I- MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văm với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông
- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Các KNS cần GD: KN tự nhận thức, KN tư duy sáng tạo
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 16 - Cô Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háng chiến của nhân dân ta được thể hiện ra sao?
+ Tình hình hậu phương trong những năm 1951 – 1952 có tác động gì đến cuộc kháng chiến?
* Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm và cả lớp):
- GV chia lớp thàng 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ:
Nhóm 1: Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
Nhóm 2: Tìm hiểu Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc:.
Nhóm 3: Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt:
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* Hoạt động 4: (làm việc cả lớp)
- GV kết luận về vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến).
3. Củng cố dặn dò;
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK và làm bài tập vào vở BT để củng cố
___________________________________________
Thứ 5 ngày 5 tháng 12 năm 2013
Luyện từ và câu
Tiết 31 Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu:
- Thống kê được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.( BT2)
- Các KNS cần GD: KN tự nhận thức, KN hợp tác.
II. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm lại các BT2-4 của tiết LTVC trước.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 - HS đọc YCBT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả.
- HS khác NX – GV chốt ý đúng:
Từ
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
Nhân hậu
Nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu,…
Bất nhân, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo,..
Trung thực
Thành thực, thành thật, thật thà, thực thà, chân thật, thẳng thắn,…
Dối trá, gian dối, gian manh, giao giảo, giả dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc,…
Dũng cảm
Anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, gan dạ, dám nghĩ dám làm,..
Hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược,…
Cần cù
Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo, chịu thương, chịu khó,..
Lời biếng, lời nhác, đại lãn,…
Bài tập 2: Tiến hành tương tự bài 1.
- HS đọc YCBT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc độc lập và báo cáo kết quả.
- HS khác NX – GV chốt ý đúng:
- GV chấm điểm 1 số bài
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà xem lại BT2 và chuẩn bị bài cho tiết sau.
Toán
Tiết 79 Giải bài toán về tỉ số phần trăm (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
-Vận dụng giải bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của nó. Làm được bài tập 1, 2 SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bài tập 1, 2 trong vở bài tập của tiét trước.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tính một số biết 52,5% của nó là 420
GV đọc bài toán ví dụ và tóm tắt lên bảng: 52,5% số HS toàn trường là 420 HS.
100% số HS toàn trường là ... HS ?
- HS dễ dàng đi đến cách tính: 420 : 52,5 x 100 = 800 (HS)
- Một HS phát biểu quy tắc, một HS khác nhắc lại:
Muốn tìm một số biết 52,5% của nó là 420, ta lấy 420 chia cho 52,5 và nhân với 100.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài giải mẫu
- HS đọc bài toán trong SGK, GV cùng HS giải và ghi bài giảng lên bảng.
Hoạt động 4: Thực hành
Bài 1: HS tự làm sau đó chữa bài
Số HS của trường Vạn Thịnh là:
552 : 92 x 100 = 600 ( em)
Bài 2: HS tự làm sau đó GV chấm và chữa bài
Tổng số sản phẩm là:
732 : 91,5 x 100 = 800 9 ( sản phẩm)
Bài 3( HS làm)
3. Dặn dò.
- Về làm bài tập trong SGK
_________________________________
Địa lí
Tiết 16 ôn tập
I – Mục tiêu:
Học xong bài này,HS :
- Biết 1 số đặc điểm về địa lí tự nhiên, dân cư, các ngành kinh tế của nước ta.
- Xỏc định đựơc trờn bản đồ một số thành phần, trung tõm cụng nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
II. đồ dùng dạy học:
- Cỏc bản đồ : Phõn bố dõn cư, Kinh tế VN.
- BĐ trống Việt Nam
III, các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS trả lời 3 cõu hỏi 1,2,3 - SGK/100
2. Bài mới :
Hoạt động 1;Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV nêu yêu cầu làm việc của mỗi nhóm.
Bước 1 : Mỗi nhúm hoàn thành một bài tập SGK/101
Bước 2 : Đại diện nhúm trỡnh bày kết quả, cỏc nhúm khỏc bổ sung hoàn thiện kiến thức.
- HS chỉ bản đồ treo tường và sự phõn bố dõn cư, một số ngành kinh tế của nước ta.
- G/V chốt ý.
* Hoạt động 3: Trũ chơi những ụ chữ ký hiệu
Bước 1 : GV chọn 2 đội chơi phỏt cho mỗi đội 1 lỏ cờ.
Bước 2 : GV lần lượt đọc gợi ý từng cõu hỏi về một tỉnh. HS 2 đội giành quyền trả lời bằng phất cờ. Đội thắng cuộc là đội cú nhiều bảng ghi tờn cỏc Tỉnh trờn bản đồ.
Bước 3 : Đỏnh giỏ nhận xột
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau lần lượt đọc tên các tỉnh vừa tìm được.
- GV gợi ý để HS nêu nội dung của phần ghi nhớ trong sách giáo khoa ( 3 – 4 HS nhắc lại)
3. Củng cố dặn dò:
- HS làm bài tập vào vở bài tập để củng cố.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và đọc trước bài 17/102
…………………………………………………………………
Tập làm văn
Tiết 31 Tả người (Kiểm tra viết)
I- Mục tiêu:
- HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy.
