I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :
- Biết và chỉ được vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu)
- Rèn luyện kỹ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng số liệu
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn Địa lí Đề bài : Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài dạy môn Địa lí Đề bài : Tây Nguyên
Tuần 6
Tiết 6
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :
- Biết và chỉ được vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu)
- Rèn luyện kỹ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng số liệu …
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ :
- 2 em
- Gọi HS lên bảng, điền vào sơ đồ
Trung du Bắc Bộ
Điều kiện tự nhiên
Hoạt động sản xuất
- Đặc điểm …
- Đỉnh …
- Sườn …
- Trồng …………...
Và ………………..
…………………....
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
B. BÀI MỚI :
* Giới thiệu vào bài : Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số đặc điểm tự nhiên của vùng đất Tây Nguyên.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 1 : Tây Nguyên – Xứ sở của các cao nguyên xếp tầng.
- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và giới thiệu : Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- Lắng nghe, quan sát
- Yêu cầu HS chỉ trên lược đồ, bản đồ và nêu tên các cao nguyên từ Bắc xuống Nam
- Quan sát, chỉ trên bản đồ các cao nguyên : Kon Tum, Plây Cu, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh
- Yêu cầu thảo luận nhóm (5 nhóm) trả lời các câu hỏi :
- Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
1. Sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao ?
2. Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên.
- Lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho HS.
- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
+ Sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao là : Đăk Lăk, Kon Tum, Plây Cu, Di Linh, Lâm Viên
+ Cao nguyên Đăk Lăk có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối và đồng cỏ. Là nơi đất đai phì nhiêu nhất và đông dân nhất ở Tây Nguyên.
+ Cao nguyên Kon Tum trước đây được phủ rừng nhiệt đới, nay thực vật chủ yếu chỉ là các loại cỏ.
+ Cao nguyên Di Linh được phủ một lớp bazan dày.
+ Cao nguyên Lâm Viên có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, thung lũng sâu và sông, suối có nhiều thác ghềnh.
* Hoạt động 2 : Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô.
- Yêu cầu quan sát, phân tích bảng số liệu về lượng mưa trung bình tháng ở Buôn Ma Thuột, trả lời các câu hỏi sau :
- Tiến hành thảo luận cặp đôi. Đại diện các cặp đôi lên trình bày ý kiến.
1. Ở Buôn Ma Thuột có những mùa nào ? Ứng với những tháng nào ?
2. Đọc SGK em có nhận xét gì về khí hậu ở Tây Nguyên ?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung
* GV kết luận : Khí hậu Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên mien. Vào mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
- 1 em nhắc lại kết luận.
* Hoạt động 3 : Sơ đồ hóa kiến thức vừa học.
- GV tổ chức thi đua giữa 2 dãy HS, yêu cầu các dãy trao đổi, sau đó sơ đồ hóa kiến thức được học về Tây Nguyên một cách ngắn gọn, đầy đủ nhất.
- HS tiến hành trao đổi. Trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Về nhà làm và học bài cũ.
- Nhận xét tiết học
Bài sau : Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
File đính kèm:
- dfjahiuweyflknmakdslfjpoawjefiahklfdnajk (10).doc