Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 15 - Cô Hồng

1. Biết đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc, giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn

 2. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

- Các KNS cần GD: KN các định giá trị, KN tự nhận thức

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 15 - Cô Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm I. Mục tiêu: - HS bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm - Biết viết 1 số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. - Làm được bài tập 1, 2 SGK. II. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - HS làm bài tập 1 của tiết trước. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm (Xuất phát từ tỉ số) - GV giới thiệu hình vẽ trên bảng, hỏi: Tỉ số giữa diện tích trồng hoa và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu? (25:100) - GV viết: 25 : 100 = 25%; 25% là tỉ số phần trăm. Cho HS tập viết ký hiệu %. Hoạt động 2: ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm. - GV ghi vắn tắt lên bảng: Trường có 400 HS, trong đó có 80 HS giỏi. Yêu cầu HS: * Viết tỉ số giữa số HS giỏi và số HS toàn trường (80 : 400). * Đổi thành phân số thập phân * Viết thành tỉ số * Viết tiếp vào chỗ chấm: 20 : 100 = …..% (Viết số 20) * Viết tiếp vào chỗ chấm: Số HS giỏi chiếm … số HS toàn trường (20 %). Hoạt động 3: Thực hành Bài 1,2:- HS trao đổi với nhau (từng cặp hoặc từng nhóm nhỏ), 2 HS trả lời lời miệng theo yêu cầu của đề bài. Bài 3( HS làm nếu còn thời gian): - GV gợi ý cách làm như sau: (Bước 1: Đổi phân số thành phân số thập phân. Bước 2: Đổi mặt tỉ số. Bước 3: viết kí hiệu %). 3. Dặn dò. - Về làm bài tập trong SGK. ________________________________________ Địa lí Tiết 15 THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I – Mục tiêu: Học xong bài này,HS : Biết sơ lược về cỏc khỏi niệm: thương mại, ngoại thương, nội thương; thấy được vai trũ của ngành thương mại trong đời sống và SX. Nờu được tờn cỏc mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta. Nờu được cỏc điều kiện thuận lợi để phỏt triển ngành du lịch ở nước ta. Xỏc định trờn BĐ cỏc trung tõm thương mại Hà Nội, TP HCM và cỏc trung tõm du lịch lớn ở nước ta. II - đồ dùng dạy học Bản đồ Hành chớnh VN. III – các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ : Nước ta cú cú những loại hỡnh giao thụng nảo? Dựa vào bản đồ cho biết tuyến đường sắt Bắc – Nam và QL 1A 2. Bài mới : Hoạt động 1;Giới thiệu bài * Hoạt động 2; Tìm hiểu hoạt động thương mại - HS dựa vào SGK trả lời cỏc cõu hỏi sau : - Thương mại gồm những hoạt động nào? - Những địa phương nào cú hoạt động thương mại nhất cả nước - Nờu vai trũ của ngành thương mại. - Kể tờn cỏc mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta - HS trỡnh bày kết quả, chỉ trờn bản đồ cỏc trung tõm thương mại lớn nhất cả nước. - GV kết luận như SGV/112 * Hoạt động 3 : Tìm hiểu ngành du lịch Làm việc theo nhúm - HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để : - Trả lời cỏc cõu hỏi của mục 2 – SGK. - Cho biết vỡ sao những năm gần đõy, lượng khỏch du lịch đến nước ta đó tăng lờn ? - Kể tờn cỏc trung tõm du lịch lớn của nước ta - HS trỡnh bày kết quả, chỉ trờn BĐ vị trớ cỏc trung tõm du lịch lớn. - GV kết luận.--> Bài học SGK 3. Củng cố, dặn dũ : HS trả lời 4 cõu hỏi SGK. - Làm bài tập vào vở bài tập và về nhà chuẩn bị bài cho tiết sau ___________________________________________________________________ Tập làm văn Tiết 29 Luyện tập tả người (Tả hoạt động) I- Mục tiêu: - Xác định được các đoạn của một bài văn tả người, nội dung của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động trong đoạn. - Viết được một đoạn văn tả hoạt động của người thể hiện khẳ năng quan sát và diễn đạt. - Các KNS cần GD: KN tư duy, KN thể hiện sự tự tin II. Đồ dùng dạy – học - Ghi chép của HS về hoạt động của một người thân hoặc một người mà em yêu mến. III. Các hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ - HS đọc lại biên bản cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội (tiết TLV tuần trước) 2. Bài mới: Hoạt động 1;Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 -HS đọc YCBT. - HS nêu yêu cầu của bài tập . - HS làm bài tập và trình bày kết qủa - GV chốt ý đúng : a) Bài văn có 3 đoạn: - Đoạn 1: Tả bác Tâm vá đường. - Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm. - Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong. Bài tập 2 : - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS (Quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người thân hoặc một người mà em yếu mến). - Một số HS giới thiệu người các em sẽ chọn tả hoạt động (là cha, mẹ hay cô giáo…) - HS viết và