Thiết kế bài dạy môn học Khoa học 5 - Tuần 20

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết

- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.

-HS tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

+ Một ít dấm, một que tăm, một mảnh giấy, diêm và nến.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn học Khoa học 5 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 20 KHOA HỌC SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC (tiết 2) NGÀY: Lớp: Năm / *************************** I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết - Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học. -HS tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Một ít dấm, một que tăm, một mảnh giấy, diêm và nến. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV A. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. ¬ Hoạt động 1: Trò chơi “chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học” - GV cho HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn trong SGK/80 - GV hỏi lớp : +Ta có nhìn thấy chữ không ? +Muốn đọc bức thư này, người nhận thư phải làmthế nào ? +Điều kiện gì làm giấy đã khô trên giấy biến đổi hoá học ? - GV nhận xét, bổ sung kết luận : Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt. ¬ Hoạt động 2 : Thực hành xử lí thông tin trong SGK - GV cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi ở Mục thực hành trang 80/81 SGK. - Cho đại diện nhóm trả lời. - GV nhận xét, tuyên dương, kết luận : Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng. C. Củng cố, dặn dò - GV chốt lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Lớp lắng nghe. - HS chơi trò chơi theo nhóm. + Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác. + Không nhìn thấy. + Phải hơ hơi gần ngọn lửa. + Hơi nóng của ngọn nến. - Lớp nhận xét. - Các nhóm đọc thông tin, quan sát hình trả lời câu hỏi. + Dưới tác dụng của ánh sáng miếng vải bị bạc. + Hiện tượng ở H10 gọi là sự biến đổi hoá học. - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét. HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 20 KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG (Tích hợp TKNL) NGÀY: Lớp: Năm / *************************** I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết - Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ. -HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Chuẩn bị theo nhóm. + Nến, diêm. + Ô tô đồ chơi chạy bằng pin. + Hình trang 83 SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. ¬ Hoạt động 1: Thí nghiệm - GV cho HS làm việc theo nhóm làm thí nghiệm như SGK đã hướng dẫn. Trong mỗi thí nghiệm, cần nêu rõ : + Hiện tượng quan sát được. + Vật bị biến đổi như thế nào? + Nhờ đâu vật có biến đổi đó? - GV nhận xét chung. w Khi dùng tay nhắc cặp sách, năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao. w Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt. w Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi động cơ quay, đèn sáng còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Trong các trường hợp trên, ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có các biến đổi, hoạt động. ¬ Hoạt động 2 : Thảo luận - GV cho HS làm việc theo nhóm bàn, quan sát các hình vẽ, đọc mục Bạn cần biết để nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, . . . và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. - GV nhận xét, bổ sung thêm. Hoạt động Nguồn năng lượng - Người nông dân cày, cấy, . . - Các bạn HS đá bóng, học bài. -Chim đang bay. - Máy cày. - Thức ăn - Thức ăn - Thức ăn - Xăng ¬ Hoạt động 3 : Tìm nguồn năng lượng. - Cho HS thi nhau kể nguồn năng lượng dạng thi tiếp sức theo nhóm. Tích hợp - Các nguồn năng lượng có vô hạn hay không ? Chúng ta phải làm gì để tiết kiệm nguồn năng lượng ? - Cho HS đọc mục Bạn cần biết. C. Củng cố, dặn dò - GV chốt lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - Lớp lắng nghe. - Các nhóm làm như hướng dẫn trong SGK. - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét. - HS đọc mục Bạn cần biết SGK trang 83 và thực hiện yêu cầu SGK. - Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét. - HS thảo luận theo nhóm để thi kể tìm nguồn năng lượng. Nhóm nào tìm được nhiều nguồn năng lượng nhóm đó thắng. - Các nguồn năng lượng là có hạn và có thể cạn kiệt nếu sử dụng quá mức.Vì vậy song song với việc sử dụng phải đi đôi với tiết kiệm. - HS đọc mục Bạn cần biết. HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN

File đính kèm:

  • docKhoa học - Lớp 5 - Tuần 20.doc
Giáo án liên quan