- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm bài thơ, đoạn văn; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc đã học chủ điểm Giữ lấy màu xanh: về tên bài, tên tác giả, tên thể loại.
- Nêu được nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc và lấy dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét ấy.
- HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- Các KNS cần GD: KN thu thập, xử lý thông tin, KN hợp tác
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 18 - Cô Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiệu bài
Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc và HTL (Kiểm tra 1/5 số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1
Hoạt động 3:Tổng kết về từ và môi trường
Bài tập 2 Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ:
+ Tìm các từ chỉ các sự vật trong môi trường: thuỷ quyển, sinh quyển, khí quyển.
+ Tìm các từ ngữ chỉ các hành động bảo vệ môi trường: thuỷ quyển, sinh quyển, khí quyển.
- Yêu cầu các nhóm làm vào bảng nhóm. Các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp theo dõi bổ sung cho các nhóm làm cha đúng, đủ. GV nhận xét, khen ngợi những nhóm làm tốt.
Tổng kết vốn từ về môi trờng
Sinh quyển
(môi trờng động, thực vật)
Thuỷ quyển
( môi trờng nớc)
Khí quyển
(môitrờng không khí
Các sự vật trong môi trờng
Rừng; con ngời; thú( hổ báo cáo…); chim ( cò, vạc, đại bàng); cây lâu năm (lim, gụ, sếu…); cây ăn quả ( cam, quýt, xoài,…); cây rau ( rau muống, cải cúc, rau cải …) cỏ, ….
Sông, suối, ao, hồ, biển, đại dơng, khe, thác,…
Bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu
Những hành động bảo vệ môi trờng
Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, trồng rừng ngập mặn, chống buôn bán động vật hoang dã, chống săn bắt thú rừng, chống đốt nơng,..
Giữ sạch nguồn nớc, lọc nớc thải công nghiệp,…
Lọc khói công nghiệp, xử lí rác, chống ô nhiễm bầu không khí,..
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về ôn bài và chuẩn bị cho bài sau.
Toán
Tiết 88 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Biết:
- Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các phép tính với số thập phân.
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Làm được các bài tập phần 1, phần 2 ( bài 1,2).
II. Các hoạt động DH chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS làm bài tập 2 trong vở bài tập.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
Phần 1: HS tự làm vào vở. Sau đó chữa bài có thể trình bày miệng.
Bài 1: Khoanh vào B.
Bài 2: Khoanh vào C.
Bài 3: Khoanh vào C.
Phần 2: HS tự làm bài vào vở.
- Làm xong chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tính.
Bài 1:- HS đặt tính rồi tính.
Bài 2: - Kết quả là: 8m 5dm = 8,5m
8m2 5dm2 = 8,05m2
Bài 3:(HS khá giỏi làm)
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
15 + 25 = 40 ( cm)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
2400 : 40 = 60 ( cm )
Diện tích hình tam giác MDC là:
60 x 25 : 2 = 750 ( cm2)
Đáp số: 750 cm2
Bài 4: :(HS khá giỏi làm)
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập vào vở bài tập, học bài ở nhà và chuẩn bị bài cho tiết sau: Kiểm tra định kì cuối học kì 1
____________________________________________Khoa học
Tiết 36 hỗn hợp
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Cách tạo ra một hỗn hợp
- Kể tên một số hỗn hợp
- Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
- Các KNS cần GD: KN bình luận đánh giá, KN lựa chọn phương án thích hợp.
II. Đồ dùng dạy – học
- Chuẩn bị: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột; chén nhỏ; thìa nhỏ.
III. Hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu điều kiện để một chất chuyển từ thể này sang thể khác.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: thực hành “tạo một hỗn hợp gia vị”
- GV cho HS làm việc theo nhóm. Nhóm trường điều khiển nhóm mình làm các nhiệm vụ sau: Tạo một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. Công thức pha do từng nhóm quyết định và ghi theo mẫu sau trong SGK
- Nhóm trưởng cho các bạn quan sát và nếm riêng từng chất: muối, mì chính, hạt tiêu. Ghi nhận xét vào báo cáo.
- GV cho HS thực hành tạo ra hỗn hợp khác như hỗn hợp muối vừng,…
b) Thảo luận các câu hỏi:+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
- Đại diện mỗi nhóm nêu công thức trộn gia vị và mời các nhóm khác nếm thử gia vị của nhóm mình. Các nhóm nhận xét
- Tiếp theo, GV cho HS phát biểu hỗn hợp là gì? - GV kết luận như SGK
Hoạt động 3: Thảo luận
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trả lời câu hỏi trong SGK:
- Không khí là một chất hay là một hỗn hợp?
- Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp, các nhóm khác bổ sung. - GV kết luận
Hoạt động 4: Trò chơi “ tách các chất ra khỏi hỗn hợp”
- GV đọc câu hỏi (ứng với mỗi hình). Các nhóm nào thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào lắc chuông trước được trả lời trước. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng là thắng cuộc.
Hoạt động 5: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện theo các bước như yêu cầu ở mục Thực hành trang 75 SGK. Thư kí của nhóm ghi lại các bước làm thực hành vào vở BT
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học - Dặn HS làm bài tập và học bài ở nhà
____________________________________________
Lịch sử
Tiết 18 Kiểm tra định kì cuối học kì 1
Kiểm tra theo phiếu của sở giáo dục
___________________________________________
Thứ 5 ngày 19 tháng 12 năm 2010
Luyện từ và câu
Tiết 36 Ôn tập cuối học kì 1( Tiết 5)
I. Mục tiêu
- Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyệncủa bản thân trong học kỳ 1, đủ 3 phần( phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết.
