I- MỤC TIÊU
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện (thái sư, câu đương, quân hiệu,.)
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
- Các KNS cần GD: KN ứng xử, KN tự nhận thức.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 20 - Cô Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng; mời 1-2 HS đọc kết quả:
Bài tập 3: - Cách thực hiện tương tự BT1. GV giúp HS hiểu nghĩa của những từ ngữ em cha hiểu. Sau khi hiểu nghĩa các từ ngữ, HS phát biểu. GV kết luận:
- Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân
- Những từ không đồng nghĩa với công dân:đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của bài
- GV chỉ bảng đã viết lời nhân vật Thành, nhắc HS: Để trả lời đúng câu hỏi, cần thử thay thế từ công dân trong câu nói của nhân vật Thành lần lượt bằng những từ đồng nghĩa với nó (đã đợc nêu ở BT3), rồi đọc lại câu xem có phù hợp không:
- HS trao đổi thảo luận cùng bạn bên cạnh
- HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng: Trong câu đã nêu, không thể thay thể từ công dân bằng những từ đồng nghĩa (ở BT3). Vì từ công dân có hàm ý “người dân một nước độc lập”, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm việc tốt.
- Dặn HS làm bài tập ở nhà và chuẩn bị cho bài sau
Địa lí
Tiết 20 Châu á (Tiếp)
I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu á và ý nghĩa ( ích lợi) của hoạt động này.
- Dựa vào lược đồ (bản đồ) , nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của ngời dân châu á.
- Biết được khu vực Đông Nam á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ thế giới.
III. Các hoạt động DH chủ yếu :
1. Kiểm tra bài cũ : 1HS chỉ vị trí giới hạn của châu á trên bản đồ thế giới. 1HS nêu đặc điểm tự nhiên của châu á.
2. Dạy bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : GV dùng bản đồ giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cư dân Châu á
- GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17 để trả lời câu hỏi: So sánh dân số châu á với dân số các châu lục khác?
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS đọc đoạn văn ở mục 3 để đưa ra nhận xét người dân châu á chủ yếu là người da vàng và địa bàn cư trú của họ. HS quan sát hình 4 để thấy người dân sống ở các khu vực khác nhau có màu da, trang phục khác nhau.
- GV kết luận nh SGK.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu á.
- GV yêu cầu HS lần lợt nêu tên một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô...
- GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào hình 5 (SGK) để nêu nhận xét về sự phân bố của một số ngành sản xuất chính của châu á.
- GV kết luận như SGK
Hoạt động 4: Tìm hiểu khu vực Đông Nam á
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18 để xác định vị trí địa lí ở khu vực Đông Nam á, đọc tên 11 quốc gia trong khu vực.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 ở bài 17 để nhận xét địa hình.
- GV yêu cầu HS liên hệ Việt Nam để nêu tên một số hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp có ở khu vực Đông Nam á.
GV kết luận nh SGK
3. Củng cố dặn dò : Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
___________________________________________________________________
Tập làm văn
Tiết 39 Tả người (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
- HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- Các KNS cần GD: KN tìm kiếm và xử lý thông tin, KN quản lý thời gian, KN đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy – học
- Giấy KT
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài
- GV ghi đề bài: Hãy tả bác nông dân đang làm đồng (Thay đề bài SGK theo giảm tải)
- GV mời 1 HS đọc đề bài
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài: cần suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý. Dựa vào dàn ý đã xây dựng được, viết hoàn chỉnh bài văn tả người.
Hoạt động 3. HS làm bài
- HS làm bài vào vở hoặc giấy kiểm tra - GV theo dõi giúp đỡ.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc trước tiết TLV Lập chương trình hoạt động.
___________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 3 tháng 1 năm 2014
Toán
Tiết 100 giới thiệu biểu đồ hình quạt
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Làm quen với biểu đồ hình quạt
- Bước đầu biết cách “đọc”, phân tích và xử lý số liệu trên biểu đồ hình quạt.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bài tập 1, 2 của tiết trước.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giới thiệu biểu đồ hình quạt
* GV yêu cầu HS quan sát kĩ biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1 trong SGK, rồi nhận xét các đặc điểm như: + Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần.
+ Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
- GV hướng dẫn HS tập “đọc” biểu đồ.
+ Biểu đồ nói về điều gì? Sách trong thư viện của trường được phân làm mấy loại? Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu?
* Hướng dẫn HS đọc biểu đồ ở ví dụ 2:
- Biểu đồ nói về điều gì?
- GV tổng kết các thông tin mà HS đã khai thác được qua biểu đồ.
