I. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
II. đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trang 25 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
37 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 3 năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua.
+ HS nêu.
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
Thứ sáu ngày 7 tháng 8 năm 2012.
TẠP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn 1 đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
- HS khá, giỏi biết hoàn chỉnh các đoạn văn ở BT1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 5 HS mang vở lên để GV kiểm tra - chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa.
- Nhận xét bài làm của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
H: đề văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì?
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để xác định nội dung chính của mỗi đoạn.
- Gọi HS trả lời.
- GV nhận xét kết luận.
H: Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên?
- Yêu cầu hS tự làm bài.
- Yêu cầu 4 HS trình bày bài làm.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét sửa chữa để rút kinh nghiệm, đánh giá cho điểm.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gợi ý HS đọc lại dàn ý bài văn tả cơn mưa mình đã lập để viết.
- HS làm bài.
- 2 HS trình bày bài của mình. GV và HS cả lớp nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về viết lại bài văn . Quan sát trường học và ghi lại những điều quan sát được.
- 5 HS mang bài lên chấm điểm.
- HS đọc yêu cầu.
- Tả quang cảnh sau cơn mưa.
- HS thảo luận nhóm.
- Đoạn 1: giới thiệu cơn mưa rào, ào ạt tới rồi tạnh ngay.
- Đoạn 2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
- Đoạn 3: cây cối sau cơn mưa.
- Đoạn 4: đường phố và con người sau cơn mưa.
+ Đoạn1: viết thêm câu tả cơn mưa.
+ Đoạn 2: viết thêm các chi tiết hình ảnh miêu tả chị gà mái tơ, đàn gà con, chú mèo khoang sau cơn mưa.
+ Đoạn 3: viết thêm các câu văn miêu tả một số cây, hoa sau cơn mưa.
+ Đoạn 4: viết thêm câu tả hoạt động của con người trên đường phố.
- HS làm vào vở BT.
- HS đọc.
- Lớp nhận xét.
HS đọc yêu cầu.
- HS viết vào vở BT.
- 2 HS lần lượt đọc bài . cả lớp nhận xét
TOÁN
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu:
- Làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Bài 1.
II- Đồ dùng dậy học:
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn ôn tập:
a) Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV gọi HS đọc đề bài toán 1 trên bảng.
- GV hỏi : Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- GV hd HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
?
Số bé:
Số lớn: 121 ?
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét ý kiến của HS.
b) Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- GV yêu cầu HS đọc bài toán 2.
- GV hỏi : Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải toán
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét ý kiến HS.
- GV hỏi tiếp : Cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” có khác gì so với giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số” ?
2.3.Luyện tập:
* Bài 1:
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc bài chữa trước lớp.
- GV nhận xét bài làm của HS và cho điểm.
*** Bài 2, 3: ( Nếu còn thời gian GV HD cho HS làm ).
- Bài 3:
Bài giải :
Nửa chu vi của vườn hoa hình chữ nhật là :
120 : 2 = 60 (m)
Ta có sơ đồ :
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
5 + 7 = 12 (phần)
Chiều rộng của hình chữ nhật là :
60 : 12 x 5 = 25 (m)
Chiều dài của mảnh vườn là :
60 – 25 = 35 (m)
Diện tích của mảnh vườn là :
25 x 35 = 875 (m2)
Diện tích lối đi là :
875 : 25 = 25 (m2)
Đáp số : Chiều rộng : 25m
Chiều dài : 35 m;
Lối đi : 35m2
3. củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Giao BTVN.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm.
- Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét đúng/sai.
+ Các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số là :
* Vẽ sơ đồ minh họa bài toán.
* Tìm tổng số phần bằng nhau.
* Tìm giá trị của một phần.
* Tìm các số.
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp. HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS nêu : Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm đúng/sai.
+ Các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số là :
* Vẽ sơ đồ minh hoạ.
* Tìm hiệu số phần bằng nhau.
* Tìm giá trị một phần.
* Tìm các số.
Bước tìm giá trị của một phần và bước tìm số bé (lớn) có thể gộp vào với nhau.
- Hai bài toán khác nhau là :
+ Bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số” ta tính tổng số phần bằng nhau còn bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” ta tính hiệu số phần bằng nhau.
+ Để tính giá trị của một phần bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số ta lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau. Bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số ta lấy hiệu chia cho hiệu số phần bằng nhau.
- HS làm bài tương tự như bài toán 2.
