- Biết đọc đúng một văn bản kịch cụ thể:
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- Trả lời được các câu hỏi .
- Các KNS cần GD: KN thu thập và xử lý thông tin, KN tự nhận thức.
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 19 - Cô Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặp. GV phát bút dạ và phiếu đã kẻ bảng cho 3-4 HS .-HS khác làm vào VBT
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của BT2, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác.
Bài tập 3: Tiến hành tơng tự bài 2
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ.
- Dặn HS làm bài tập vào vở bài tập và chuẩn bị bài cho tiết sau
Địa lí
Tiết 19 Châu á
I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Nhớ tên các châu lục, đại dương.
- Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ, nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu á.
- Nhận biết được độ lớn và sự da dạng của thiên nhiên châu á.
- Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của châu á.
- Nêu được một số cảnh thiên nhiên châu á và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu á.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ thế giới, quả địa cầu.
III. Các hoạt động DH:
1. Kiểm tra bài cũ :
- 1HS chỉ nước Việt Nam trên bản đồ thế giới.
2. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vị trí địa lí , giới hạn
- HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi SGK về tên các châu lục, đại dương trên Trái đất; về vị trí địa lí, giới hạn châu á.
- GV hướng dẫn HS: Đọc đủ tên 6 châu lục và 4 đại dương; Cách mô tả vị trí, giới hạn của châu á; Nhận xét về vị trí địa lí, giới hạn của châu á.
- HS trình bày kết quả, kết hợp chỉ trên bản đồ. Cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung. GV kết luận: Châu á nằm ở bắc bán cầu; có ba phía giáp biển và đại dương.
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu về diện tích các châu lục và câu hỏi trong SGK để so sánh diện tích của châu á với diện tích của các châu lục khác.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét bổ sung,GV kết luận: Châu á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3, sử dụng phần chú giải để nhận biết các khu vực, nhận biết kí hiệu núi và đồng bằng của châu á .
- HS nêu tên theo kí hiệu a,b ,c ,d,đ của hình 2, rồi tìm chữ ghi tương ứng ở các khu vực trên hình 3.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét bổ sung. GV kết luận: Châu á có nhiều cảnh thiên nhiên. Châu á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.
3.Củng cố dặn dò :
- Yêu cầu 2 – 3 HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK
- GV nhận xét tiết học. HS về nhà học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài sau .
___________________________________________________________________
Tập làm văn
Tiết 37 Luyện tập tả người
(Dựng đoạn mở bài)
I- Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài.
- Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu trực tiếp và gián tiếp.
- Các KNS cần GD: KN tìm kiếm và xử lý thông tin
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1; Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1 (HS 1 đọc phần lệnh và đoạn mở bài a (MBa), HS 2 đọc đoạn mở bài b(MBb) và chú giải từ khó). Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu – chỉ ra sự khác nhau của hai cách MBa, MBb. GV nhận xét, kết luận:
+ Đoạn MBa, - mở bài theo kiểu trực tiếp: giới thiệu trực tiếp ngời định tả (là người bà trong gia đình)
+Đoạn MBb- mở bài theo kiểu gián tiếp: giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người được tả (bác nông dân đang cày ruộng)
Bài tập 2: Một số HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài, làm bài theo các bước sau:
+ Chọn đề văn để viết đoạn mở bài (trong 4 đề đã cho). Chú ý chọn đề nói về đối tượng mà em yêu thích, em có tình cảm, hiểu biết về người đó.
+ Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài. Cụ thể, cần trả lời các câu hỏi:
Người em định tả là ai, tên gì? Em có quan hệ với người ấy thế nào? Em gặp gỡ, quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trongdịp nào? ở đâu? Em kính trọng, yêu quý, ngưỡng mộ…. Người ấy thế nào?
+ Viết 2 đoạn mở bài cho đề vă đã chọn, GV nhắc HS : cần viết một mở bài theo kiểu trực tiếp, một mở bài theo kiểu gián tiếp.
- Năm, bảy HS nói tên đề bài em chọn.
- HS viết các đoạn mở bài.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Mỗi em đều nói rõ đoạn mở bài của mình viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm đoạn viết hay.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu mở bài trong bài văn tả người .
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết được những đoạn mở bài hay. Yêu cầu những HS viết đoạn mở bài chưa đạt về hoàn chỉnh lại. Cả lớp xem lại kiến thức về Dựng đoạn kết bài để chuẩn bị học tốt tiết TLV tới
Thứ 6 ngày 27 tháng 12 năm 2013
Toán
Tiết 95: Chu vi hình tròn
I. Mục tiêu.
- Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn.
