Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 31 - Cô Hồng

- Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

- Hiểu nội dung của bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt tình của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Các KNS cầnGD: KN ra quyết định, KN đảm nhận trách nhiệm

 

doc22 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 31 - Cô Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
_________________________ Toán Tiết 154 Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố về ý nghĩa phép nhân, vận dụng kỹ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải bài toán. - Làm được bài tập 1, 2, 3SGK. HS khá giỏi làm II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS làm bài tập 1, 2 của tiết trước. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn tính chất - Nêu cách thực hiện một số nhân với một tổng (hiệu) - Cho học sinh lên bảng viết a x (b + c) = a x b + a x c a x (b - c) = a x b - a x c Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn: a) 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg = 6,75 kg x3 = 20,25 kg b) 7,14m2+ 7,14m2 + 7,14m2 x 3=7,14m2x(1+1+3) = 7,14m2 x 5 = 35,7m2 c) 9,26dm3 x 9 + 9,26dm3 = 9,26dm3 x (9+1) = 9,26dm3 x 10 = 92,6dm3. Bài 2: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn. a. 3,125 + 2,075 x 2 = 3,125 + 4,15 = 7,275 b. (3,125 + 2,075) x 2 =5,2 x2 = 10,4. Bài 3: Cho học sinh tự nêu tóm tắt rồi giải và chữa bài. Bài giải: Số dân của nước ta tăng thêm trong năm 2001 là: 77515000 : 100 x 1,3 = 1007695 (người) Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là: 77515000 + 1007695 = 78522695 (người) Đáp số: 78522695 người. Bài 4: ( HS khá giỏi làm) Bài giải Vận tốc thuyền máy khi xuôi dòng sông là: 22,6 + 2,2 = 24,8 (km/giờ) Thuyền máy đi từ bến A đến bến B hết 1 giờ 15 phút hay 1,25 giờ. Độ dài quãng đường AB là: 24,8 x 1,25 = 31 (km) 3. Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về làm bài tập trong VBT. __________________________________ Địa lí Tiết 31 tỉnh Thanh Hoá I. Mục tiêu - Giúp HS có những kiến thức cơ bản , khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, con người và các hoạt động kinh tế- xã hội diễn ra ở địa phương mình. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ Thanh Hoá III. Các hoạt động dạy - Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính. - Vị trí: GV treo bản đồ Thanh Hoá và giới thiệu cho HS biết : Thanh Hoá nằm về phía bắc của nước ta và thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp với Sơn La , Ninh Bình, phía nam giáp với Nghệ An, phía đông giáp với Biển đông, phía tây giáp với Lào. Diện tích: 11 106,300 km2 - Sự phân chia hành chính Gồm 27 đơn vị hành chính: + 1 thành phố: Thanh Hoá + 2 thị xã: Bỉm Sơn, Sầm Sơn + 24 huyện: 11 huyện miền núi là Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân. 5 huyện ven biển là Tĩnh Gia, Quảng Xương, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá. 8 huyện đồng bằng là Nông Cống, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Yên Định, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Triệu Sơn. 2. Điều kiện tư nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Địa hình:Phức tạp và bị chia cắt nhiều, 3/4 diện tích là miền núi. - Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa, có hai mùa chính đó là mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau còn mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. - Khoáng sản: Có mỏ crô mit ở Cổ Định. 3. Dân cư, kinh tế - Số dân: 3 474 300 - Tỉ lệ tăng dân số nhanh. - Mật độ dân số: 313 người/km2, phân bố dân cư không đều giữa các vùng. Củng cố dặn dò - GV nhận xét giờ học. Dặn HS ghi nhớ những kiến thức đã học. ___________________________________________________________________ Tập làm văn Tiết 61 ôn Tập về tảcảnh I.Mục đích ,yêu cầu : - Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó. - Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả. - Các KNS cần GD: KN tìm kiếm và xử lý thông tin. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. Kiểm tra bài cũ - HS nhắc lại dàn ý của một bài văn tả cảnh. 2. Bài mới - Giới thiệu bài :GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 :1 HS đọc nội dung bài tập 1. - GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập: + Liệt kê những bài văn tả cảnh các em đã học trong các tiết tập đọc, LTVC, TLV từ tuần 1 đến tuần 11. + Lập dàn ý cho 1 trong những bài văn đó. HS nối tiếp nhau trình bày kễt quả. Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng. Các bài văn tả cảnh:Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Hoàng hôn trên sông Hương. Nắng trưa. Buổi sớm trên cánh đồng. Rừng trưa. Chiều tối. Mưa rào. Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam. Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi.Vịnh Hại Long. Kì diệu rừng xanh. Bầu trời mùa thu. Đất Cà Mau. Bài tập 2: HS đọc nội dung của BT2 . - Cả lớp đọc thầm, đọc lướt lại bài văn,suy nghĩ. - HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. GV nhận xét, chốt lời giải đúng. + Bài văn miêu tả buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ. + Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế: Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. + Hai câu cuối bài: “ Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” là câu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố. 3.Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau: Tả cảnh. ___________________________________________________________________ Thứ 6 ngày 11 tháng 4 năm 2014 Toán Tiết 155 Phép chia I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm . - Làm được bài tập 1, 2, 3 SGK. HS kha sgiỏi làm thêm bài 4. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS làm bài tập 1, 2 của tiết trước. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tự ôn tập những hiểu biết chung về phép chia. + Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính. + Một số tính chất của phép chia ... (như SGK) Hoạt động 2: Thực hành - Cho học sinh lần lượt làm các bài trong vở bài tập rồi chữa bài Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. - HS cùng bàn đổi vở, kiểm tra bài. - Sau khi HS chữa bài GV hướng dẫn để HS tự nêu được nhận xét: + Trong phép chia hết a: b = c, ta có a = c x b ( b khác 0) + Trong phép chia có dư a : b = c (dư r), ta có a = c x b + r (0 < r < b) Bài 2: GV yêu cầu học sinh làm bài, gọi học sinh lên chữa bài. Bài 3: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. Bài 4: ( HS khá giỏi làm) - Học sinh thảo luận, nêu cách làm. HS chữa bài. a/ Cách 1: : + : = b/ Cách 1: ( 6,24 + 1,26) : 0,75 + = = 7,50 :0,75 = 10 Cách 2: (+ ) : = Cách 2: (6,24 + 1,26) : 0,75 : = = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 = 8,32 + 1,68 = 10 3.Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Về làm bài tập trong VBT. _______________________________________ Luyện từ và câu Tiết 62 ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy ) I. Mục tiêu - Tiếp tục ôn luyện, củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, biết phân tích chỗ sai trong cách dùng dấu phẩy. - Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu (,), có ý thức trân trọng khi sử dụng dấu (,). - Các KNS cần GD: KN tìm kiếm và xử lý thông tin. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. Kiểm tra bài cũ : - HS làm lại bài tập 3 của tiết trước . 2. Bài mới : - Giới thiệu bài :GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1 . Cả lớp theo dõi trong SGK. - 1 HS nói lại 3 tác dụng của dấu phẩy. - GV hướng dẫn HS cách làm bài. - HS làm bài vào vở bài tập. - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của BT2.Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Anh chàng láu lỉnh,suy nghĩ làm bài. - GV nhấn mạnh 2 yêu cầu của bài . - HS làm bài vào vở bài tập. - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Lời phê của xã Bò cày không được thịt Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là xã đồng ý cho làm thịt con bò Bò cày không được, thịt Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng Bò cày, không được thịt Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài. - GV lưu ý HS đoạn văn trên có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí, các em phải phát hiện và sửa lại 3 dấu phẩy đó. - HS đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, làm bài. - HS chữa bài. Cả lớp nhận xét. GV chốt lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . Chuẩn bị cho tiết sau . ________________________________________ Tập làm văn Tiết 62 ôn tập về Tả cảnh I. Mục đích, yêu cầu : - Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý bài văn tả cảnh- một dàn ý với những ý riêng của mình. - Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh- trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. - Các KNS cần GD: KN thể hiện sự tin, KN hợp tâc, II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ: - HS trình bày một dàn ý bài văn tả cảnh đã học. 2. Bài mới - Giới thiệu bài : GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học. Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 Chọn đề bài - Một HS đọc nội dung bài tập 1. GV nhắc HS: Các em cần chọn miêu tả 1 trong 4 cảnh đã nêu- nên chọn tả cảnh em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc đã quen thuộc. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Mời HS nói đề bài các em chọn. Lập dàn ý - Một HS đọc gợi ý 1,2 trong SGK. - GV nhắc HS: Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song các ý phải là ý của các em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý tả cảnh đã chọn. - Dựa theo gợi ý 1 HS viết nhanh dàn ý bài văn. - HS trình bày kết quả. - Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình. Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của BT, dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm. - Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV sau. - Dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết TLV sau. ____________________________________

File đính kèm:

  • docTKBDL5 - TUAN 31 HONG.doc
Giáo án liên quan