Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 24 năm 2013

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Đọc đúng các từ: Ê-đê, luật tục, tang chứng, nhân chứng.

- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

- Hiểu nội dung của bài : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa ; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.

 

doc42 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 24 năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
b) 13,5m2; c) 3,375m3 LỊCH SỬ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của miền Bắc cho Cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của Cách mạng miền Nam; - Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh) - Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ hành chính Việt Nam. Các hình minh họa trong SGK. - Tranh, ảnh về đường Trường Sơn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : GV HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào? + Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, giữ chốn rừng xanh, núi đỏ, đèo dốc treo leo của Trường Sơn, bộ đội, thanh niên xung phong đã “mở đường mòn Hồ Chí Minh”, góp phần chiến thắng giặc Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về con đường lịch sử này. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: * Hoạt đông 1: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. - GV treo bản đồ Việt Nam, cho hs quan sát chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn - GV nêu: đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã- Thanh Hóa, qua miền Tây Nghệ An đến miền đông Nam Bộ. Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. GV hỏi: - Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Bắc – Nam của nước ta? - Vì sao trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn? - Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn ? * Hoạt động 2: Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu: - Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh? -Tổ chức cho hs thi kể chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh : - GV nhận xét và cho hs bình chọn bạn kể hay nhất. * GV kết luận: Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều cuộc chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong. * Hoạt đông 3: Tầm quan trọng của đường Trường Sơn. - Cho HS thảo luận theo nhóm đôi. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi : - Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta? - Cho đại diện nhóm nêu ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung và thống nhất ý kiến: 3. Củng cố - Cho hs đọc mục ghi nhớ trong SGK và trả lời câu hỏi cuối bài. 4.Dặn dò -Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài “Sấm sét đêm giao thừa”. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. - Lắng nghe - Hs quan sát chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn trên bản đồ Việt Nam - Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Bắc – Nam của nước ta. - Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho các miền Nam kháng chiến, ngày 19 - 5 - 1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. - Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt kẻ thù - Lần lượt từng HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh. - 2 HS thi kể trước lớp. - Hs nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất. - HS thảo luận theo nhóm đôi. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi : - Trong những năm tháng kháng chiếnchống Mĩ cứu nước, đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào miền Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, tực phẩm, đạn dược, vũ khí,để miền Nam đánh thắng kẻ thù. - Vài hs nêu lại bài học Thứ 5 ngày 21 tháng 2 năm 2013 KĨ THUẬT LẮP XE BEN ( tiết1) I. MỤC TIÊU: -Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben. -Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình. -Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành. II. CHUẨN BI: -GV: Mẫu xe ben đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. -HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: (Tiết l) Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 1’ 6’ 20’ 3’ 1. Ổn định: 2. KT bài cũ: (Gọi HS 2kiểm tra: -Nêu quy trình thực hiện lắp xe cần cẩu (3 hs) 3. Bài mới: (27') * GV giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học và ghi đề bài. HĐ1: Quan sát và nhận xét: -Cho HS q/ sát mẫu xe ben đã lắp sẵn. -Y/c quan sát từng bộ phận và trả lời: +Để lắp xe được xe ben, theo em cần mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó. -GV nhận xét và tóm tắt. HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật: a) Hướng dẫn chọn các chi tiết: -GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK→ Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. b) Lắp từng bộ phận: *Lắpkhung sàn xe và các giá đỡ -Hỏi: Để lắp được bộ phận này, ta cần lắp mấy phần? Đó là những phần nào? -GV lắp từng phần, sau đó nối 2 phần lại. -GV nhận xét,uốn nắn hoàn chỉnh bước lắp. +Tương tự cho HS lắp tiếp các bộ phận sau: *Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ. *Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau. *Lđp trục bánh xe trước. *Lắp ca bin c) Lắp ráp xe ben. d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 4. Củng cố - dặn dò: Gọi HS đọc nội dung phần Ghi nhớ tr. 83 SGK. -GV nhận xét tiết học.