Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 22 - Cô Hồng

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (Bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ)

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 SGK

- Các KNS cần GD: KN đảm nhận trách nhiệm, KN lắng nghe tích cực

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 22 - Cô Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GT-KQ bằng cách điền QHT hoặc cặp QHT, thêm về câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu. - Các KNS cần GD: KN tư duy, KN nhận thức. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Nhắc HS cách nối các vế câu ghép bằng QHT để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả (tiết LTVC trước) 2. Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Phần Luyện tập Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài tập - GV giải thích: Các câu trên tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện quan hệ ĐK-KQ hay GT- KQ, các em phải biết điền các QHT thích hợp vào chỗ trống trong câu. - HS suy nghĩ, làm bài cá nhân. - Mời 3- 4 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Bài tập 3 - Cách làm tương tự BT2. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học Toán Tiết 109 Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS : - Hệ thống và củng lại các qui tắc tính DTXQ và DTTP của hình lập phương. - Vận dụng các qui tắc tính diện tích để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật . - Làm được bài tập 1, 3 SGK II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS nêu lại các qui tắc tính DTXQ và DTTP của hình lập phương , hình hộp chữ nhật. 2. Dạy học bài mới : - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Luyện tập: Bài 1: - HS vận dụng công thức tính DTXQ và DTTP của hìnhhộp chữ nhậtcó các số đo không cùng đơn vị đo. GV nêu yêu cầu ,tất cả học sinh làm bài tập. - GV gọi một số HS đọc kết quả. Các HS khác nhận xét. GV đánh giá bài làm của HS. Chẳng hạn: Bài giải a , Diện tích xung quanh là: (2,5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6 ( m2) Diện tích tòan phần là: 3,6 +( 2,5 x 1,1) x 2 = 9,1( m2) - Câu b cách làm tương tự ( Lưu ý HS phải đổi ra cùng đơn vị đo rồi mới tính, có thể đổi ra dm hoặc m) Bài 2: ( HS khá giỏi làm nếu còn thời gian) - Củng cố cho HS về công thức tính DTTP của hìnhhộp chữ nhật và kĩ năng tính toán với PS , số thập phân. - Tất cả HS tự làm bài tập. - Một số HS nêu kết quả, HS khác nhận xét. - GV đánh giá bài làm của HS . Bài 3 : - Phát huy khả năng tính nhanh DTXQ , DTTP của hình lập phương - Chia lớp làm 4 nhóm cho HS thi làm bài và trình bày kết quả . - GV đánh giá bài làm của HS . Hoạt động 2: Thực hành - GV hướng dẫn HS trình bày bài làm vào vở. 3. Củng cố Dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Về ôn bài , chuẩn bị bài sau. - Làm bài tập ở nhà _________________________________________ Địa lí Tiết 22 CHâu âu I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS: - Dựa vào lược đồ , bản đồ để nhận biết , mô tả được vị trí địa lí , giới hạn của châu Âu , đọc tên một số dãy núi , đồng bằng , sông lớn của châu Âu ; đặc điểm địa hình châu Âu . - Nắm được đặc điểm thiên nhiên châu Âu. - Nhận biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Âu . II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ thế giới III. Các hoạt động DH chủ yếu : 1. Kiểm tra bài cũ : - 2HS nêu tên các nước láng giềng của Việt Nam. 2. Dạy bài mới : - Giới thiệu bài : GV dùng bản đồ giới thiệu Hoạt động 1 : Tìm hiểu về vị trí địa lí , giới hạn Bước 1: - HS làm việc với hình 1 và bảng số liệu về diện tích của các châu lục ở bài 17 ; để trả lời các câu hỏi trong bài : Về vị trí địa lí , giới hạn, diện tích châu Âu . Bước 2 : - Gọi một số HS trả lời trước lớp . - Một số lên bảng chỉ bản đồ - GV kết luận . Hoạt động 2 : Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên - HS quan sát hình 1 trong SGK ( theo nhóm 2 em) thảo luận theo yêu cầu của bài - Cho các nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét . GV kết luận . Hoạt động 3 : Tìm hiểu về dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu . Bước 1: - Cho HS nhận xét bảng số liệu ở bài 17 về DS châu Âu. - Quan sát hình 3 để nhận biết nét khác biệt giữa người dân châu Âu với người dân châu á. Bước 2 : - Một số HS nêu kết quả. HS nhận xét . Bước 3: - HS quan sát hình 4 . Kể tên những hoạt động SX được phản ánh qua tranh ảnh trong SGK . HS nhận xét . GV kết luận 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học - HS về nhà học bài , làm bài tập và chuẩn bị bài sau . ___________________________________________________________________ Tập làm văn Tiết 43 ôn tập văn kể chuyện I- Mục đích , yêu cầu - Củng cố kiến thức về văn kể chuyện. - Làm đúng bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu một chuyện kể (về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện) - Các KNS cần GD: KN tư duy, KN giao tiếp. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ ghi ND tổng kết (BT1) III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ: - GV chấm đoạn văn viết lại của 3- 4 HS (sau tiết Trả bài văn tả người) 2. Dạy học bài mới : - Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài tập 1:HS đọc yêu cầu của bài - HS các nhóm làm bài. Đại diện nhóm mình trình bày KQ. Cả lớp và GV nhận xét góp ý. GV mở bảng phụ ghi sẵn nội dung tổng kết: 1. Thế nào là kể chuyện? 2. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? 3. Bài văn KC có cấu tạo như thế nào? - Là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối; liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa. - Tính cách của nhân vật được thể hiện qua: + Hành động của nhân vật. + Lời nói, ý nghĩa cuả nhân vật + Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu - Bài văn KC có cấu tạo 3 phần: +Mở đầu (mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp) + Diễn biến (thân bài) + Kết thúc (kết bài không mở rộng hoặc mở rộng) - Yêu cầu 1 số HS đọc lại nội dung trong bảng Bài tập 2- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài: HS 1 đọc phần lệnh và truyện Ai giỏi nhất, HS 2 đọc các câu hỏi trắc nghiệm. - Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, suy nghĩ, làm bài vào VBT - Mời 3-4 HS thi làm đúng, nhanh. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn KC vừa ôn luyện. Chuẩn bị cho tiết TLV tới (Viết bài văn kể chuyện) bằng cách đọc trước các đề văn để chọn một đề ưa thích. ___________________________________________________________________ Thứ 6 ngày 17 tháng 1 năm 2014 Toán Tiết 110 Thể tích của một hình I. Mục tiêu Giúp HS : - Có biểu tượng về thể tích của một hình . - Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản - Làm được bài tập 1, 2 SGK II. Đồ dùng dạy học: - 1 số mô hình trực quan để HS quan sát . II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS nêu lại qui tắc tính DTXQ và DTTP của hình lập phương. 2. Dạy học bài mới : - Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình: - GV tổ chức cho HS quan sát các mô hình trực quan và nêu câu hỏi để HS nhận xét , rút ra kết luận - HS tự rút ra KL về thể tích của một hình . - GV yêu cầu HS quan sát cá hình trong SGK trang 114 và trả lời các câu hỏi ở 3 ví dụ. - HS trả lời – GV kết luận. Hoạt động 2: Thực hành : Bài 1: GV nêu yêu cầu ,tất cả học sinh làm bài tập. - GV gọi 2 HS nêu kết quả. Các HS khác nhận xét. - GV đánh giá bài làm của HS. Đáp án: Hình a gồm 16 hình lập phương nhỏ. Hình b gồm 18 hình lập phương nhỏ. Vậy hình b có thể tích lớn hơn hình a Bài 2: - GV yêu cầu: - Tất cả HS tự làm bài tập. - GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, HS khác nhận xét. - GV đánh giá bài làm của HS. Bài 3( HS làm nếu còn thời gian) - Chia lớp thành 4 nhóm tổ chức cho HS chơi trò chơi . - GV nêu yêu cầu cuộc thi cho các nhóm thực hiện . - GV đánh giá cách làm của các nhóm . 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Về làm bài tập , chuẩn bị bài sau. _____________________________________ Luyện câu và từ Tiết 44 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I- Mục đích, yêu cầu - HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản. - Biết tạo ra các câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nốicác vế câu ghép bằng QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu. - Các KNS cần GD: KN nhận thức, KN tìm kiếm và xử lý thông tin. II. Các hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ : - 2HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép ĐK(GT)- KQ bằng QHT; làm lại BT1, 2 (tiết LTVC trước) 2. Dạy học bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 3: Phần luyện tập : Bài tập 1 : - Một HS đọc nội dung bài tập - Cả lớp làm bài vào VBT. Hai HS làm bài trên bảng lớp hoặc bảng quay. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. HS làm bài vào VBT. - GV mời 2 HS lên bảng lớp thi làm bài đúng, nhanh. Cả lớp và GV nhận xét, Bài tập 3: - Một HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp làm bài vào VBT. GV cho 1 HS làm bài trên lớp. - GV hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu?(Đáng lẽ phải trả lời: Chủ ngữ của vế câu thứ nhất là tên cướp, chủ ngữ của vế câu thứ hai là đang ở trong nhà giam.) 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Dặn HS kể chuyện Chủ ngữ ở đâu? cho người thân. __________________________________________ Tập làm văn Tiết 44 kể chuyện (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu - HS viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên. - Các KNS cần GD; Kn quản lý thời gian, KN đảm nhận trách nhiệm, KN diễn đạt II. Đồ dùng dạy - học - Giấy KT III. Các hoạt động dạy - học - Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm bài - GV mời 1 HS đọc 3 đề bài trong SGK. - GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài: + Các em cần suy nghĩ để chọn được trong 3 đề bài đã cho 1 đề hợp nhất với mình. + Sau khi chọn đề bài, cần suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý. Dựa vào dàn ý đã xây dựng được, viết hoàn chỉnh bài văn kể chuyện. - Một vài HS nói đề bài của mình lựa chọn; nêu những điều mình chưa rõ, cần thầy (cô) giải thích nếu có. Hoạt động 2. HS làm bài - HS làm bài vào vở hoặc giấy kiểm tra - GV theo dõi giúp đỡ trong khi làm bài Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà đọc trước tiết TLV Lập chương trình hoạt động. _______________________________________

File đính kèm:

  • docTKBDL5 - TUAN 22 HONG.doc