Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 17 - Cô Hồng

I- MỤC TIÊU:

- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.

 - Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống cả thôn.

- Các KNS cần GD: KN đảm nhận trách nhiệm

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1.Kiểm tra bài cũ

- HS đọc lại bài Thầy cúng đi bệnh viện , trả lời câu hỏi về nội dung bài

2. Bài mới:

 Hoạt động 1:Giới thiệu bài

Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc

- Một HS khá, giỏi (hoặc 2 HS tiếp nối nhau) đọc toàn bài.

- Chia bài làm 3 phần để luyện đọc ( như SGV)

- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. GV giúp HS đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài; giải nghĩa thêm các từ tập quán (thói quen), canh tác

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 17 - Cô Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D: KN nhận thức, KN hợp tác III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS trình bày bài tập đã làm ở nhà. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài. - Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - HS đọc đề bài - HS nêu yêu cầu của bài tập. + HS nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 4: Trong Tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào? HS phát biểu ý kiến. + Tổ chức cho HS làm việc và báo cáo kết quả (HS tự làm bài vào VBT, Hai HS làm bài trên bảng lớp). GV và cả lớp nhận xét, góp ý toàn bài. Bài tập 2:- GV dạy theo quy trình ở BT1. - Lời giải: a) đánh trong các từ ngữ đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là một từ nhiều nghĩa. b) trong veo, trong vắt, trong xanh là những từ đồng nghĩa với nhau. c) đậu trong các từ ngữ thi đậu, chim đậu trên cành là những từ đồng âm với nhau Bài tập3: - HS đọc đề bài - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS trao đổi nhóm. - GV gợi ý để HS trả lời nhưng không yêu cầu HS thể hiện thật chính xác: a) Các từ đồng nghĩa với tinh ranh là tinh nghịch, tinh khôn, rnah mãnh, ranh ma, ma lanh, khôn ngoan, khôn lỏi,.. - Các từ đồng nghĩa với dâng là tặng, nộp, cho, biếu, đưa,.. - Các từ đồng nghĩa với êm đềm là êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm,… Bài tập 4 : - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm bài vào vở bài tập. - 1 HS làm bài trên bảng. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Có mới nới cũ./ Xấu gỗ, tốt nước sơn./ Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, dặn HS học và làm bài tập ở nhà. Toán Tiết 84 Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm I. Mục tiêu: - Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm. - Làm được các bài tập. II. Đồ dùng dạy - học: - Máy tính bỏ túi cho các nhóm HS. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2HS chữa bài ở nhà 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40 - Một HS nêu cách tính theo quy tắc: - Tìm thương của 7 và 40 .Nhân với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải thương tìm được. Hoạt động 2: Cách tính 34% của 56 - Một HS nêu cách tính (theo quy tắc đã học): 56 x 34 : 100 - Cho các nhóm tính, GV ghi kết quả lên bảng. Sau đó nói: Ta có thể thay 34 : 100 bằng 34%. Do đó ta ấn các nút: 56 x 34% Hoạt động 3: Tìm một số biết 65% của nó bằng 78 - Một HS nêu cách tính đã biết:78 : 65 x 100 - Sau khi HS tính, GV gợi ý các ấn nút để tính là:78 : 65% - Từ đó HS rút ra cách tính nhờ máy tính bỏ túi. Hoạt động 4: Thực hành Bài 1, 2(dòng 1, 2): Cho từng cặp HS thực hành theo cặp - Sau đó cho các nhóm tự tính và nêu kết quả. 3. Dặn dò: - Về làm bài tập và chuẩn bị bài sau. _____________________________________ Địa lý Tiết 17 Ôn tập học kì i I.Mục tiêu: - Giúp HS hệ thống hoá các kiến thức đã học về : + Vị trí giới hạn của nước ta. + Khí hậu, sông ngòi, biển, đất đai của nước ta + Dân cư các ngành kinh tế II.Đồ dùng dạy- học: - Bản đồ Việt Nam, bản đồ dân cư, kinh tế - Phiếu học tập. - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. III.Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiêm tra lại các kiến thức đã học ở học kì 1 2. Bài mới: Hoạt động 1;Giới thiệu bài Hoạt động 2: Ôn tập củng cố kiến thức từ bài 1-7 - GV treo bản đồ Việt Nam - HS lên chỉ và mô tả vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ - HS làm các bài tập trong vở bài tập địa lí Hoạt động 3: Củng cố kiến thức từ bài 8-16 - HS thảo luận nhóm4 hoàn thành các bài tập SGK - Đại diện nhóm trình bày ( mỗi nhóm một câu ) - Các nhóm khác nhận xét 3. Củng cố dặn dò: - Dặn HS ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối kìI. ___________________________________________________________________ Tập làm văn Tiết33 ôn tập về viết đơn I- Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn. Cụ thể: - Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn. - Biết viết một lá đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ. - Các KNS cần GD: KN ra quyết định/ giải quyết vấn đề , KN hợp tác II - Đồ dùng dạy - học: - VBT Tiếng Việt 5, tập một. III- Các hoạt động dạy - học: 1- Kiểm tra bài cũ: - HS đọc lại biên bản về việc cụ ún trốn viện (tiết TLV trước) 2- Bài mới: - Giới thiệu bài:Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn luyện cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn. Còn một học kì nữa, các em sẽ kết thúc cấp Tiểu học, biết điền nội dung vào lá đơn xin học ở trờng trung học cơ sở, biết viết một lá đơn đúng quy cách là một kĩ năng cần thiết, chứng tỏ sự trưởng thành của các em. - Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: HS đọc đề bài: Đơn in học - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm bài vào vở bài tập. - HS trình bày miệng. