Thiết kế bài dạy môn học Khoa học 5 - Bài 1 đến bài 10

I.MỤC TIÊU :

Sau khi học bài này, HS có khả năng :

-Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.

-Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

-GV :

+Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?”

+Hình trang 4, 5 SGK.

-HS : SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc22 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy môn học Khoa học 5 - Bài 1 đến bài 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øm răng trắng, đẹp giơ lên miệng và nói : Xin chào các bạn, các bạn có thể gọi tôi là nụ cười. Việc giữ cho bộ răng luôn sạch sẽ và hơi thở thơm tho là một điều rất quan trọng. Những chất bẩn giắt trong răng sẽ bị rữa trôi đi nếu bạn dùng bàn chải đánh răng thường xuyên. Nếu bạn không làm được như thế, bạn sẽ không bao giờ dám cười to nữa đâu. Cám ơn các bạn, cám ơn các bạn. -Học sinh 1 : tiếp theo xin mời bạn “dinh dưỡng’’. -Học sinh 5 : ở tuổi đậy thì, cơ thể của bạn có nhiều thay đổi, bạn có thể cao vổng lên, người bạn cũng to ra, bạn có thể tăng cân, tất cả những điều đó là bình thường. Các bạn chỉ cần chú ý ăn đủ chất và ăn nhiều chất bổ như thế này này (tay chỉ vào tranh vẽ các loại thức ăn). -Học sinh 1 : xin cám ơn. Tiếp theo, khách mời cuối cùng của chúng ta là một “vận động viên’’. -Học sinh 6 : có thể các bạn đang ở quá trình trưởng thành, nhưng hiện nay các bạn vẫn đang còn là những đứa trẻ. Tập thể dục, thể thao sẽ giúp cho bạn có một hình thể đẹp, cơ thể khoẻ mạnh và tinh thần thoải mái, làm cho bạn trở nên linh hoạt, tim hoạt động tốt và xương cứng cáp. Có rất nhiều cách để tập (chỉ vào tranh vẽ) : chạy, tập võ, chơi bóng chuyền, đá bóng, chúng ta chỉ cần thực hiện mà thôi. -HS dựa vào nội dung trên phát biểu. *Bước 3 : -GV khen những HS đã trình bày gọi vài HS khác trả lời câu hỏi : +Các em đã rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn ? 4.Củng cố : -Chốt nội dung chính của bài. -Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh. 5.Dặn dò : -Chuẩn bị trước bài -Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: TUẦN 5 Bài 9 : Thực hành: nói “không!” đối với các chất gây nghiện (t1). I. Mục tiêu: Giúp HS có khả năng: - Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin dó. - Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. II. Đồ dùng: - Hình vẽ SGK. Sưu tấm tranh, ảnh nói về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. - Chuẩn bị các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. III. Các hoạt động dạy học. 1.Ổn định : 2.Kiểm tra : -Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để BVSK về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì? -Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường LTTDTT, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, không xem phim ảnh, sách báo không lành mạnh. -Nhận xét – cho điểm. 3.Bài mới : - Giới thiệu : -Hôm nay ta tìm hiểu về nội dung bài học “Thực hành : nói “không !” Đối với các chất gây nghiện”. -Ghi đầu bài lên bảng. Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin. MT: HS lập được bảng tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. - HS đọc thông tin SGK và thảo luận theo nhóm hoàn thành bảng sau: Tác hại của thuốc lá Tác hại của rượu, bia Tác hại của ma tuý Đối với người sử dụng Đối với người xung quanh *Bước 1 : -GVYCHS làm việc cá nhân : Đọc thông tin trong SGK và hoàn thành bảng sau : *Bước 2: GV gọi một số HS trình bày. Mỗi HS chỉ trình bày một ý. HS khác BS. *Kết luận : -Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý đều là những chất gây nghiện. Riêng ma tuý là chất gây nghiện bị nhà nước cấm. Vì vậy, sử dụng, buôn bán, vận chuyển ma tuý đều là những việc làm vi phạm pháp luật. -Các chất gây nghiện đều gây hại cho SK của người sử dụng và những người xung quanh; làm tiêu hao tiền của bản thân, gia đình; làm mất trật tự an toàn xã hội. Hoạt động 2: Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi”. MT: Củng cố cho HS những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý. *Cách tiến hành : - GV chuẩn bị sẵn các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. - GV cử ra 2 giám khảo có nhiệm vụ ghi điểm và chia lớp thành 4 nhóm. *Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. -Chuẩn bị sẵn 3 hộp đựng phiếu : Hộp 1 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của thuốc lá; hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia; hộp 3 đựng các câu hỏi có liên quan đến tác hại của ma tuý. -GV đề nghị mỗi nhóm cử 1 bạn vào BGK và 3 – 5 bạn tham gia chơi một chủ đề, sau đó lại cử 3 – 5 bạn khác lên chơi chủ đề tiếp theo. Các bạn còn lại và thống nhất cho điểm. *Bước 