- Bài 2:
Bài giải
Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là : 3 – 1 = 2 (phần)
Số lít nước mắm loại hai là :
12 : 2 = 6 (l)
Số lít nước mắm loại 1 là :
6 + 12 = 18 (l)
Đáp số : 18l và 12l
KHOA HỌC
TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
I. Mục tiêu:
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
- Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
II. đồ dùng dạy - học:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 5.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. GV giới thiệu bài:
3. HD các hoạt động.
*Hoạt động 1: Các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
- GV giới thiệu: Để tìm hiểu các giai đoạn lúc mới sinh đến tuổi dậy thì chúng ta cùng chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?".
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ sau đó phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Cách chơi: Các thành viên cùng đọc thông tin và quan sát tranh sau đó thảo luận và viết tên lứa tuổi ứng với mỗi tranh và thông tin vào một tờ giấy.
+ Nhóm làm nhanh nhất và đúng là nhóm thắng cuộc.
- GV cho HS báo cáo kết qủa trò chơi trước lớp.
- GV nêu đáp án đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Sau đó gọi HS nêu các đặc điểm nổi bật của từng lứa tuổi.
- HS 1 trả lời câu hỏi.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên trong tổ.
- HS tiến hành chơi trong nhóm, ghi kết quả của nhóm mình vào giấy và nộp cho GV.
1. Dưới 3 tuổi
2
b. ở lứa tuổi này, chúng ta phải phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. Nhưng chúng ta lại lớn lên khá nhanh (nhất là giai đoạn sơ sinh) và đến lứa cuối tuổi này, chúng ta có thể tự đi, chạy, xúc cơm, chơi và chào hỏi mọi người.
2. Từ 3 đến 6 tuối
1
a. ở lứa tuổi này, chúng ta tiếp tục lớn nhanh nhưng không bằng lứa tuổi. Chúng ta thích hoạt động, chạy nhảy, vui chơi với các bạn, đồng thời lời nói và suy nghĩ bắt đầu phát triển.
3. Từ 6 đến 10 tuổi
3
c. ở lứa tuổi này, chiều cao vẫn tiếp tục tăng. Hoạt động học tập của chúng ta ngày càng tăng, trí nhớ và suy nghĩ ngày càng phát triển.
- Kết luận: ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, cơ thể chúng ta có sự thay đổi, tính tình cũng có sự thay đổi rõ rệt. Dưới 3 tuổi trẻ em đã biết nói, biết đi, biết tên mình, nhận ra quần áo, đồ chơi của mình. Từ 3 đến 6 tuổi, trẻ em rất hiếu động, thích chạy nhảy, leo trèo, thích nói chuyện với người lớn và rất giàu trí tưởng tượng. Từ 6 đến 10 tuổi, cơ thể chúng ta đã hoàn chỉnh các bộ phận và chức năng của cơ thể. Hệ thống cơ, xương phát triển mạnh.
*Hoạt động 2: Đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi người.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 15 và thảo luận theo nhóm 3 với hướng dẫn như sau:
+ Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào?
+ Bạn có biết tuổi dậy thì là gì không?
+ Tại sao nói tuổi dậy thì là tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
- GV kết luận.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Giao BTVN.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và đưa ra câu trả lời.
Ví dụ:
+ Trả lời: Tuổi dậy thì xuất hiện ở con gái thường bắt đầu vào khoảng 10 đến 15 tuổi, con trai trường bắt đầu vào khoảng từ 13 đến 17 tuổi.
+ Đến tuổi dậy thì cơ thể mỗi người phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
+ Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh.
+ Có nhiều biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và khả năng hoà nhập cộng đồng.
+ Cơ thể chúng ta có nhiều thay đổi về tâm sinh lý.
I. Nhận xét chung
1. Đạo đức:
Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa ngoan, còn mất trật tự trong giờ học. Một số bạn còn nói tục
2. Học tập
Các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
4. Vệ sinh.
Các emVS tương đối sạch sẽ, gọn gàng .
II . Phương hướng tuần tới
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
- Tích cực học tập nâng cao chất lượng, phát huy tinh thần tự học ở nhà.
- Nhắc nhở HS:
+ Có ý thức tu dưỡng đạo đức
+ Kính trọng, lễ phép với người trên ở mọi nơi, mọi lúc.
+ Hoà nhã với bạn bè, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau.
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 5 TUAN 3.doc