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.Lưu ý HS về cách trình bày hình thức và ND lá đơn Bài tập 2 - HS đọc đề bài: Em hãy viết đơn gửi BGH xin cho được học môn tự chọn ngoại ngữ. - HS nêu yêu cầu của bài tập - HS làm bài vào vở bài tập. - 2 HS trình bày bài lên bảng - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ các mẫu viết đơn đúng thể thức khi cần thiết. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. ___________________________________________________________________ Thứ 6 ngày 13 tháng 12 năm 2013 Toán Tiết 85 Hình tam giác I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết đặc điểm của hình tam giác: có ba đỉnh, ba góc, ba cạnh. - Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc). - Nhận biết đáy và chiều cao (tương ứng) của hình tam giác. - Làm được bài tập 1, 2 SGK. II. Đồ dùng dạy - học: - Các dạng hình tam giác. Êke. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác - HS chỉ ra ba đỉnh, ba góc, ba cạnh của mỗi hình tam giác. - HS viết tên ba góc, ba cạnh của một hình tam giác. Hoạt động 3: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác (theo góc) - GV giới thiệu đặc điểm: + Tam giác có ba góc nhọn. + Tam giác có một góc tù và hai góc nhọn + Tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn. Hoạt động 4: Giới thiệu đáy và chiều cao - Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh (A) vuông góc với đáy tương ứng (BC) gọi là chiều cao của hình tam giác (ABC). - HS tập nhận biết chiều cao của hình tam giác (dùng êke) trong các trường hợp: Hoạt động 4: Thực hành Bài 1,2: HS làm vào vở rồi chữa bài Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Về làm bài tập ở nhà và chuẩn bị bài sau. ________________________________________ Luyện từ và câu Tiết34 ôn tập về câu I- Mục tiêu: 1. Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến. 2. Củng cố kiến thức về các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? AI là gì?) Xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu. - Các KNS cần GD: KN tự nhận thức, KN tìm kiếm và xủ lý thông tin II - Đồ dùng dạy - học: - Hai tờ giấy khổ to viết sẵn các nội dung cần ghi nhớ các kiểu câu III- Các hoạt động dạy - học: 1- Kiểm tra bài cũ: - HS làm lại các BT1 tiết LTVC trước. - GV nhận xét cho điểm. Bài mới: - Giới thiệu bài: - Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - HS đọc toàn bộ nội dung BT1. - GV hỏi, HS trả lời: + Câu hỏi dùng để làmgì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì? + Câu kể dùng để làmgì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì? + Câu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì? - GV dán lên bảng tờ giấy to đã viết sẵn những nội dung cần ghi nhớ. - Một HS nhìn bảng đọc lại những kiến thức cần nhớ. - HS đọc thầm mẩu chuyện vui Nghĩa của từ “cũng”, viết vào VBT các kiểu câu theo yêu cầu. 4 HS nối tiếp làm bài trên bảng lớp. HS khá, giỏi có thể tìm hiểu nhiều hơn một câu / mỗi kiểu. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Bài tập 2: - HS đọc nội dung BT2. - GV hỏi, HS trả lời: Các em đã biết những kiểu câu kể nào? GV dán lên bảng tờ giấy đã viết sẵn những nội dung cần ghi nhớ về 3 kiểu câu kể. - Một HS nhìn bảng đọc lại những kiến thức cần nhớ. - HS đọc thầm mẩu chuyện Quyết định độc đáo, làm bài vào VBT (gạch một gạch chéo giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, gạch hai gạch chéo giữa chủ ngữ với vị ngữ). - 3 HS làm bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. 3.Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS nắm vững các thành phần và các kiểu câu kể Tập làm văn Tiết 34 Trả bài văn tả người I- Mục tiêu: - Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày. - Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu chữa trong bài viết của mình, tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn. - Các KNS cần GD: KN tự nhận thức, KN đảm nhận trách nhiệm III- Các hoạt động dạy - học: 1- Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra vở, chấm điểm đơn xin được học môn học tự chọn từ 1-2 HS. 2- Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Hoạt động 2: GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp. a) Nhận xét về kết quả làm bài -Nhận xét chung về bài làm của cả lớp : + Những ưu điểm chính: - Những sai sót, hạn chế: b) Thông báo điểm số cụ thể Hoạt động 3: Hướng dẫn HS chữa bài. - GV trả bài cho từng HS. a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung - Một số HS lên bảng chữa từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. - HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng . b) Hướng dãn HS sửa lỗi trong bài. - HS đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bện canh để rà soát việc sửa lỗi. - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS trong lớp. HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình - Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn : đoạn tả ngoại hình, tính tình hoặc hoạt động của nhân vật, đoạn mở bài hoặc kết bài. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cho bài văn để nhận đánh giá tốt hơn. _____________________________________

File đính kèm:

  • doctuan 17.doc
Giáo án liên quan