- Các KNS cần GD: KN đảm nhận trách nhiệm
II. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: Trong các tiết TLV từ tuần 12, các em đã học văn miêu tả người (Cấu tạo, Quan sát và chọn lọc chi tiết, Luyện tập tả ngoại hình, Luyện tập tả hoạt động). Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành viết một bài văn tả người hoàn chỉnh thể hiện kết quả đã học.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra
- Một HS đọc 4 đề kiểm tra trong SGK
- GV nhắc HS: Nội dung kiểm tra không xa lạ với các em vì đó là những nội dung các em đã thực hành luyện tập. Cụ thể: Các em đã quan sát ngoại hình hoặc hoạt động của các nhân vật rồi chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết và từ dàn ý đó chuyển thành đoạn văn. Tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh cả bài văn.
- Một vài HS cho biết các em chọn đề nào.
- GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có)
Hoạt động 3. HS làm bài kiểm tra
- HS làm bài – GV theo dõi giúp đỡ.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết làm bài. Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV tới Làm biên bản một vụ việc.
___________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 6 tháng 12 năm 2013
Toán
Tiết 80 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:Ôn lại 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
- Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Tính một số phần trăm của một số.
- Tính một số biết một số phần trăm của nó.
- Làm được bài tập 1(b), 2(b), 3(a) SGK.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
? Muốn tìm một số biết phần trăm của nó ta làm thế nào.
- 1 HS làm bài tập 1 của tiết trước.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Ôn giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm
- Các bài tập 1, 2, 3 là những bài tập cơ bản, HS nhắc lại cách giải bài toán trong các tiết trước.
- GV có thể cho HS tự giải
- Sau đó cho các nhóm nhỏ so sánh bài giải với nhau.
- GV chữa chung từng bài. Đáp án:
Bài 1(b): Anh Ba làm được là:
126 : 1200 = 0,105
= 10,5 %
Bài 2( b): Cửa hàng đó lãi số tiền là:
6 000 000 : 100 x 15 = 900 000 ( đồng)
Bài 3(a): số đó là: 72 : 30 x 100 = 240
3. Dặn dò.
- Về làm bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau
_________________________________
Luyện từ và câu
Tiết 32 Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu:
- HS tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.
- HS tự kiểm tra được khả năng dùng từ của mình.biết đặt câu theo y/c bài tập.
- Các KNS cần GD: KN tư duy, KN tìm kiếm và xử lý thông tin
II. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ
- HS làm lại các BT1, 2 tiết LTVC trước.
2. Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 - HS đọc YCBT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi và báo cáo kết quả.
- HS khác NX – GV chốt ý đúng:
Câu a: Các nhóm đồng nghĩa:
+đỏ – điều – son + xanh – biếc- lục
+ Trắng – bạch + hồng - đào
Câu b:
+ Bảng màu đen gọi là bảng đen + Mèo màu đen gọi là mèo mun
+ Mắt màu đen gọi là mắt huyền +Chó màu đen gọi là chó mực.
+ Ngựa màu đen gọi là ngựa ô + Quần màu đen gọi là quần thâm.
Bài tập 2: Một HS giỏi đọc bài văn Chữ nghĩa trong văn miêu tả của Phạm Hổ. Cả lớp chăm chú theo dõi trong SGK.
- GV giúp HS nhắc lại những nhận định quan trọng của Phạm Hổ:
+ Trong miêu tả người ta hay so sánh. HS tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
+So sánh thường kèm theo nhân hóa. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, để tả tâm trạng. HS tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong đoạn 2.
+Trong quan sát miêu tả, người tìm ra cái mới, cái riêng. Không cái mới, cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tửơng. HS nhắc lại VD về một câu văn có cái mới, cái riêng.
Bài tập 3: HS đọc YCBT
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân và báo cáo kết quả. Lưu ý HS: chỉ cần đặt 1 câu.
- HS khác NX – GV chốt ý đúng:
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS thuộc những từ ngữ tìm được ở BT1a; đọc lại các bài LTVC trong các sách để chuẩn bị cho tiết học tới:
Tập làm văn
Tiết 32 Làm biên bản cuộc họp
I- Mục tiêu:
- Củng cố cách làm biên bản cuộc họp
- Các KNS cần GD: KN ra quyết định, giải quyết vấn đề, KN hợp tác
II. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc đoạn văn tả hoạt động của một em bé đã được viết lại.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Củng cố làm biên bản
- GV ghi đề bài lên bảng
Đề bài: Ghi lại biên bản họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử.
- Yêu cầu HS đọc đề
? Nêu yêu cầu của đề
- HS làm việc cá nhân – làm biên bản vào vở
- HS làm xong GV chấm, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh biên bản trên và chuẩn bị bài sau: Ôn tập về viết đơn.
_________________________________________
File đính kèm:
- TKBDL5 - TUAN 16 HONG.doc