Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 21 - Cô Hồng

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông

- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

- Các KNS cần GD: KN tự nhận thức, KN tư duy sáng tạo

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 21 - Cô Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên hình vẽ. 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học . Về làm bài tập trong VBT ________________________________________ Địa lí Tiết 21 Các nước láng giềng của Việt Nam I Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Dựa vào lược đồ (bản đồ), nêu đươc vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô 3 nước này. + Cam-pu-chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp. + Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thủ công truyền thống. II -Đồ dùng dạy học: - Bản đồ thế giới III. Các hoạt động DH chủ yếu : 1. Kiểm tra bài cũ : - 2 HS nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam á. 2. Dạy bài mới : - Giới thiệu bài : GV dùng bản đồ giới thiệu Hoạt động 1: Tìm hiểu về Cam-pu-chia - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 ở bài 17, hình 5 ở bài 18 và đọc đoạn văn về Cam-pu-chia để hoàn thành bảng sau: Nước Vị trí địa lí Địa hình chính sản phẩm chính Cam-pu-chia ............................... ............................... ............................ - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung.GV kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Lào - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 ở bài 17, hình 5 ở bài 18 và đọc đoạn văn về Lào để hoàn thành bảng sau: Nước Vị trí địa lí Địa hình chính sản phẩm chính Lào .............................. ............................... ............................ - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung.GV kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu về Trung Quốc - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 ở bài 17, hình 5 ở bài 18 và gợi ý trong SGK để hoàn thành bảng sau: Nước Vị trí địa lí Địa hình chính sản phẩm chính Trung Quốc ............................... ............................... ............................ - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung.GV kết luận. - GV hỏi: Trung Quốc là nước có số dân và diện tích đứng thứ mấy trên thế giới? - HS trả lời. GV kết luận. 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học. HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau . ________________________________________________________________ Tập làm văn Tiết 41 Lập chương trình hoạt động I- Mục tiêu - Biết lập chương trình cho một hoạt động tập thể. - Các KNS cần GD: KN hợp tác, KN thể hiện sự tự tin, KN đảm nhận trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy – học - Bảng phụ viết sẵn: + Cấu tạo 3 phần của một CTHĐ : Mục đích - Phân công chuẩn bị - Chương trình cụ thể (thứ tự các việc làm) + Tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ : - Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to để HS lập CTHĐ III. Các hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ - HS nói lại tác dụng của việc lập CTHĐ và cấu tạo của CTHĐ 2. Bài mới: -Giới thiệu bài Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài - Một HS đọc to, rõ đề bài - GV nhắc HS lưu ý: Đây là một đề bài rất mở. Các em có thể lập CTHĐ cho 1 trong 5 hoạt động mà SGK đã nêu hoặc lập CTHĐ cho một hoạt động khác mà trường mình dự kiến sẽ tổ chức. VD: một buổi cắm trại; một buổi ra quân của các công dân nhỏ tuổi giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ; thăm hỏi các nạn nhân chất độc màu da cam; làm vệ sinh nơi công cộng; trồng cây phủ xanh đồi trọc; làm kế họach nhỏ;… - Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn hoạt động để lập CT - Một số HS tiếp nối nhau nói tên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ . - GV mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một CTHĐ, 1HS nhìn bảng đọc lại. Hoạt động 2: HS lập CTHĐ - HS tự lập CTHĐ vào VBT. GV phát bút dạ và giấy khổ to cho 4-5 HS (chọn những HS lập CTHĐ khác nhau) - GV nhắc HS nên viết tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu. - GV dán phiếu ghi tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ lên bảng. - Một số HS đọc kết quả làm bài. Những HS làm bài trên giấy trình bày. Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ. - GV giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viết tốt hơn cả cho lớp bổ sung, hoàn chỉnh. - Mỗi HS dựa theo góp ý chung của thầy cô và các bạn, tự chỉnh sửa CTHĐ của mình. GV mời 1 HS đọc lại CTHĐ sau khi đã sửa chữa, chấm điểm. - Cả lớp bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức các hoạt động tập thể. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của cả lớp ________________________________________________________________ Thứ 6 ngày 10 tháng 1 năm 2014 Toán Tiết105: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật I. Mục tiêu: Giúp HS: - Có biểu tượng về S xung quanh và S toàn phần của hình hộp chữ nhật. - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật - Làm được bài tập 1 SGK. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các yếu tố về cạnh, mặt, góc, đỉnh của hình hộp chữ nhật và hình lập phương? 2. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật - HS quan sát các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh. GV mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật như SGK. - GV nêu bài toán về diện tích của các mặt xung quanh - HS nêu hướng giải và giải bài toán, GV nhận xét, kết luận. - GV nêu cách làm tương tự để hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - HS làm một bài toán cụ thể nêu trong SGK. GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - HS tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra và tự nhận xét. - Một số HS nêu KQ, GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán. Diện tích xung quanh của thùng tôn là: (6 + 4) x 2 x 9 = 180 (dm2) Diện tích đáy của thùng tôn là: 6 x 4 = 24 (dm2) Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là: 180 + 24 = 204 (dm2) 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Về làm bài tập trong VBT ______________________________________ Luyện từ và câu Tiết 42 : Nối các vế câu ghép bằNG quan hệ từ I- Mục tiêu : - Hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện qua quan hệ nguyên nhân - kết quả. - Biết điền QHT thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu để tạo những câu ghép có quan hệ nguyên nhân – kết quả. - Các KNS cần GD: KN hợp tác, KN đảm nhận trách nhiệm. III. Các hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ : - HS làm lại BT3 và đọc đoạn văn ngắn các em viết về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân (BT4)- tiết LTLV trớc. 2. Dạy bài mới - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Phần nhận xét Bài tập 1 - Một HS đọc yêu cầu của BT1 (đọc cả 2 câu văn) - GV nhắc HS trình tự làm bài: - HS đọc thầm lại 2 câu văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV mời 1 HS chỉ vào 2 câu văn đã viết tiếp lên bảng lớp, nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng. -Cách nối các vế giữa hai câu ghép trên và cách sắp xếp các vế câu khác nhau như sau: Câu 1: Vì con khỉ này rất nghịch / nên cách anh bảo vệ thường phải cột dây. Câu 2: thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường - 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp QHT Vì….nên, thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả. Vế 1 chỉ nguyên nhân- Vế 2 chỉ kết quả - 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp QHT vì, thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. - Vế 1 chỉ kết quả -Vế 2 chỉ nguyên nhân Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài. Các em viết nhanh ra nháp những QHT, cặp QHT tìm được 3 - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại: Hoạt động 2: Phần ghi nhớ - Hai HS đọc to, rõ nội dung ghi nhớ. Cả lớp theo dõi trong SGK. Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1:Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1 - HS trao đổi cùng bạn để trả lời câu hỏi. Các em dùng bút chì khoanh tròn QHT và cặp QHT tìm được, gạch 1 gạch dưới vế câu chỉ nguyên nhân, gạch 2 gạch dưới vế câu chỉ kết quả. GV phát riêng bút dạ và phiếu cho 3-4 HS. - Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2, 3, 4: - Tiến hành tương tự bài 1 3. Củng cố, dặn dò : - Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập, làm bài tập ở nhà và chuẩn bị bài cho tiết sau. __________________________________________ Tập làm văn Tiết 42 Trả bài văn tả người I- Mục tiêu - Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người. - Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi; Viết lại được một đoạn văn cho hay hơn - Các KNS cần GD: KN tư duy, KN đảm nhận trách nhiệm III. Các hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ - HS trình bày lại CTHĐ đã lập trong tiết TLV trước. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1. Nhận xét kết quả bài viết của HS : - GV viết ba đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả người) lên bảng a)Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp. - Những ư u điểm chính.: + Về xác định đề bài + Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ, phong phú, mới lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng): + Những thiếu sót, hạn chế. b) Thông báo điểm số cụ thể Hoạt động 3. Hướng dẫn HS chữa bài - GV trả bài cho từng HS a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung - GV chữa một số lỗi . - Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. - HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài - HS đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi. - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay. - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của HS trong lớp - HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình. d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn - Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn viết lại (có so sánh với đoạn cũ). 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, _______________________________________

File đính kèm:

  • docTKBD L5 - TUAN 21 HONG.doc
Giáo án liên quan