I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đọc một văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hoá Việt Nam.
- Hiểu một số từ ngữ: Văn Miếu, Quốc Tử Giám.
- Nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là nền văn hiến lâu đời của nước ta.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ : (2-3p)
- HS đọc bài : “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Khánh, Phương)
- Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng.(Dương).
32 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Đoàn Xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong khi chơi.
II) Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện: Còi.
III) Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Đ.Lượng
Phương pháp và tổ chức
1. Phần mở đầu
6 - 10 /
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu
1 - 2/
Đội hình hàng ngang
- Giậm chân tại chỗ
1 - 2/
- Trò chơi " Thi đua xếp hàng nhanh"
1 - 2/
2. Phần cơ bản
18 - 22/
Đội hình hàng ngang
a) Đội hình đội ngũ
10 - 12/
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau.
3 - 4/
Giáo viên điều khiển lớp tập. Nhận xét
- Học sinh luyện tập dưới sự điều khiển của cán sự
- Quan sát, nhận xét
- Chia tổ tập luyện
- Các tổ trình diễn
- Quan sát, nhận xét, tuyên dương
b) Trò chơi vận động
10 - 12/
Tập hợp đội hình hàng dọc
- Trò chơi " Kết bạn"
- Khởi động các khớp
Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- Học sinh chơi thử
- Học sinh chơi thật ( Thi đua giữa các tổ)
- Quan sát nhận xét biểu dương tổ chơi thắng cuộc
3. Phần kết thúc
4 - 6/
Đội hình hàng ngang
- Hát và vỗ tay theo nhịp
1 - 2/
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài
1 -2/
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà
1- 2/
Tiết 2 Tập làm văn
Tiết thứ 4 Luyện tập làm báo cáo thống kê
I. Mục đích yêu cầu :
- Qua thống kê số liệu trong bài “ Nghìn năm văn hiến” HS hiểu hình thức trình bày các số liệu thống kê tác dụng của các số liệu thống kê.
- Biết thống kê các số liệu đơn giản, trình bày số liệu theo biểu bảng.
II. Đồ dùng dạy học
-Phiếu photo,
III. các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’ )
- Đọc đoạn văn tả cảnh trong tiết trước ( Yến, Anh)
- Nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1- 2’)
Tiết học sẽ giúp các em biết về tác dụng của số liệu thống kê, biết thống kê và trình bày kết quả theo biểu bảng.
2. Hướng dẫn luyện tập (32 – 34’)
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài (2 em)
- HS thảo luận nhóm và ghi kết quả vào phiếu
* Chữa: - Từng nhóm báo cáo kết quả theo y/c của GV.
a. Nhắc lại số liệu thống kê trong bài?
b. Nêu số khoa thi, số tiến sĩ,TN của từng thời đại?
c. ố bia và số tiến sĩ khắc tên trên bia còn lại đến ngày nay?
(Từ năm 1075 đ 1919; Số khoa thi : 185; Số tiến sĩ: 2516 - GV kẻ bảng phụ như bài TĐ SGK
d. Các số liệu thống kê theo hình thức nào?
e. Các số liệu thống kê trên có t/d gì?
- Theo 2 hình thức;
+ Nêu số liệu theo TT
+ Trình bày theo bảng số liệu
+ Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin
+Có thể so sánh số liệu tránh việc lặp từ
ị Khi nào dùng bảng trình bày số liệu? ( các sự việc yêu cầu thống kê các số liệu giống nhau)
Bài 2: (Nháp)
- HS đọc yêu cầu bài.
=> GV: Các em có nhiệm vụ TK từng tổ HS trong lớp theo 4 y/c như bảng thống kê
- HS thảo luận nhóm 4 ghi kết quả
- Chữa:+ Từng nhóm trình bày kết quả.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ GV chốt ý, khen nhóm nào thống kê nhanh,chính xác
3. Củng cố dặn dò (2-4 ’)
- Nhắc lại 2 hình thức thống kê? và t/d của nó?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm
...
