Thiết kế bài dạy môn học Khoa học 5 - Bài 11 đến bài 18

I.MỤC TIÊU :

Sau khi học bài này, HS có khả năng :

-Xác định khi nào cần dùng thuốc.

-Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.

-Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

-GV : Hình trang 24, 25 SGK.

-HS : SGK. Sưu tầm một số vỏ đựng và bảng HD sử dụng thuốc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

doc18 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn học Khoa học 5 - Bài 11 đến bài 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IỄM HIV / AIDS I.MỤC TIÊU : Sau khi học bài này, HS có khả năng : -Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV. -Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : -GV : Hình trang 36 - 37 SGK. 5 tấm bìa cho HĐ đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”, III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1.Kiểm tra : -Nêu nội dung bài trước. -Nhận xét – cho điểm. 2.Bài mới : Giới thiệu : -Hôm nay ta tìm hiểu về nội dung bài học “Thái độ đối với người nhiễm HIV”. +Hoạt động 1 : Trò chơi tiếp sức “HIV truyền hoặc không lây truyền qua ” *Mục tiêu : -HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm. Ngồi học cùng bạn Bơi ở hồ bơi công cộng Uống chung li nước Dùng chung bơm kim tiêm không khử trùng Dùng chung dao cạo Khoác vai Dùng chung khăn tắm Mặc chung quần áo. Băng bó vết thương chảy máu mà khg găng tay CSBV Ôm Cùng chơi bi Cầm tay Bị muỗi đốt Nằm ngủ bên cạnh Sử dụng nhà VS công cộng Xăm mình chung dụng cụ khg khử trùng Aên cơm cùng mâm Nói chuyện, an ủi bệnh nhân AIDS Truyền máu (khg biết rõ nguồn gốc) Nghịch bơm kim tiêm đã sử dụng a/ Bộ thẻ các hành vi. b/ Kẻ sẵn bảng có nội dung : Bảng “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ” Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV *Cách tiến hành : *Bước 1 : Tổ chức và HD. -GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 10 bạn tham gia chơi. -HS 2 đội đứng xếp hàng dọc trước bảng. Cạnh mỗi đội có một hộp đựng các tấm phiếu bằng nhau, có cùng nội dung. Trên bảng treo sẵn 2 bảng “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ”, mỗi đội gắn vào 1 bảng. -Khi GV hô “bắt đầu” : Người thứ nhất của mỗi đội rút một phiếu bất kỳ, đọc nội dung phiếu rồi đi nhanh, gắn tấm phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng của nhóm mình. Người thứ nhất gắn xong rồi đi xuống, người thứ hai lại làm tiếp các bước như người thứ nhất và tiếp đến là người thứ ba, -Đội nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc. *Bước 2: Tiến hành chơi. -Các đội cử đại diện lên chơi : lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng. *Bước 3: Cùng kiểm tra. -GV cùng HS không tham gia chơi KT lại từng tấm phiếu hành vi các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã đúng chưa. -GVYC các đội giải thích đối với một số hành vi. -Nếu có tấm phiếu đặt sai chỗ, GV nhấc ra, hỏi cả lớp đặt ở đâu, sau đó đặt lại đúng chỗ. *Kết luận : HIV không lây qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn cơm cùng mâm, +Hoạt động 2 : Đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV” *Mục tiêu : Giúp HS : -Biết được trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi và sống cùng cộng đồng. -Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV. *Cách tiến hành : *Bước 1: Tổ chức và HD. -GV mời 5 HS tham gia đóng vai : 1HS đóng vai bị nhiễm HIV, 4HS khác sẽ thể hiện hành vi ứng xử với HS bị nhiễm HIV như đã ghi trong các phiếu gợi ý. -Người số 1 : Trong vai người bị nhiễm HIV, là 1HS mới chuyển đến. -Người số 2 : Tỏ ra ân cần khi chưa biết, sau đó thai đổi thái độ. -Người số 3 : Đến gần người bạn mới đến lớp học, định làm quen, khi biết bạn bị nhiễm HIV cũng thay đổi thái độ vì sợ lây. -Người số 4 : Đóng vai GV, sau khi đọc xong tờ giấy nói :”nhất định là em đã tiêm chích ma tuý rồi. Tôi sẽ đề nghị chuyển em đi lớp khác”, sau đó đi ra khỏi phòng. -Người số 5 : Thể hiện thái độ hỗ trợ, cảm thông. -GV cần khuyến khích HS sáng tạo trong các vai diễn của mình trên cơ sở các gợi ý đã nêu. -Trong khi các HS tham gia vai chuẩn bị, GV giao nhiệm vụ cho các HS khác. *Bước 2 : Đóng vai và quan sát. *Bước 3 : Thảo luận cả lớp. -GV HD cả lớp thảo luận theo câu hỏi sau : +Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử ? +Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận ntn trong mỗi tình huống ? +Hoạt động 3 : Quan sát và thảo luận. *Cách tiến hành : *Bước 1: Làm việc theo nhóm. