Thiết kế bài dạy môn học Khoa học khối 5 - Bài 35: Không khí cần cho sự cháy

I/ Mục tiêu:

Sau bài học, HS biết :

- Làm thí nghiệm chứng minh:

+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn .

+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông .

- Nói về vai trò chủa khí nitơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: Tuy không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy xảy ra không quá mạnh, không quá nhanh .

- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy .

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn học Khoa học khối 5 - Bài 35: Không khí cần cho sự cháy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên: Nguyễn Lê Uy Vũ Ngày soạn:././. Ngày dạy:.././. Tuần: Tiết: Khoa học: Bài 35: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết : Làm thí nghiệm chứng minh: + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn . + Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông . Nói về vai trò chủa khí nitơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: Tuy không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy xảy ra không quá mạnh, không quá nhanh . Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy . II/ Đồ dùng dạy học: Hình trang 70, 71 SGK. Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: + Hai lọ thuỷ tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ), 2 cây nến bằng nhau. + Một lọ thuỷ tinh không có đáy (hoặc ống thuỷ tinh), nến, đế kê (như hình vẽ). III/ Hoạt động dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hoc sinh 1’ 1’ 13’ 18’ 2’ 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 3. Bài mới: a)Giới thiệu bài mới – ghi tựa: Các tiết trước thầy cùng các em đã tìm hiểu tính chất, thành phần của không khí. Hôm nay, thầy sẽ tiếp tục hướng dẫn các em tìm hiểu một vai trò quan trọng của không khí thông qua bài 35 “Không khí cần cho sự cháy”. b) Hoạt Động 1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy: * Phương pháp: Thí nghiệm, thảo luận. * Mục tiêu: - Làm thí nghiệm chứng minh: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: - Giáo viên tiến hành chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục thực hành trang 70 SGK để biết cách làm. - Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm: Kích thước lọ thủy tinh Thời gian cháy Giải thích 1. Lọ thủy tinh to. 2. lọ thủy tinh nhỏ. Bước 2: Các nhóm tiến hành thí nghiệm: -Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn trong SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến đồng thời ghi lại những nhận xét và ý kiến giải thích về thí nghiệm vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm: - Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - GV giúp HS rút ra kết luận và giảng về vai trò của khí ni-tơ: Giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và quá mạnh. * Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Hay nói cách khác: không khí có ô-xi nên cần không khí để duy trì sự cháy. c) Hoạt Động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống. * Phương pháp: Thí nghiệm, thảo luận, đàm thoại. * Mục tiêu: - Làm thí nghiệm chứng minh: Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông. - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy * Các tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: - Giáo viên gọi HS đọc mục thực hành, thí nghiệm trang 70, 71 SGK để biết cách làm. - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành thí nghiệm theo nhóm đã chia. Bước 2: Các nhóm tiến hành thí nghiệm: - Giáo viên yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như mục 1 trang 70 SGK và nhận xét kết quả - HS tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71 SGK và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín? * Lưu ý: Nếu gia đình học sinh còn dùng bếp củi, có thể cho học sinh nêu kinh nghiệm nhóm bếp và đun bếp. - Giáo viên cho học sinh liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa. Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm: - Giáo viên gọi các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình * Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần cho sự lưu thông 4. Củng cố: - Nhờ đâu mà sự cháy được duy trì? - Khí nitơ có vai trò như thế nào đối với sự cháy diễn ra trong không khí? 5. Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về học thuộc mục bạn cần biết. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. - Lắng nghe - Các nhóm trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm của nhóm. - 1 HS đọc - Đại diện nhóm lên nhận phiếu học tập. - Các nhóm bắt đầu thí nghiệm, quan sát và ghi nhận kết quả vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả - HS lắng nghe và rút ra kết luận . - HS lắng nghe - 1 HS đọc - HS tiến hành thí nghiệm. - HS các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm - HS nêu ý kiến - HS trình bày ý kiến - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả - Lắng nghe - HS trả lời Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docKhong khi can cho su chay.doc