- Làm được bài tập SGK
II. Chuẩn bị.
- Vẽ hình tròn vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu khái niệm hình tròn, đường tròn.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Giới thiệu về công thức tính chu vi hình tròn.
- GV giới thiệu các công thức chu vi hình tròn (tính thông qua đường kính và bán kính) như SGK.
- GV ghi công thức tính lên bảng:
C = d x 3,14
C = r x 2x 3,14
- HS vận dụng các công thức qua các ví dụ 1 và 2.
- HS nêu kết quả.
- GV công nhận kết quả đúng.
Hoạt động 3: Thực hành tính chu vi hình tròn.
Bài 1 và 2: Vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kĩ năng làm tính nhân các số thập phân.
- HS tự làm. HS nêu kết quả.
- HS dưới lớp đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
Bài3:HS vận dụng các công thức tính chu vi trong việc giải các bài toán thực tế.
- HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài. GV chữa chung.
3. Dặn dò: Về làm bài tập trong SGK
_________________________________________
Luyện từ và câu
Tiết 38 Cách nối các vế câu ghép
I- Mục tiêu
- Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối (các quan hệ từ), nối trực tiếp (không dùng từ nối)
- Phân tích được cấu tạo của câu ghép (các vế câu trong câu ghép, cách nối các vế câu ghép)
- Các KNS cần GD: KN tìm kiếm và xử lý thông tin, KN nhận thức
II. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về câu ghép trong tiết LTVC trước và làm miệng BT3 (phần Luyện Tập)
2. Bài mới:
Hoạt động 1; Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Phần nhận xét
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1, 2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc lại các câu văn, đoạn văn, dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép; gạch dưới từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
- Mời 4 HS lên bảng, mỗi em phân tích 1 câu. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng:
- GV hỏi: Từ kết quả phân tích trên, các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách?(Hai cách: dùng từ có tác dụng nối; dùng dấu câu để nối trực tiếp).
Hoạt động 3. Phần ghi nhớ
- Ba, bốn HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK.
- Một, hai HS xung phong nhắc lại nội dung Ghi nhớ (không nhìn SGK )
Hoạt động 4. Phần luyện tập
Bài tập 1: - Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1.
- Cả lớp đọc thầm lại các câu văn, tự làm bài.
- Nhiều HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS chú ý: Đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) tả ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất một câu ghép. Các em hãu viết đoạn văn một cách tự nhiên; sau đó kiểm tra, nếu thấy trong đoạn chưa có câu ghép thì sửa lại.
- GV mời 1-2 HS làm mẫu
- HS viết đoạn văn. GV phát giấy khổ to cho 3- 4 HS.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. GV mời những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS làm bài tập ở nhà và những HS viết đoạn văn (BT2, phần Luyện tập) chưa đạt về nhà viết lại
____________________________________________
Tập làm văn
Tiết 38 Luyện tập tả người
(Dựng đoạn kết bài)
I- Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài.
- Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu: mở rộng và không mở rộng.
- Các KNS cần GD: KN thu thập thông tin, KN bình luận
II. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc các đoạn mở bài (BT2, tiết TLV trước) đã được viết lại.
- GV yêu cầu HS nhắc lại hai cách kết bài
2. Bài mới:
Hoạt động 1;Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1- Một HS đọc nội dung BT1
- HS tiếp nối nhau phát biểu – chỉ ra sự khác nhau của kết bài a (KBa), kết bài b (KBb). GV nhận xét, kết luận:
Đoạn KBa- kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
Đoạn KBb- kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.
* Chú ý: Kết bài hoặc mở bài có thể chỉ bằng 1 câu. do đó, vẫn có thể gọi kết bài a. (Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi) là đoạn kết bài.
Bài tập 2 - Một hoặc hai HS đọc yêu cầu của bài tập và đọc lại 4 đề văn ở BT2 tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài), tr.12 (Tả một người thân trong gia đình em; Tả một người bạn cùng lớp hoặc ngời bạn ở gần nhà em; Tả một ca sĩ đang biểu diễn; Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích)
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài
- Năm, bảy HS nói tên đề bài mà các chọn
- HS viết các đoạn kết bài.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Mỗi em đều nói rõ đoạn kết bài của mình viết theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu bài trong bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại các đoạn viết; cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV đầu tuần 20
________________________________________
File đính kèm:
- tuan 19.doc