I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
- Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Các KNS cần GD: KN đảm nhận trách nhiệm, KN tự nhận thức.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 26 - Cô Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số.
- GV nhấn mạnh các quy tắc tính giá trị biểu thức có liên quan.
- GV lưu ý HS có hai cách giải .
Khoanh vào B
Bài 4(dòng 1,2)
-1HS đọc nội dung bài tập .
-HS tự làm bài .
-GV chấm chữa bài .
3. Dặn dò
-Về nhà làm bài tập trong vở bài tâp.
- Chuẩn bị bài sau .
______________________________________
Luyện từ và câu
Tiết 26 mở rộng vốn từ: truyền thống
I. Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc. Từ đó, biết thực hành sử dụng các từ ngữ đó để đặt câu.
- KNS cần GD: KN tìm kiếm và xử lý thông tin, KN xác định giá trị tình cảm
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ, sau đó làm lại bài tập 2, 3 tiết trước.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2: - 1 HS đọc nội dung bài tập 2
- GV GV giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ: Truyền bá, Truyền máu, Truyền nhiễm, Truyền tụng.
- HS đọc thầm lại bài, trao đổi cùng bạn bên cạnh
- GV mời 1 - 2 HS đọc lại bảng kết quả
Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác
Truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống
Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan ra cho nhiều người biết
truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng
Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người
Truyền máu, truyền nhiễm
Bài 3: Tiến hành tương tự bài 2.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Địa lí
Tiết 26 CHâu phi ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS :
- Biết đa số dân châu Phi là người da đen.
- Nêu được một số đặc điểm chính của nền kinh tế châu Phi , một số nét tiêu biểu về Ai Cập .
II. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ :
- HS lên bảng chỉ và nêu trên bản đồ vị trí , giới hạn của châu Phi .
- GV nhận xét cho điểm
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về dân cư châu Phi .
Bước 1: - Cho HS đọc mục 3 trong SGK và trả lời câu hỏi .
? Châu Phi có số dân đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới.
Bước 2 : - Một số HS nêu kết quả.
- HS nhận xét . GV kết luận
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hoạt động kinh tế châu Phi .
Bước 1: HS trả lời các câu hỏi sau :
- Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học ?
- Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì ? vì sao ?
- Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi ?
Bước 2 : - Một số HS nêu kết quả.
- HS nhận xét . GV kết luận
3. Củng cố dặn dò :
- HS đọc nội dung phần ghi nhớ SGK
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS làm bài tập vào vở bài tập
- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau .
___________________________________________________________________
Tập làm văn
Tiết 51 tập viết đoạn đối thoại
I. Mục đích, yêu cầu :
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng với nội dung văn bản.
- Các KNS cần GD: KN giao tiếp, KN hợp tác.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Kiểm tra bài cũ :
- 2 HS đọc lại màn kịch Xin Thái Sư tha cho ! đã được viết lại .
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài :Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch . Sau đó , các em sẽ phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch .
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1 :- Một HS đọc nội dung bài tập 1.
- 1 HS đọc đoạn trích của truyện Thái Sư Trần Thủ Độ
- Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện Thái Sư Trần Thủ Độ
Bài tập 2: Ba HS đọc yêu cầu của BT2 .
- Một HS đọc 6 gợi ý về lời đối thoại .
- Cả lớp đọc thầm 6 gợi ý về lời đối thoại .
- HS thảo luận bài theo nhóm 4 .
- Đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau khi mỗi HS trình bày, GV và cả lớp theo dõi nhận xét , bình chọn nhóm viết những lời đối thoại hợp lí nhất , hay nhất .
Hoạt động 2: Thực hành đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch
Bài tập 3 (Dành cho HS khá giỏi)
- Một HS đọc yêu cầu BT 3 .
- GV lưu ý HS : có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch
- HS các nhóm phân công đọc hoặc diễn thử màn kịch
- HS tự phân vai cùng đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp , cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch sinh động , tự nhiên , hấp dẫn nhất .
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình ;
- Chuẩn bị bài sau .
___________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 28 tháng 2 năm 2014
Toán
Tiết 130 Vận tốc
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Có biểu tượng về khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
- Làm được bài tập 1, 2 SGK.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bài tập 1 đã làm ở nhà
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm vận tốc.
“Một ô tô đi mỗi giờ được 50km, một xe máy đi mỗi giờ được 40km, cùng đi quãng đường từ A đến B, nếu cùng khởi hành một lúc tại A thì xe nào đến B trước?”
- GV: Ô tô và xe máy xe nào đi nhanh hơn?
