá rừng
II. Đồ dùng dạy- học
Hình trang 134, 135 SGK.
III. Hoạt động dạy- học
A. Bài cũ:
- Môi trường tự nhiên cho con người những gì?
- Môi trường tự nhiên nhận lại từ các hoạt động sống và sản xuất của con người những gì?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
B. Bài mới:
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Trước hết, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 134, 135 SGK để trả lời câu hỏi:
Câu 1: Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
Câu 2: Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
Bước2: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
GV có thể giải thích thêm thông qua hình vẽ.
Kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng,; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường
* Hoạt động 2: Thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Các nhóm thảo luận câu hỏi:
Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ đến thực tế địa phương bạn (khí hậu thời tiết có gì thay đổi; thiên tai,)
HS có thể quan sát các hình 5,6 trang 135 SGK, đòng thời tham khảo các thông tin sưu tầm được để trả lời câu hỏi trên.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mìn. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Hậu quả của việc phá rừng :
- Khí hậu bị thay đỏi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động vật và thực vật quí hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
IV. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn học bài, tìm hiểu thêm về nạn phá rừng và hậu quả của nó.
Thứ năm, ngày 6 tháng 5 năm 2010
Khoa học
Tiết 66: Tác động của con người đến môi trường đất
I. Mục tiêu
Nêu một nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái
II. Đồ dùng
Hình minh họa SGK
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ
- HS nêu lí do khiến rừng bị tàn phá?
- HS nêu hậu quả của việc tàn phá rừng?
B. Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- HS quan sát thảo luận theo nhóm 4
Quan sát hình 1, 2 trang 136 và trả lời các câu hỏi SGK
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm bổ sung
- GV kết luận
Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngoài ra khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông,
* Hoạt động 3: Thảo luận
- HS quan sát hình 3, 4 thảo luận theo nhóm theo câu hỏi SGK
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm bổ sung
- GV kết luận
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS về hoàn thành VBT
Thứ hai, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Khoa học
Tiết 67: Tác động của con người đến môi trường
không khí và nước
I. Mục tiêu:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và môi trường nước bị ô nhiễm
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm môi trường không khí và nước
II. Đồ dùng
Tranh minh hoạ bài trang 138,139 SGK.
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Nguyện nhân làm ô nhiễm không khí và nước.
- HS hoạt động theo nhóm 4: Quan sát tranh minh hoạ trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Nguyên nhân nào dẫn dến ô nhiễm môi trường nước?
- Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm không khí?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
- Tại sao một số cây trong hình bị trụi hết lá?
- Nêu mối liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước?
* Hoạt động 2: Tác động của ô nhiễm không khí và nước.
- Ô nhiễm không khí và nước có tác hại gì?
- ở địa phương em, người dân đã làm gì để môi trường không khí và nước bị ô nhiễm? Việc làm đó gây ra những tác hại gì?
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS học thuộc mục bạn cần biết.
Thứ năm, ngày 13 tháng 5 năm 2010
Khoa học
Tiết 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường
II. Đồ dùng
Sưu tầm một số tranh ảnh thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ
- Nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước và không khí?
- Không khí, nước bị ô nhiễm gây ra những tác hại gì?
- ở địa phương em, người ta đã làm gì có thể gây ô nhiễm nước, không khí?
B. Bài mới
* Hoạt động 1: Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- HS đọc yêu cầu ở mục quan sát và trả lời.
- 5 HS đọc nối tiếp bài làm .
- GV nhận xét, kết luận đáp án đúng.
- Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường là việc của ai?
- Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc là việc làm của ai?
- Đưa nước thải vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải là việc của ai?
- Làm ruộng bậc thang chống xói mòn đất là vịêc của ai?
- Việc tiêu diệt các loài rệp phá hoại mùa màng bằng bọ rùa là việc của ai?
- Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
* Hoạt động 2: Tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường.
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS học thuộc mục bạn cần biết.
Thứ hai, ngày 17 tháng 5 năm 2010
Khoa học
Ôn tập :Môi Trường và tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu :
Ôn tập kiến thức một số nguyên nhân gây ô nhiểm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường .
II. Các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
HS mở VBT ( Trang 114)
HS làm việc đọc lập hoàn thành bt1
GV đi từng bàn kiểm tra chấm điểm
Tuyên dương hs làm tốt – Chữa bài – GV nêu câu hỏi từng dòng hs trả lời.
Đáp án : D1. Bạc màu. D2 Đồi trọc . D3 rừng . D4. Tài nguyên . D5 Bị tàn phá .
Cột dọc : Bọ rùa
* Hoạt động 2: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
- GV nêu câu hỏi .Bài 2 ( Trang 115 - vbt)
- HS thi trả lời nhanh .- GV cùng cả lớp có thể phát vần thêm để có kiến thức .
Đáp án:
a/ Không khí bị ô nhiểm
b/ Chất thải
c/ Tăng cường dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu
d/ Giúp phòng tránh được các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh ngoài da, đau mắt,
III. Củng cố, dặn dò
HS ghi nhớ kiến thức cần ôn.
File đính kèm:
- van dung tro choi hoc tap vao viec cung co toan 5.doc