I. Mục tiêu:
- Sau bài học này, học sinh có khả năng:
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi "Bé là con ai?"Hình trang 4,5 SGK
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: ( 3p) - GV giới thiệu tổng quát chương trình môn Khoa học lớp 5. Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Trò chơi "Bé là con ai?"(12p)
* Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ mình.
* Chuẩn bị: Mỗi học sinh vẽ một em bé và một người mẹ hoặc bố của em bé đó ( có những đặc điểm giống nhau).
GV thu các bức tranh của HS.
*Cách tiến hành:
81 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy môn học Khoa học 5 (trọn bộ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. ...
b) Hoạt động 2 : Thảo luận
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp: quan sát hình 3, 4 SGK trang 137 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu... đối với môi trường đất ?
+ Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất ?
+ Em còn biết những nguyên nhân nào làm cho môi trường đất bị suy thoái ?
- Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận, ghi bảng: Bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu và sử lí rác thải không hợp vệ sinh làm cho môi trường đất bị ô nhiễm và suy thoái.
c) Hoạt động 3: Chia sẻ thông tin
- Tổ chức cho HS đọc các bài báo hoặc nói về tranh ảnh mình sưu tầm được về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó.
III -Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- 2 HS nhắc lại tên bài
-HS làm việc nhóm 4 và trình bày.
- HS trả lời.
- HS làm việc theo cặp và trình bày.
- HS đọc.
Khoa học.
Tác động của con người đến môi trường đất.
I/ Mục tiêu.
Sau khi học bài này, học sinh biết:
Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá.
Các em có ý thức bảo vệ môi trường đất.
Giáo dục các em ý rhức học tập tốt.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài.
- Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
PT
1/ Khởi động.
2/ Bài mới.
a)Khởi động: Mở bài.
b) Hoạt động1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp.
* Cách tiến hành.
+ Bước 1: Tổ chứa và HD.
- Yêu cầu HS đọc các thông tin và quan sát hình trong sgk.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
c)Hoạt động 2: Thảo luận.
* Mục tiêu: HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị suy thoái.
* Cách tiến hành.
+Bước 1: Làm việc theo nhóm.
+Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Nhận xét, chốt lại nội dung bài.
3/ Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoàn thành các nhiệm vụ đựơc giao.
* Cử đại diện lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Nhóm khác bổ xung.
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoàn thành nhiệm vụ được giao.
* Các nhóm cử đại diện bào cáo kết quả trước lớp.
Ngày soạn :28/4 /2010
Thứ năm, ngày 6 tháng 5 năm 2010
Khoa học
Tác động của con người đến môi trường không khí và nước
I. Mục tiêu: Giúp HS biết
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- HS có ý thức bảo vệ môi trường không khí và nước.
II.Đồ dùng dạy học:
GV : Các hình minh hoạ trong SGK trang 138,139.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung dạy và hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
I - Bài cũ: 4’
- Gọi HS trả lời :
+ Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường đất bị thu hẹp ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường đất bị suy thoái ?
- GV nhận xét, cho điểm.
II - Bài mới: 36’
1- Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
2- Tìm hiểu bài:
a) Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4: quan sát các hình trang 138 SGK và thảo luận câu hỏi:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm nước ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm không khí ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ ?
+ Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 SGK bị trụi lá ?
+ Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước.
- Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận và ghi bảng
b) Hoạt động 2 : Thảo luận
- Hỏi :
+ Ô nhiễm nước và không khí có tác hại gì ?
+ ở địa phương em, người dân đã làm gì để môi trường không khí, nước bị ô nhiễm ? Việc làm đó đã gây ra tác hại gì ?
- GV nhận xét và kết luận về tác hại của những việc làm mà HS nêu ra.
III -Củng cố – Dặn dò: - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
- Nhận xét giờ học.
- 3 HS trả lời.
- 2 HS nhắc lại tên bài
- HS làm việc theo nhóm 4 và trình bày
- HS nối tiếp nhau trả lời.
1 HS đọc.
Khoa học
Một số biện pháp bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu: Giúp HS có khả năng
- Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
- Gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh góp phần giữ vệ sinh môi trường.
- Trưng bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Hình và thông tin trang 140, 141 SGK.
HS : Sưu tầm một số hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung dạy và hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
I - Bài cũ: 4’
- Gọi HS trả lời :
+ Nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước và không khí ?
+ Không khí, nước bị ô nhiễm gây ra những tác hại gì ?
+ ở địa phương em, người ta đã làm gì có thể gây ô nhiễm nước, không khí.
- GV nhận xét, đánh giá.
II - Bài mới: 36’
1- Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
2- Tìm hiểu bài:
a) Hoạt động 1 : Quan sát
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân: quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
- Gọi 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét.