Tiết 3 Toán
Tiết thứ 10 Hỗn số (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết cách chuyển một hỗn số thành phân số.
- Luyện tập cộng, trừ, nhân , chia hỗn số.
- Rèn kĩ năng tính toán với phân số.
+HS cả lớp làm BT 1;2;3.
+HS khá giỏi làm hết BT
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Bộ dồ dùng toán 5,
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: (3’ - 5’)
- Viết các hỗn số sau vào bảng con: , ,
- Đọc các hỗn số; Hãy chỉ ra phần nguyên, phần phân số của từng hỗn số ?
HĐ2: Dạy bài mới (12’ - 13’)
Hoạt động của thầy
- GV trực quan hình vẽ như SGK.
- Viết hỗn số chỉ phần tô màu trong hình vẽ ?
- Hãy chuyển 2 về phân số ?
GV ghi bảng 2 = =
- Em có nhận xét gì về phân số mới với hỗn số ban đầu ?
- Nêu cách chuyển một hỗn số thành một phân số ?
-> GV chốt cách làm ...
3. HĐ3: Thực hành - Luyện tập ( 17/)
* Bài 1
- Kiến thức : Chuyển hỗn số thành phân số .
- GV chữa bài bằng bảng con.
-> Chốt kiến thức : Làm thế nào để chuyển một hỗn số thành một phân số?
* Bài 2
- Kiến thức :Thực hiện phép tính cộng
(trừ) với phân số.
- GV chấm, chữa bài cá nhân.
- Sai lầm : Trình bày chưa khoa học.
- Định hướng : Muốn thực hiện được phép cộng (trừ) hai hỗn số trước tiên em cần làm gì ?
-> Chốt kiến thức : Nêu các bước thực hiện cộng ( trừ) hai hỗn số ?
* Bài 3
- Kiến thức : Nhân, chia hai hỗn số.
- GV chấm, chữa bài bằng bảng phụ.
-> Chốt kiến thức : Cách nhân (chia) hai hỗn số.
Hoạt động của trò
- HS quan sát
2
- HS làm nháp -> nêu cách làm.
- tử số = phần nguyên x mẫu số rồi cộng tử số ở phần phân số. Mẫu số = mẫu số của phân số.
- HS đọc ghi nhớ / SGK.
- HS làm bảng con.
- HS đọc BT2 -> nêu yêu cầu bài tập.
- HS quan sát mẫu.
- HS làm nháp -> nêu cách làm.
- HS làm vở ( 1 HS làm bảng phụ)
4. HĐ4 : Củng cố, dặn dò (3/)
- Kiến thức : Chuyển hỗn số thành phân số, thực hiện phép tính với hỗn số.
- Hình thức : Chữa bài 3 -> chốt kiến thức.
- Về nhà chuẩn bị bài sau " Luyện tập "
Tiết 4 Khoa học
Tiết thứ 4 Cơ thể chúng ta
được hình thành như thế nào?
I) Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
- Nhận biết: cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
- Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
II) Đồ dùng dạy học:
- Các thẻ ghi: 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
+ Hãy nêu những điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học? (Trang)
-... nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng, nữ có kinh nguyệt
+ Hãy nói về vai trò của người phụ nữ?(Trường)
-... phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội
+ Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? (Thảo)
-... nam và nữ đều có quyền bình đẳng như nhau...
- Nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2: Giảng giải
1. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số từ khoa học: Thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai
2. Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Nêu câu hỏi
- Nối tiếp trả lời
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người
-... cơ quan sinh dục
+ Cơ quan sinh dục của nam có chức năng gì?
-... tạo ra tinh trùng
+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
-... tạo ra trứng
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
-... từ trứng gặp tinh trùng
+Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra?
-... khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ
Bước2: Giảng giải
- Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. Cơ thể của mỗi người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố. Qúa trình đó được gọi là thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành bào thai, sau khoảng 9 tháng em bé được sinh ra.
