Thiết kế bài dạy Môn : Đạo đức 4 Bài 6 : Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

1. Tri thức : Giúp học sinh hiểu được:

- Ông bà , cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta.

- Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp, chăm lo cho ông bà vui vẻ, khoẻ mạnh, vâng lời ông bà, cha mẹ, học tập tốt.

2. Thái độ :

- Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.

- Yêu quý kính trọng ông bà, cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khoẻ niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ.

3. Kĩ năng :

- Kính yêu ông bà, cha mẹ.

- Giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời ông bà, làm việc để ông bà, cha mẹ vui.

- Phê phán những hành vi không hiếu thảo.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 9775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Môn : Đạo đức 4 Bài 6 : Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng d: Ông nội của Hoài rất thích chơi cây cảnh, Hoài đến nhà bạn mượn sách, thấy ngoài vườn nhà bạn có đám hoa lạ, liền xin bạn một nhánh mang về cho ông trồng. + Tình huống đ: Sau giờ học nhóm, Nhâm và bạn Minh đang đùa với nhau. Chợt nghe tiếng bà ngoại ho ở phòng bên, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho bà. -Giáo viên nhận xét các nhóm thảo luận. -GV kết luận: +Việc làm của các bạn Loan (Tình huống b); Hoài (Tình huống d), Nhâm (Tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. +Việc làm của bạn Sinh (Tình huống a) và bạn Hoàng (Tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Giáo viên hỏi + Theo con, việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? + Chúng ta không nên làm gì đối với cha mẹ, ông bà? - Giáo viên kết luận chung: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm tới sức khoẻ, niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ. Làm việc giúp đỡ ông bà, cha mẹ. Hoạt động 3: Đánh giá việc làm đúng hay sai - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 - Giáo viên chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Hãy đặt tên cho mỗi tranh (SGK/19) và nhận xét về việc làm của bạn nhỏ trong tranh. Giáo vên yêu cầu đại idện của 2 nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận Nhóm 1 : Tranh 1 Nhóm 2 : Tranh 2 -GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp. - Giáo viên hỏi học sinh: + Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? + Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, chuyện gì sẽ xảy ra? -GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung. 4.Củng cố – Dặn dò: - Chuẩn bị bài tập 5- 6 (SGK/20) Bài tập 5 : Em hãy sưu tầm truyện, thơ, bài hát, các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Bài tập 6 : Hãy viết, vẽ hoặc kể chuyện về chủ đề hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Chào - Học sinh lên trả bài - Học sinh lên trình bày - Học sinh lắng nghe - Học sinh nhắc lại tựa bài mới - Cả lớp hát. - Học sinh trả lời - Học sinh trả lời - Học sinh lắng nghe - Học sinh lắng nghe, quan sát tranh và trả lời câu hỏi + Bạn Hưng rất yêu quý bà, biết quan tâm chăm sóc bà. + Bà bạn Hưng sẽ rất vui. - Có - Với ông bà, cha mẹ, chúng ta phải kính trọng, quan tâm chăm sóc, hiếu thảo. Vì ông bà, cha mẹ là người sinh ra, nuôi nấng và yêu thương chúng ta. - Học sinh trả lời: “ Công cha như núi Thía Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. - Cả lớp đọc câu ghi nhớ - Học sinh đọc - Học sinh làm việc nhóm đôi - Học sinh nhận giấy màu đánh giá các tình huống - Học sinh thảo luận và đưa ra ý kiến. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả + Tình huống a: Sai – vì Sinh đã không biết chăm sóc mẹ khi mẹ đang ốm lại còn đòi đi chơi. + Tình huống b: Đúng + Tình huống c: Sai – vì bố đang mệt, Hoàng không nên đòi bố quà. + Tình huống d: Đúng + Tình huống đ: Đúng - Các nhóm khác nhận xét, bổ xung + Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là quan tâm tới ông bà, cha mẹ, chăm sóc lúc ọng bà bị mệt, ốm. Làm giúp ông bà, cha mẹ những công việc phù hợp. + Không nên đòi hỏi ông bà, cha mẹ khi ông bà cha mẹ bận, mệt, những việc không phù hợp (mua đồ chơi v.v…) - Học sinh đọc -Học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát tranh và đặt tên cho tranh, nhận xét xem việc làm đó đúng hay sai và giải thích vì sao? Nhóm 1: Tranh 1: Cậu bé chưa ngoan Hành động của cậu bé chưa đúng vì cậu bé chưa tôn trọng và quan tâm tới bố mẹ, ông bà khi ông và bố đang xem thời sự cậu bé lại đòi hỏi xem kênh khác theo ý mình. Nhóm 2: Tranh 2: Một tấm gương tốt Cô bé rất ngoan, biết chăm sóc bà khi bà ốm, biết động viên bà. Việc làm của cô bé đáng là một tấm gương tốt để ta học tập. + Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ ông bà cha mẹ. + Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà cha mẹ sẽ rất buồn, gia đình không hạnh phúc. - 3 học sinh