2 : -Đại diện từng nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi -Mỗi nhóm cử 1 bạn vào BGK và 3 – 5 bạn tham gia chơi một chủ đề, sau đó lại cử 3 – 5 bạn khác lên chơi chủ đề tiếp theo. Các bạn còn lại và thống nhất cho điểm. GV và BGK cho điểm đôc lập sau đó cộng vào và lấy điểm trung bình. - GV tổng kết, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 4.Củng cố – dặn dò: -Chốt nội dung chính của bài. - Nêu tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý? -Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh. - Nhận xét tiết học. - Về làm bài tập VBT. - Chuẩn bị bài sau: Thực hành: Nói “không!” đối với các chất gây nghiện. Rút kinh nghiệm: Thứ năm, 1/10/2009 Bài 10 : Thực hành: nói “không!” đối với các chất gây nghiện (t2). I. Mục tiêu: Giúp HS có khả năng: - Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin dó. - Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. II. Đồ dùng: - Hình vẽ SGK. - Chuẩn bị đồ dùng đóng vai. III. Các hoạt động dạy học. 1.Ổn định : 2.Kiểm tra : H: Nêu tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý? - GV nhận xét – ghi điểm. 3.Bài mới : - GV giới thiệu bài mới. +Hoạt động 1 : Trò chơi ”Chiếc ghế nguy hiểm” *Mục tiêu : HS nhận ra : Nhiều khi biết chắc chắn hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, HS có ý thức tránh xa nguy hiểm. *Cách tiến hành : *Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. -Sử dụng ghế của GV để chơi trò chơi này. -Chuẩn bị thêm một khăn phủ lên ghế để chiếc ghế trở nên đặc biệt hơn. -GV chỉ vào ghế và nói : Đây là một cái ghế rất nguy hiểm vì nó đã nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị giật chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết. Chiếc ghế này sẽ đặt ở giữa cửa, khi các em từ ngoài đi vào hãy cố gắng đừng chạm vào ghế. Bạn nào không chạm vào ghế nhưng chạm vào người bạn đã đụng vào ghế cũng bị điện giật. *Bước 2: -GV YC cả lớp đi ra ngoài hành lang. -GV để chiếc ghế ngay giữa cửa ra vào YC cả lớp đi vào. GV nhắc mọi người đi qua chiếc ghế phải cẩn thận không chạm vào ghế. *Bước 3: Thảo luận cả lớp. -Sau khi HS về chỗ ngồi của mình trong lớp, GV nêu câu hỏi TL : +Em cảm thấy thế nào khi bước qua chiếc ghế ? +Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đã đi chậm lại và rất cẩn thận để không chạm vào ghế ? +Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế ? +Tại sao khi bị xô đẩy, có bạn cố gắng tránh để không ngã vào ghế ? +Tại sao có người tự mình thử chạm tay vào ghế ? *Kết luận : -Trò cho đã giúp ta lí giải tại sao có nhiều người biết chắc nếu họ thực hiện hành vi nào đó có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác mà họ vẫn làm, thậm chí chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào. Điều đó cũng tương tự như việc thử và sử dụng thuốc lá, rượu, bia, ma tuý. -Trò chơi cũng giúp ta nhận thấy rằng, số người thử như trên là rất ít, đa số mọi người đều rất thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm. +Hoạt động 2 : Đóng vai. *Mục tiêu : HS biết thực hiện KN từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. *Cách tiến hành : *Bước 1: Thảo luận. -GV nêu vấn đề : Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì (vd từ chối bạn rủ hút thuốc lá), các em sẽ nói gì ? -GV ghi tóm tắt các ý kiến của HS nêu rồi rút ra KL về các bước từ chối : +Hãy nói rõ rằng không muốn làm việc đó. +Nếu người kia vẫn rủ rê, hãy giải thích các lí do khiến bạn quyết định như vậy. +Nếu người kia vẫn cố tình lôi kéo bạn, tốt nhất hãy tìm cách bỏ đi ra khỏi nơi đó. *Bước 2: Tổ chức và hướng dẫn. -GV chia lớp thành 3 nhóm và phát phiếu ghi tình huống cho các nhóm. *Bước 3: Các nhóm đọc tình huống, một vài HS trong nhóm xung phong nhận vai. Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể góp ý. *Bước 4: Trình diễn và TL. -GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận : +Việc từ chối hút thuốc lá; uống rượu, bia; sử dụng ma tuý có dễ dàng không ? +Trong trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc, chúng ta nên làm gì ? +Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không tự giải quyết được ? *Kết luận : -Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự BV và được BV. Đồng thời, chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác. -Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói “không!” đối với những chất gây nghiện. 4.Củng cố - Dặn dò : -Chốt nội dung chính của bài. - Nêu tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý? -Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh. -Chuẩn bị trước bài “Dùng thuốc an toàn” -Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docKHOA HOC 5 SOAN KI CO TICH BVMT.doc