- Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi – ta – li, Ca – pi, Rê - mi).
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi – li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê - mi.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 34 - Cô Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lục, 1 số đại dưong.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
Bước 1:
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
Bước 2:
HS trình bày kết quả .GV nhận xét ,kết luận .
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bước 1 :
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:
Châu Mĩ
Châu Đại Dương
Châu Nam Cực
- Vị trí (thuộc bán cầu nào)
- Thiên nhiên (đặc điểm nổi bật)
- Dân cư
- Hoạt động kinh tế:
+ Một số sản phẩm công nghiệp
+ Một số sản phẩm nông nghiệp
Bước 2:
- Một số HS nêu kết quả.
- HS khác nhận xét . GV kết luận
3. Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài .
Tập làm văn
Tiết 67 trả bài văn tả cảnh
I- Mục đích ,yêu cầu :
1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo 4 đề bài đã cho (tuần 32) : bố cục, trình tự mieu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
- Giới thiệu bài :GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học.
Hoạt động 1: GV nhận xét chung về kết quả bài viét của cả lớp
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn đề bài của tiết Kiểm tra viết (tuần 32); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ , đặt câu...
a/ Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Những ưu điểm chính:
Xác định đề (đúng nội dung, yêu cầu); Bố cục(đủ 3 phần, hợp lí), ý (phong phú, mới, lạ); diễn đạt (mạch lạc, trong sáng)
- Những thiếu sót, hạn chế.
b/ Thông báo điểm số cụ thể
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài
GV trả bài cho từng HS.
- Hướng dẫn HS chữa lỗi chung.
GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
HS trao đổi về cách chữa bài trên bảng. GV chữa lại cho đúng(nếu sai).
- Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
2HS tiếp nối nhau đọc nhiệm vụ 2 và 3 của tiết trả bài văn tả người
HS viết lại các lỗi và sửa lỗi trên vở BT.
GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
Hoạt động 3: Hướng dãn HS học tập những đoạn văn hay
GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo. HS trao đổi thảo luậnđể tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn vă, bài văn.
- HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết lại.
III. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận điểm cao hơn.
Kỹ thuật
Tiết 34 Lắp ghép mô hình tự chọn
(Tiết 2)
I - Mục tiêu
HS cần phải:
- Lắp được mô hình đã chọn
- Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
II - Đồ dùng dạy học
- Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK .
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- Các hoạt động dạy – học
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
* Hoạt động 1:Nêu yêu cầu lắp ráp mô hình đã chọn
- GV yêu cầu HS lấy mô hình đang lắp giở ở tuần trước ra để thực hành tiếp.
- Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh. GV quan sát giúp đỡ HS.
Hoạt động 2: Thực hành
- Các nhóm HS nêu tên mô hình lắp ghép của nhóm mình
- HS thực hành
GV cho HS thực hành theo nhóm. Các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép của nhóm mình.
- HS thực hành GV theo dõi giúp đỡ.
* Củng cố dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS .
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau
Thứ 6 ngày 29 tháng 4 năm 2011
Toán
Tiết 170: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính nhân, chia; vận dụng tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Ôn cách tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết trong phép tính
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Cho HS tự thực hiện lần lượt các phép tính rồi chữa bài.
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 3: Cho HS đọc đề toán
- Nêu cách làm
- Giáo viên chữa chung
Bài giải
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu là:
2400 : 100 x 35 = 840 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ hai là:
2400 : 100 x 40 = 960 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong hai ngày đầu là:
840 + 960 = 1800 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ ba là:
2400 – 1800 = 600 (kg)
Bài 4: Cho HS tự tìm cách giải , nêu cách làm rồi chữa bài.
Vì tiền lãi bằng 20% tiền vốn, nên tiền vốn là 100% và 1 800 000 đồng bao gồm:
100% + 20% = 120% (tiền vốn)
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là:
1 800 000 : 120 x 100 = 1 500 000 (đồng)
III. Dặn dò: Về làm BT trong VBT
Luyện từ và câu
Tiết 68 ôn tập về dấu câu
(Dấu gạch ngang )
I- Mục tiêu
1.Củng cố khắc sâu kiến thức đã học về dấu gạch ngang.
2. Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
1.Kiểm tra bài cũ :
- 2HS làm lại bài tập của tiết trước .
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của BT1 . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS nhắc lại ghi nhớ về dấu gạch ngang.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
- HS đọc nội dung của BT2.
- GV nhấn mạnh yêu cầu của bài .
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT:
+ Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò.
+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.
- GV mời 1 HS đọc đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò.
- HS suy nghĩ, làm bài.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. GVnhận xét chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học .
- Chuẩn bị cho tiết sau .
Khoa học
Tiết 68: một số biện pháp bảo vệ môi trường
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
- Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường .
- Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
II- đồ dùng dạy – học
- Hình và thông tin trang 140, 141 SGK.
- Sưu tầm một số hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Giấy khổ to, băng dính hoặc hồ dán.
III- Hoạt động dạy – học
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gv kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
* Hoạt động 1: trò chơi “Bé là con ai?”
Bước 1: Làm việc cá nhân
HS làm việc cá nhân: Quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- ứng với mỗi hình, GV gọi 1 HS trình bày. các HS khác có thể chữa nếu bạn làm sai.
- Tiếp theo, GV cho HS thảo luận câu hỏi:
Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Kết luận:
Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
* Hoạt động 2: Triển lãm.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to. Mỗi nhóm tuỳ theo tranh ảnh và tư liệu sưu tầm được có thể sáng tạo các cách sắp xếp và trình bày khác nhau.
- Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các nhóm treo sản phẩm và cử người lên thuyết trình trước lớp.
3. Củng cố dặn dò.
- GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt.
Tập làm văn
Tiết 68 trả bài văn tả người
I- Mục đích, yêu cầu :
1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người theo 3 đề bài đã cho (tuần 33) : bố cục, trình tự mieu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Giới thiệu bài :
GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học.
2. GV nhận xét chung về kết quả bài viét của cả lớp
GV treo bảng phụ đã ghi sẵn đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả người); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ , đặt câu...
a/ Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Những ưu điểm chính:
Xác định đề (đúng nội dung, yêu cầu); Bố cục(đủ 3 phần, hợp lí), ý (phong phú, mới, lạ); diễn đạt (mạch lạc, trong sáng)
- Những thiếu sót, hạn chế.
b/ Thông báo điểm số cụ thể
3. Hướng dẫn HS chữa bài
GV trả bài cho từng HS.
- Hướng dẫn HS chữa lỗi chung.
GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
HS trao đổi về cách chữa bài trên bảng. GV chữa lại cho đúng(nếu sai).
- Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
2HS tiếp nối nhau đọc nhiệm vụ 2 và 3 của tiết trả bài văn tả người
HS viết lại các lỗi và sửa lỗi trên vở BT.
GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
- Hướng dãn HS học tập những đoạn văn hay
GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo. HS trao đổi thảo luậnđể tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn vă, bài văn.
- HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết lại.
III. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận điểm cao hơn.
Sinh hoạt lớp
Tuần 34
I. Mục tiêu :
- Đánh giá hoạt động tuần 34 của lớp .
- Triển khai hoạt động tuần 35
II. Các hoạt động chủ yếu :
1. Đánh giá hoạt động tuần 34:
- Các tổ trưởng nêu kết quả theo dõi hoạt động của tổ .
- Lớp trưởng bổ sung về kết quả của từng tổ .
- HS phát biểu ý kiến .
- Bình chọn tổ xuất sắc , cá nhân tiêu biểu .
- GV nhận xét và kết luận.
2.Triển khai công tác tuần 35:
- GV triển khai một số hoạt động của nhà trường và công tác đội .
- Nhắc nhở HS chuẩn bị ôn tập tốt để thi định kỳ lần 4.
File đính kèm:
- TKBDL5 - TUAN 34 HONG.doc