- Lắng nghe
Bước 3: Học sinh làm việc theo cặp
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ minh hoạ sơ đồ quá trình thụ tinhvà đọc chú thích để tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào
- Đọc, quan sát tranh, thảo luận nhóm, dùng bút chì nối
- Yêu cầu một học sinh gắn giấy ghi chú thích vào mỗi hình minh hoạ
- Học sinh gắn
- Nhận xét
- Kết luận đúng: hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng. Hình 1b: Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng. Hình 1c: trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử.
3. Kết luận: Khi trứng rụng, có rất nhiều tinh trùng muốn gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận 1 tinh trùng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh.
Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa
1. Mục tiêu: Hình thành cho học sinh biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi
2. Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình 2,3,4,5 sách giáo khoa trang 11 để tìm xem các thời gian tương ứng với hình
- Quan sát và ghi chú thích
- Thi xếp các tấm phiếu vào bảng, giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy, xem nhóm nào xếp nhanh và đúng
Bước 2: Các nhóm tiến hành như hướng dẫn
- Các nhóm thi đua
Bước 3:
- Đại diện nhóm trả lời: Hình 2: thai được khoảng 9 tháng. Hình 3: thai được 8 tuần. H4: thai được 3 tháng. H5: thai được 6 tuần
- Nhận xét, bổ sung
Bước 4:
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
3. Kết luận: Hợp tử phát triển thành phôi rồi bào thai. Đến tuần thứ 12, thai đã có đầy đủ các cơ quan của cơ thể và có thể coi là một cơ thể người. Đến khoảng tuần thứ 20, Bé thường xuyên cử động và cảm nhận được tiếng động ở bên ngoài. Sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé được sinh ra
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò
- Đọc mục bạn cần biết trang 11. => 3 - 5 học sinh đọc
Nhận xét tiết học.
Tiết9 : Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 2
- Các biện pháp thực hiện
II. Chuẩn bị
Bản báo cáo hoạt động của lớp trong tuần 2 về các mặt : Học tập, nề nếp, lao động.....
Một số tiết mục văn nghệ
III. Tiến hành hoạt động
1/ Khởi động
Lớp phó văn thể điều khiển cả lớp cùng hát bài hát tập thể .
2/ Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua
- Lớp trưởng ánh đọc bản báo cáo hoạt động của lớp trong tuần 2 về các mặt như:
+ Thực hiện các nội qui của Đội, của trường: Đeo khăn quàng, đi học đúng giờ, ăn mặc đồng phục..
+ Thực hiện nề nếp sinh hoạt 5 phút đầu giờ
+ Thực hiện nề nếp vệ sinh
+ Thực hiện nề nếp học tập: Học bài và làm bài tập ở nhà, xây dựng bài trên lớp.....
+ Giữ vở sạch, chữ đẹp .
- Các tổ trưởng báo cáo về hoạt động của tổ mình
- Lớp phó - đọc bảng xếp loại thi đua của từng tổ ,từng học sinh trong tuần 2
@ Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, tổng kết:
Tuyên dương HS tiêu biểu:
Tổ có nề nếp tốt trong học tập và ý thức tự giác:Tổ 2
Cá nhân:
+Học tốt:Sen, ánh, Phương
+Chữ đẹp: Tuần qua nhiều em chữ viết có phần tiến bộ, tiêu biểu:Sen, Anh, ánh, Phương,..
Phê bình:
+Học tập:
-Thiếu đồ dùng và sách vở: Vinh, Linh
- Chưa chuẩn bị bài cũ: Trường, Vinh,Hào
@Tuần tới:
Khắc phục nhược điểm tuần qua; giao HS quan tâm, kiểm tra học bài cũ trước giờ vào lớp.
Kèm chữ viết cho HS: Thủy, Sơn, Trường, Kiều để xếp loại A.
File đính kèm:
- Giao an lop 5 tuan 2.doc