- GV: Mỗi giờ ô tô đi được 50km và xe máy đi được 40km, ta nói ô tô đi nhanh hơn xe máy.
a. Ví dụ: - GV nêu ví dụ (SGK), HS suy nghĩ và tìm kết quả.
- GV gọi HS nói cách làm và trình bày lời giải: 170 : 4 = 42,5 (km)
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5km.
- GV nói mỗi giờ ô tô đi được 42,5km. Ta nói vận tốc trung bình, hay nói tắt vận tốc của ô tô là 42,5 Km/giờ, đọc là bốn mươi hai phẩy năm kilômet giờ.
- GV ghi bảng: Vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5 (km /giờ)
- GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc (ở ví dụ này) là km/giờ.
- GV gọi HS nêu cách tính vận tốc.
- GV nói: Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v, cho HS biết biểu thức tính vận tốc. v = s : t
- GV gọi một số HS nhắc lại cách tìm vận tốc và biểu thức tính vận tốc.
- GV cho HS ước lượng vận tốc người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô. Sau đó GV sửa lại cho đúng với thực tế.
- GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc là để xác định độ nhanh hay chậm của một chuyển động.
b. Bài toán: Tiến hành tương tự VD
- GV gọi 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc.
Hoạt động 2: Thực hành
- HS làm bài tập vào vở bài tập. Sau đó GV chấm chữa bài
3. Dặn dò:
- GV giao việc về nhà HS làm các bài tập trong SGK .
_____________________________________
Luyện từ và câu
Tiết 52 Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
I. Mục tiêu:
- Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Các KNS cần GD: KN tư duy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết 2 đoạn văn ở bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm lại bài tập 2, 3 của tiết LTVC trước.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- HS đánh số thứ tự các câu văn, đọc thầm lại đoạn văn, làm bài.
- 1 số HS trình bày bài làm. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Các từ ngữ chỉ Phù Đổng Thiên Vương: trang nam nhi, tráng sĩ, người trai làng phù đổng.
Tác dụng của việc dùng từ ngữ thay thế: Tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
Bài 2:1 HS đọc nội dung bài tập 2.
- GV nhắc HS chú ý yêu cầu bài tập
- HS đánh số thứ tự các câu văn, đọc thầm lại 2 đoạn văn, làm bài. GV phat bút dạ và bảng phụ đã viết sẵn 2 đoạn văn cho 2 HS.
- GV mời 2 HS làm bài vào bảng phụ lên bảng trình bày bài
- GV mời thêm 1 vài HS đọc phương án thay thế từ ngữ của mình.
Có thể thay bằng các từ ngữ: Người thiếu nữ họ Triệu, Nàng, Người con gái vùng núi Quan Yên.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp đọc trước nội dung tiết LTVC ( MRVT : Truyền thống), tìm những câu tục ngữ, ca dao ghi lại truyền thống yêu nước, lao động cần cù, đoàn kết, nhân ái của dân tộc để làm tốt bài tập 1.
_______________________________________
Tập làm văn
Tiết 52 Trả bài văn tả đồ vật
I. Mục đích ,yêu cầu :
- Nắm được yêu cầu của bài văn tả đồ vật.
- Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy cô chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi cô yêu cầu; tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
- Các KNS cần GD: KN tự sử lỗi trong bài làm của mình.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
1. Kiểm tra bài cũ :
- 2-3 HS đọc trước lớp màn kịch Giữ nghiêm phép nước các em đã viết lại trong tiết TLV trước, về nhà đã viết lại vào vở; chấm điểm.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài :
Hoạt động 1: GV nhận xét chung về kết quả bài viết của HS
- HS nêu lại 5 đề bài của tiết trước .
a) Nhận xét về kết quả làm bài
- Những ưu điểm chính : Số lượng bài của các em đầy đủ , Viết bài đúng nội dung yêu cầu của đề.
- Những thiếu sót, hạn chế :
+ Vẫn còn có HS viết chưa đúng chính tả .
+ Một số HS chưa nêu tác dụng của đồ vật mà mình tả .
+ Một số HS chưa nêu sự gắn bó của đồ vật với bản thân.
b) Thông báo điểm số cụ thể
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài
- GV trả bài cho từng HS .
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung : - GV chỉ các lỗi cần chữa .
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- HS đọc lời nhận xét của thầy (cô ) giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của HS trong lớp
- HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt (một đoạn thân bài hoặc đoạn mở bài, kết luận), viết lại cho hay hơn.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn viết lại (có so sánh với đoạn cũ).
3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài đạt điểm cao và những HS đã tham gia chữa bài tốt trong giờ học. Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn. Dặn HS chuẩn bị cho tiết tiếp theo .
___________________________________
File đính kèm:
- TKBDL5 - TUAN 26 HONG.doc