- GV kết luận lời giải đúng:
Hình 1 – b ; hình 2 – a ; hình 3 – e ; hình 4 – c ; hình 5 – d
- Yêu cầu cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào sau đây : quốc gia, cộng đồng, gia đình.
- Hỏi : Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ?
- GV kết luận và ghi bảng : Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
b) Hoạt động 2 : Triển lãm
- Yêu cầu HS làm việc theo tổ :
+ Tổ trưởng điều khiển tổ mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to.
+ Từng cá nhân trong tổ tập thuyết trình các vấn đề mà nhóm trình bày.
- Yêu cầu các tổ treo sản phẩm và cử người lên thuyết trình trước lớp.
- GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi tổ và tuyên dương tổ làm tốt.
III -Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 3 HS trả lời.
- 2 HS nhắc lại tên bài
- HS làm việc cá nhân và trình bày.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS ghi vở
- HS làm việc theo tổ và trình bày.
Ngày soạn:5/5/2010
Thứ năm, ngày 13 tháng 5 năm 2010
Khoa học
Ôn tập : Môi trường
và tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu
- Một số từ ngữ liên quan đến môi trường.
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- HS có ý thức bảo vệ môi trường.
*Trọng tâm : Một số nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Tranh, ảnh
HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung dạy và hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
I - Bài cũ: 4’
- Gọi HS trả lời :
+Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường mà em biết?
+ Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ?
- GV nhận xét, cho điểm.
II - Bài mới: 36’
1- Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
2- Tìm hiểu bài:
a) Hoạt động 1: Trò chơi Đoán chữ
- GV vẽ lên bảng ô chữ như SGK.
- GV giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi:
+ Gọi HS xung phong đoán 1 ô chữ.
+ GV đọc nội dung ô chữ.
+ HS đoán đúng thì GV viết ô chữ vào dòng.
- Tổ chức cho HS tiến hành chơi Đoán chữ.
- GV tổng kết trò chơi.
b) Hoạt động 2 : Trả lời các câu hỏi
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở trong khoảng 10 phút.
- GV viết biểu điểm lên bảng.
- Gọi HS chữa bài.
- Yêu cầu 2 HS cùng bàn đổi vở cho nhau để chữa bài và chấm bài cho bạn.
- GV thu để kiểm tra việc chữa bài và chấm bài của HS.
Đáp án : 1. b 2. c 3 . c 4. c
Biểu điểm :
+ Mỗi câu đúng được 2 điểm.
+ Trình bày sạch đẹp : 2 điểm
*HS thảo luận các biện pháp bảo vệ môi trường.
III -Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- 2 HS nhắc lại tên bài
- HS chơi trò chơi.
- HS làm bài cá nhân.
- HS chữa bài
HS thảo luận và nêu kết quả.
Khoa học
Kiểm tra cuối năm
I. Mục tiêu: Giúp HS
Củng cố kiến thức đã học về sự sinh sản của động vật. Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật để trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khoẻ con người.
Củng cố một số kiến thức về bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.
Nhận biết các nguồn năng lượng sạch.
Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 144, 145, 146, 147 SGK.
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu.40’
Nội dung dạy và hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
I – Giới thiệu bài:
II - Bài mới:
- Yêu cầu HS làm bài tập trong SGK
- GV chọn ra 10 HS làm nhanh và đúng để tuyên dương.
Đáp án:
Câu 1 :
Gián đẻ trứng vào tủ; bướm đẻ trứng vào cây bắp cải; ếch đẻ trứng dưới nước ao, hồ; muỗi đẻ trứng vào chum, vại đựng nước; chim đẻ trứng vào tổ ở cành cây.
Để diệt trừ gián và muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó cần giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ; chum vại đựng nước cần có nắp đậy,...
Câu 2: Tên các giai đoạn còn thiếu trong chu trình sống của các con vật ở từng hình như sau:
Nhộng
Trứng
Sâu
Câu 3 : Chọn câu trả lời đúng
g) Lợn
Câu 4 : 1 – c ; 2 – a ; 3 – b
Câu 5 : ý kiến b
Câu 6 : Đất ở đó sẽ bị xói mòn, bạc mầu
Câu 7 : Khi rừng đầu nguồn bị phá huỷ, không còn cây cối giữ nước, nước thoát nhanh gây lũ lụt.
Câu 8 : Chọn câu trả lời đúng
d) Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt,...
Câu 9 : Năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta : năng lượng mặt trời, gió, nước chảy.
III -Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
- 2 HS nhắc lại tên bài - ghi đầu bài vào vở.
- HS tự làm bài vào vở.
Khoa học
Kiểm tra cuối năm
( đề chung của phòng)
File đính kèm:
- khoa hoc 5 kien.doc