- CBBS:Thực hành - Hát -HS quan sát. -Nối tiếp nhau phát biểu. -Cần 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ , sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca bin. -HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết và xếp các chi tiết vào nắp hộp theo từng loại. -Cần lắp 2 phần: lắp khung sàn xe ,lắp các giá đỡ . -1HS lên bảng lắp, cả lớp nhận xét. -Tương tự HS quan sát, theo dõi GV lắp từng bộ phận, sau mỗi bộ phận, đại diện HS lên lắp → cả lớp quan sát, nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh xe ben . -Tháo rời xe ben xếp gọn vào hộp. ĐẠO ĐỨC EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (tiết 2 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam. - Có ý thức học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. - Yêu Tổ quốc Việt Nam. * GD KNS: - Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam). - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam. - Kĩ năng hợp tác nhóm. - Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : GV HS 1. KT bài cũ: 5’ - Em hiểu biết gì về đất nước Việt Nam? -Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: 30’ Giới thiệu bài: GV nêu mục đích – yêu cầu của tiết học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1( SGK ).Gọi hs đọc đề bài. - GV cho hs hoạt động nhóm 4, giao nhiệm vụ: đọc mốc thời gian ở bài tập 1, thảo luận để giới thiệu một sự kiện, một bài hát , bài thơ, tranh , ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1. + Nhóm 1: Về sự kiện ngày 2/9/1945 + Nhóm 2: Về ngày 7/5/1954. + Nhóm 3: Ngày 30/4/1975. + Nhóm 4: Về sông Bạch Đằng. + Nhóm 5: Về Bến Nhà Rồng. + Nhóm 6: Về cây đa Tân Trào. Hoạt động 2: Đóng vai Bài tập 3: Gọi 1 học sinh đọc bài tập. - GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiêu với khách du lịch về một trong các chủ đề : văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam trẻ em Việt Nam, việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. - YC các nhóm khác nhận xét về khả năng hiểu vấn đề, khả năng truyền đạt. - GV nhận xét , khen các nhóm giới thiệu tốt. Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ Bài tập 4.Gọi 2 học sinh nêu nội dung bài tập. -Gọi hs lần lượt trả lời. - GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm về đất nước, con người Việt Nam. - GV nhận xét về tranh vẽ của HS, tuyên dương những em vẽ đẹp, có nội dung tốt. 3. Củng cố - Mời học sinh đọc lại ghi nhớ. 4.Dặn dò - Dặn HS chuẩn bị bài : Em yêu hoà bình. - VN là đất nước tươi đẹp, giàu truyền thống văn hoá lâu đời. VN đang thay đổi và phát triển từng ngày. Bài 1.Em hãy cho biết các mốc thời gianvà địa danh sau liên quan đến những sự kiện nào của đất nước ta ? - Từng nhóm thảo luận theo sự hướng dẫn của nhóm trưởng. - Đại diên nhóm lên trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh + a) Ngày 2-9-1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ côngh hoà. Từ đó ngày 2-9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta . + b) Ngày 7-5-1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Tranh ảnh như cảnh tướng lĩnh Pháp bị bắt, bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. c) Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam. Ảnh Quân giải phóng chiếm dinh Độc Lập, nguỵ quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng. + d) Sông Bạch Đằng gắn với chín thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán, chiến thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên và nhà Lí chống quân Tống. + đ) Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước, bài hát “Bến Nhà Rồng” . + e) Cây đa Tân Trào : nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16 - 8 -1945. Bài 3. Nếu em là hướng dẫn viên du lịch Việt Nam, em sẽ giới thiệu như thế nào với khách du lịch về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của nước ta mà em biết ? + Các nhóm chuẩn bị đóng vai. Thư kí ghi các ý kiến, cả nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp. Bài 4. Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước? - VD: Em mong sẽ trở thành kiến trúc sư để xây dựng nhiều biệt thự đẹp, nhiều ngôi nhà đẹp cho đất nước - Em mong làm ca sĩ nổi tiếng để hát những bài hát hay cho bạn bè các nước nghe, quảng bá về đất nước con người VN - HS trưng bày tranh vẽ. - 2 học sinh đọc - Lắng nghe. @ Rút kinh nghiệm: .

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 24 chuan ktkn long ghep nam hoc20122013.doc
Giáo án liên quan