- Các KNS cần GD: KN thể hiện sự cảm thông, KN đặt mục tiêu.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc học và làm bài tập ở nhà của HS.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
* Thực hành viết thư
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài.
- Hướng dẫn HS cách làm bài:
+ Nhớ lại cách viết thư đã học ở lớp 3.
+ Đọc kĩ các gợi ý trong SGK.
+ Em viết thư cho ai? Người ấy đang ở đâu?
+ Dòng đầu thư viết như thế nào?
+ Em xưng hô với người thân như thế nào?
+ Phần nội dung thư nên viết: Kể lại kết quả học tập và rèn luyện của mình trong học kì 1. Đầu thư: Thăm hỏi tình hình sức koẻ, cuộc sống của người thân, nội dung chính em kể về kết quả học tập, rèn luyện, sự tiến bộ của em trong học kì 1 và quyết tâm học tốt trong học kì 2. Cuối thư em viết lời chúc người thân mạnh khẻ, lời hứa hẹn, chữ kí và tên.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi HS đọc bài của mình. Cả lớp theo dõi nhận xét.GV sửa lỗi diễn đạt cho HS.
3. Củng cố dặn dò
- Dặn HS học bài ở nhà chuẩn bị cho tiết sau
________________________________________________
Toán
Tiết 89: kiểm tra định kì cuối học kì 1.
Kiểm tra theo phiếu của sở giáo dục
______________________________________
Tập làm văn
Tiết35 ôn tập cuối học kì 1 ( Tiết 6)
I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc hiểu (lấy điểm)- Yêu cầu như ở tiết 1.
- Ôn luyện tổng kết chuẩn bị cho bài kiểm tra cuói học kì.
- Các KNS cần GD: KN thu thập và xử lý thông tin, KN tư duy
II. Đồ dùng:
- Thăm ghi tên các bài tập đọc - HTL như tiết 1
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2: Kiểm tra đọc ( số HS còn lại)
- Tiến hành tương tự như tiết 1
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Gọi HS phát biểu. HS khác bổ sung. GV nhận xét , kết luận lời giải đúng.
a) Từ trong bài đồng nghĩa với biên cương là biên giới.
b) Trong khổ thơ 1, từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
c) Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ: em và ta.
d) Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra, VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Hoàn chỉnh và viết lại vào vở câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra
________________________________________________________________
Địa lí
Tiết 18: kiểm tra định kì cuối học kì 1.
Kiểm tra theo phiếu của sở giáo dục
Thứ 6 ngày 20 tháng 12 năm 2013
Toán
Tiết 87: Hình thang
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
- Nhận biết hình thang vuông.
- Làm được bài tập 1, 2, 4 SGK.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra học kì 1
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hình thành biểu tượng về hình thang
- HS quan sát hình vẽ “cái thang” trong SGK, nhận ra hình ảnh của hình thang. Sau đó HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình thang ABCD trong SGK và trên bảng.
Hoạt động 3: Nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
- GV đặt các câu hỏi gợi ý để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình thang.
+ Có mấy cạnh? (4 cạnh)
+ Có hai cạnh nào song song với nhau? (AB và CD)
Từ đó HS tự nêu nhận xét: Hình thang có hai cạnh song song với nhau.
- GV kết luận như SGK
- Gọi một vài HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại các đặc điểm của hình thang.
Hoạt động 4: Thực hành
Bài 1: Nhằm củng cố biểu tượng về hình thang
- GV yêu cầu HS tự làm bài, rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo
Bài 2: - GV yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi một HS nêu kết quả để chữa chung cho cả lớp
Bài 3: ( HS làm nếu còn thời gian).
Bài 4: - GV nên tổ chức cho HS thực hành ghép hình trên những mẫu vật thực (làm bằng nhựa hoặc bằng giấy cứng).
3. Dặn dò. - Về làm bài tập trong SGK
Luyện từ và câu
Tiết 36 Kiểm tra đọc- hiểu, luyện từ và câu (Tiết 7 )
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra việc đọc hiểu và luyện từ và câu.
- Các KNS cần GD: KN đảm nhận trách nhiệm, KN quản lý thời gian
II. Đồ dùng:
- GV phô tô đề ( trang 343 và 344 SGK ).
III. Các hoạt động DH:
- Giới thiệu bài.
- GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.
- GV phát đề kiểm tra cho HS
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài và cách làm bài.
- HS làm bài thời gian 30 phút.
- HS làm xong, GV thu bài chấm.
- GV đánh giá theo biểu điểm mỗi câu 1 điểm.
Đáp án
Câu 1: ý b
Câu 2: ý a
Câu 3: ý c
Câu 4: ý c
Câu 5: ý b
Câu 6: ý b
Câu 7: ý b
Câu 8: ý a
Câu 9: ý c
Câu 10: ý c
Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết kiểm tra.
- Dặn HS làm bài tập vào vở bài tập
Tập làm văn
Tiết 36 ôn tập cuối học kì 1 ( Tiết 8 )
Kiểm tra theo phiếu của sở giáo dục
-------------------------------------------------------
File đính kèm:
- TKBDL5 - TUAN 18 HONG.doc