đọc Phương pháp kể chuyện Phương pháp kể chuyện, phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại, phương pháp hỏi đáp Phương pháp thảo luận, phương pháp luyện tập, phương pháp đàm thoại Phương pháp thảo luận, phương pháp hỏi đáp, phương pháp đàm thoại TIẾT 2 7 phút 7 phút 7 phút 10 phút 4 phút Hoạt động 1: Đóng vai xử lý tình huống trong tranh - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 -GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. - Giáo viên đưa ra 2 tình huống trong tranh: * Tình huống 1: Em đang ngồi học bài. Em thấy bà có vẻ mệt mỏi, bà bảo: “Bữa nay bà đau lưng quá”. * Tình huống 2: Tùng đang ngồi làm diều, ông Tùng nhờ bạn: “Tùng ơi, lấy hộ ông cốc nước!” - Nhóm 1 thảo luận tình huống 1, nhóm 2 thảo luận ctình huống 2. - Gọi các nhóm lên đóng vai và trình bày kết quả của mình Nhóm 1 : Thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1. - Giáo viên nhận xét Nhóm 2 : Thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2. - Giáo viên nhận xét -GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. - Giáo viên hỏi: Tại sai nhóm con chọn cách giải quyết đó? Làm thế thì có tác dụng gì? -GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. Hoạt động 2: Em sẽ làm gì? -GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 4 - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 6 - Giáo viên phát cho các nhóm giấy bút +Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những việc đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. -GV mời các nhóm dán tờ giấy ghi kết quả làm việc lên bảng - Giáo viên nhận xét -GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn. - Giáo viên kết luận: Cô mong các con sẽ làm đúng những điều dự định và là một người con hiếu thảo. Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được ( bài tập 5 và 6) - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 5 - Giáo viên mời một số bạn trưng bày những sản phẩm đã sưu tầm được. - Giáo viên nhận xét và nêu một số câu ca dao, tục ngữ, truyên, thơ tiêu biểu: * Về công lao của mẹ: Chim trời ai dễ kể lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo để con Aùo mẹ cơm cha Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. * Về lòng hiếu thảo: Mẹ cha ở chốn lều tranh Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con. Cha sinh mẹ dưỡng, Đức cù lao lấy lượng nào đong Thờ cha mẹ ở hết lòng Aáy là chữ hiếu dạy trong luân thường. Dù no dù đói cho tươi Khoai ăn bớt ngủ mà nuôi mẹ già. Liệu mà thờ mẹ kính cha Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười. - Giáo viên giải thích cho học sinh một số câu khó hiểu - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 6 - Giáo viên mời một số bạn trưng bày những sản phẩm đã sưu tầm được. - Giáo viên nhận xét. Hoạt động nối tiếp * Liên hệ mở rộng: - Giáo viên có thể lấy vài biểu hiện của học sinh trong lớp để phẹ phán những em tỏ ra không ngoan ngoãn hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. * Luyện tập - Giáo viên tập cho học sinh cách hiếu thảo vâng lời ông bà cha mẹ * Hướng dẫn thực hành - Về nhà các con thể hiện lòng hiếu thảo của mình đối với ông bà, cha mẹ như: quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ, làm những công việc phù hợp với mình để giúp đỡ ông bà cha mẹ. -GV kết luận chung: +Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. +Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Cho học sinh đọc lại ghi nhớ 4.Củng cố - Dặn dò: -Thực hiện những việc cụ thể hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. - Giáo viên nhận xét tiết học -Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau “Biết ơn thầy giáo, cô giáo” - Học sinh đọc -Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng va: nếu mình là bạn nhỏ trong tình huống mình sẽ làm gì, vì sao mình làm thế? -HS thảo luận theo nhóm đôi. - Học sinh thảo luận phân chia vai diễn để đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. Nhóm 1: lên đóng vai tình huống 1 và nói lên kết quả của nhóm mình: Tình huống 1: Em sẻ mời bà ngồi nghỉ, lấy dầu xoa cho bà. - Nhóm khác theo dõi, nhận xét. Nhóm 2: lên đóng vai tình huống 2 và nói lên kết quả của mình: Tình huống 2: Em sẽ ngưng việc làm diều, đi lấy cốc nước cho ông. - Nhóm khác theo dõi, nhận xét. -HS trình bày cả lớp trao đổi. -HS trình bày . - Học sinh đọc - Học sinh nhận giấy bút - Học sinh thảo luận - Học sinh dán kết quả, cử 1 đại diện nhóm đọc lại toàn bộ các ý kiến. - Các nhóm khác nhận xét - Học sinh đọc - Học sinh trưng bày sản phẩm của mình. - Học sinh trưng bày sản phẩm của mình. - Học sinh lên tập cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ. - Học sinh dọc Phương pháp thảo luận, phương pháp đóng vai Phương pháp thảo luận, phương pháp đàm thoại Phương pháp luện tập thói quen

File đính kèm:

  • docGIAO AN DD.DOC
Giáo án liên quan