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình QS các hình trang 36-37 và trả lời các nội dung câu hỏi : +Nói về ND từng hình. +Theo bạn, các bạn ở trong hình nào có cách ứng xử đúng với những người bị nhiễm HIV / AIDS và gia đình họ ? +Nếu các bạn ở hình 2 là những người quen của bạn, bạn sẽ đối xử với họ ntn? Tại sao ? *Bước 2 : Đại diện từng nhóm lên trình bày KQ làm việc của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. *Kết luận : HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có quyền được sống trong môi trường có sự hỗ trợ, thông cảm và chăm sóc của gia đình, bạn bè, làng xóm; không nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ. Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống lạc quan, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình và XH. 3.Củng cố Dặn dò : -Chốt nội dung chính của bài. -Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh. -Chuẩn bị trước bài “Phòng tránh bị xâm hại” -Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: Thứ năm, 29/10/2009 Bài 18: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI I.MỤC TIÊU : Sau khi học bài này, HS có khả năng : -Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý đề phòng tránh bị xâm hại. -Rèn luyện KN ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. -Liệt kê danh sách người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : -GV : Hình trang 38-39 SGK. Một số tình huống để đóng vai. -HS : SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1.Ổn định : 2.Kiểm tra : -Nêu nội dung bài trước. -Nhận xét – cho điểm. 3.Bài mới : Giới thiệu : -Hôm nay ta tìm hiểu về nội dung bài học “Phòng tránh bị xâm hại”. -Ghi đầu bài lên bảng. +Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận. *Mục tiêu : -HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại. *Cách tiến hành : *Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình QS các hình 1, 2, 3 trang 38 và trao đổi nội dung các hình. -Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi : +Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại. -Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại : Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ; đi nhờ xe người lạ; nhận quà có giá trị đặc biệt hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà mình không hiểu lí do. +Bạn có thể làm gì để phòng tránh bị xâm hại. *Bước 2: Các nhóm làm việc theo HD trên. *Bước 3: Làm việc cả lớp. -Đại diện từng nhóm trình bày KQ làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. *Kết luận : -Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại : Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ; đi nhờ xe người lạ; nhận quà có giá trị đặc biệt hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà mình không hiểu lí do. -Một số điểm cần chú ý khi bị xâm hại (xem mục Bạn cần biết trang 39). +Hoạt động 2 : Đóng vai “Ưùng phó với nguy cơ bị xâm hại” *Mục tiêu : Giúp HS : -Rèn luyện KN ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. -Nêu được quy tắc an toàn cá nhân. *Cách tiến hành : *Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. -GV cho mỗi nhóm một tình huống để các em tập cách ứng xử. *Bước 2 : Làm việc cả lớp. -Từng nhóm trình bày cách ứng xử trong những trường hợp nêu trên. Các nhóm khác nhận xét góp ý. -Tiếp theo, GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi : +Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì ? *Kết luận : Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn cách ứng xử phù hợp. Ví dụ : -Tìm cách tránh xa kẻ đó như đứng dậy hoặc lùi xa kẻ đó không với tay được đến người mình. -Nhìn thẳng vào mặt kẻ đó và nói to hoặc hét to một cách kiên quyết : không ! hãy dừng lại, tôi sẽ nói cho mọi người biết. Có thể nhắc lại lần nữa nếu thấy cần thiết. -Bỏ đi ngay. -Kể với người tin cậy để nhận được sự giúp đỡ. +Hoạt động 3 : Vẽ bàn tay tin cậy. *Mục tiêu : HS liệt kê danh sách người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại. *Cách tiến hành : *Bước 1: GVHDHS cả lớp làm việc cá nhân. -Mỗi em vẽ bàn tay của mình với các ngón xoè ra trên tờ giấy A4. -Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, mình có thể nói với họ mọi điều thầm kín, đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoặc cho mình những lời khuyên đúng đắn. *Bước 2 : Làm việc theo cặp. -GV cho HS trao đổi hình vẽ “Bàn tay tin cậy” của mình với cả lớp. *Kết luận : Xung quanh ta có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ trong lúc khó khăn. Chúng ta có thể chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, bối rối, khó chịu, 4.Củng cố- Dặn dò : -Chốt nội dung chính của bài. -Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh. -Chuẩn bị trước bài “Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ” Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docKHOA HOC 5 SOAN KI TUAN 69 CO TICH BVMT.doc