Hoạt động 3: Thực hành đọc, phân tích và xử lý số liệu trên biểu đồ hình quạt
Bài 1: a. Hướng dẫn HS:
+ Nhìn vào biểu đồ chỉ số phần trăm HS thích màu xanh.
+ Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số % khi biết tổng số HS của cả lớp.
- Hướng dẫn tương tự với các câu còn lại
Bài 2: Hướng dẫn HS nhận biết:
- Biểu đồ nói về điều gì?
- Căn cứ vào các dấu hiệu quy ước, hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS giỏi, số HS khá, số HS trung bình.
- Đọc các tỉ số phần trăm của số HS giỏi, số HS khá, số HS trung bình.
3. Dặn dò: Về làm bài tập trong VBT
________________________________________
Luyện từ và câu
Tiết 40 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu
- Nắm được cách nối cácvế câu ghép bằng quan hệ từ (QHT)
- Nhận biết các QHT, cặp QHT được sử dụng trong câu ghép; biết cách dùng QHT nối các vế câu ghép
- Các KNS cần GD: KN tự nhận thức
III. Các hoạt động dạy – học
1.Kiểm tra bài cũ
- HS làm lại các BT1, 2,4 trong tiết LTVC trước (Mở rộng vốn từ: Công dân).
2. Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Tìm hiểu Phần nhận xét
Bài tập 1 : Một HS đọc yêu cầu của BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn văn, tìm câu ghép trong đoạn văn.
- HS nói những câu ghép các em tìm được. GV chốt lại ý đúng.
Bài tập 2; - HS đọc yêu cầu của BT2
- HS làm việc cá nhân, các em dùng bút chì gạch chéo, phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
- GV mời 3 HS lên bảng xác định các vế câu trong từng câu ghép. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng:
Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của BT3
- GV gợi ý: Các em đã biết có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép : nối bằng từ nối trực tiếp (bằng dấu câu). các em hãy đọc lại từng câu văn, xem các vế trong mỗi câu được nối với nhau như thế nào, có gì khác nhau?
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3. Phần Ghi nhớ
- Hai HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK.
- Hai, ba HS xungphong nhắc lại nội dung Ghi nhớ (không nhìn SGK)
Hoạt động 4. luyện tập
Bài tập 1 :- HS đọc nội dung BT1
- HS đọc lại đoạn văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Câu 1 là câu ghép có 2 vế. Cặp QHT trong câu là : nếu…thì…
Bài tập 2: - Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. mời 1 HS lên bảng khôi phục lại từ bị lược, chốt lại lời giải đúng:.
Bài tập 3: Tiến hành tương tự bài 2.
3. Củng cố dặn dò: - Làm bài tập ở nhà và chuẩn bị bài cho tiết sau
Tập làm văn
Tiết 40 Lập chương trình hoạt động
I. Mục tiêu
- Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động (CTHĐ) cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập CTHĐ nói chung.
- Qua việc lập CTHĐ, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm vệc khoa học, ý thức tập thể.
- Các KNS cần GD: KN Hợp tác, KN thể hiện sự tự tin, KN đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy – học
- Ba tấm bìa viết mẫu cấu tạo 3 phần của một CTHĐ:
III. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV trả và nhận xét bài kiểm tra của tiết trước.
2. Bài mới:
Hoạt động 1; Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1(Mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, các yêu cầu). Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV giải nghĩa cho HS hiểu: Việc bếp núc (việc chuẩn bị thức ăn, thức uống, bát đĩa,…)
- HS đọc thầm lại mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
- Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
I- Mục đích
HS trả lời xong câu hỏi a, GV gắn lên bảng tấm bìa 1:
- Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm gì? Lớp trởng đã phân công như thế nào?
II – Phân công chuẩn bị
- HS trả lời xong câu hỏi b, GV gắn lên bảng tấm bìa 2:
- Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan?
III – Chơng trình cụ thể
- HS trả lời xong câu hỏi bc, GV gắn lên bảng tấm bìa 3:
GV nói: Để đạt kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, các bạn lập một CTHĐ rất cụ thể, khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người. Chúng ta sẽ lập lại một CTHĐ đó ở BT2.
Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu của BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của BT2:
- HS thảo luận nhóm ; các nhóm làm bài. Mỗi nhóm có thể cùng lập CTHĐ với đủ 3 phần hoặc chia nhỏ công việc thành 3 phần. Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, cách trình bày chương trình của từng nhóm.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại ích lợi của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ
- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS và nhóm HS làm việc tốt; nhắc HS cả lớp chuẩn bị nội dung cho tiết TLV Lập chương trình hoạt động, tuần 21
__________________________________________
File đính kèm:
- TKBDL 5 - TUAN 20 HONG.doc