trình bày đoạn văn đã viết. - GV chấm điểm một số bài làm. - GV nhận xét bài viết của HS 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV tới. Lưu ý HS: + Có thể quan sát một bạn cùng lớp, cùng phố, cùng làng hoặc một bạn em gặp ở nơi công cộng. Em cũng có thể quan sát em gái, em trai của một em hoặc em bé con cô bác hàng xóm. Dù có ấn tượng từ trước về một người bạn hoặc em bé, vẫn phải quan sát lại để những ấn tượng, chi tiết đã có trở nên rõ ràng, chính xác hơn. + Khi sắp xếp kết quả quan sát, cần tập trung vào những hoạt động nổi bật, những chi tiết đặc sắc giúp thể hiện tính nết của người bạn hoặc em bé. ___________________________________________________________________ Thứ 6 ngày 29 tháng 11 năm 2013 Toán Tiết 75: Giải bài toán về tỉ số phần trăm. I.Mục tiêu: - Biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số. - Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số % của hai số. - Làm được bài tập 1, 2(a,c), 3 SGK II. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - HS làm bài tập 1, 2 của tiết trước. 2. Bài mới: Hoạt động 1:Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tính tỉ số phần trăm của hai số 303 và 600 GV đọc bài toán ví dụ, ghi tóm tắt lên bảng: Số HS toàn trường: 600 Số HS nữ: 303 - HS làm theo yêu cầu của GV. * Viết tỉ số giữa HS nữ và số HS toàn trường (303 : 600) * Thực hiện phép chia (303: 600 = 0,505) - GV: Vậy ta có thể viết gọn cách tính như sau: 303 : 600 = 0,505 = 50,5% - Hai HS nêu quy tắc gồm hai bước: * Chia 303 cho 600 * Nhân với 100 và viết kí hiệu % vào sau thương. Hoạt động 3: áp dụng vào giải toán có nội dung tính tỉ số phần trăm. - GV đọc bài toán trong SGK và tóm tắt. - HS tính theo nhóm. Sau đó một vài HS nêu miệng lời giải. Hoạt động 4: Thực hành Bài 1: HS viết lời giải vào vở bài tập, sau đó so sánh kết quả với nhau. Bài 2(a,b): Cho từng cặp HS trao đổi và cùng làm. Một vài HS nêu kết quả. Bài 3: HS đọc đề - Làm vào vở - GV chấm, chữa bài: Số HS nữ chiếm : 13 : 25 = 0,52 0,52 = 52% 3.Dặn dò.Về làm bài tập trong SGK. _______________________________________ Luyện từ và câu Tiết 30 Tổng kết vốn từ I- Mục tiêu: - HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước; từ ngữ miêu tả hình dáng của người; các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn. - Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể. - Các KNS cần GD: KN tự nhận thức, KN tìm kiếm và xử lý thông tin II. Các hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ - HS làm 1 bài tập trong tiết LTVC trước. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1- HS đọc YC BT - HS thảo luận nhóm đôi. - 4 HS trình bày trên bảng ( a,b,c,d ). - HS khác NX – GVchốt ý đúng : GV lưu ý: chấp nhận ý kiến khi HS liệt kê các từ ngữ chỉ nghề nghiệp vừa có ý nghĩa khái quát (như công nhân) , có ý nghĩa cụ thể (như: thợ xây, thợ điện, thợ nước), tương tự như vậy với nông dân (nghề nghiệp khái quát), thợ cấy, thợ cày, thợ gặt (nghề nghiệp cụ thể) Bài tập 2:HS đọc YCBT. - HS trao đổi nhóm viết ra giấy nháp những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao tìm được. (Để tiết kiệm thời gian. HS chỉ viết mấy chữ đầu của thành ngữ, tục ngữ, ca dao đó. GV chia nhỏ việc cho mỗi nhóm : nhóm tìm những câu nói về quan hệ gia đình; nhóm tìm những câu nói về quan hệ thầy trò; nhóm khác – những câu nói về quan hệ bạn bè.) - HS viết VBT mỗi nhóm thành ngữ, tục ngữ ít nhất 2 câu. Bài tập 3:- Cách tổ chức thực hiện tương tự BT2. Bài tập 4:- HS viết đoạn văn nhiều hơn 5 câu, không nhất thiết câu nào cũng cần có từ ngữ miêu tả hình dáng. 3: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh hoặc viết lại đoạn văn ở BT4 cho hay hơn. _________________________________________ Tập làm văn Tiết 30 Luyện tập tả người (Tả hoạt động) I- Mục tiêu: - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói. - Biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé. - Các KNS cần GD: KN tư duy, KN xác định giá trị tình cảm II. Các hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ - GV chấm đoạn văn tả hoạt động của 1 người (tiết TLV trước) đã được viết lại. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập - HS đọc YCBT .HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS chuẩn bị dàn ý vào VBT và trình bày dàn ý trước lớp (một số HS trình bày bằng giấy to trên bảng lớp). GV cùng cả lớp góp ý, hoàn thiện dàn ý: Mở bài: Bé Bông – em gái tôi, đang tuổi bi bô tập nói, chập chững tập đi. Thân bài 1. Ngoại hình: Nhận xét chung: bụ bẫm Chi tiết: - Mái tóc: thưa, mềm như tơ, buộc thành một túm nhỏ trên đỉnh đầu. - Hai má: bầu bĩnh, hồng hào. - Miệng: Nhỏ, xinh, hay cười. - Chân tay: trắng hồng, nhiều ngấn 2. Hoạt động :Nhận xét chung: như 1 cô bé búp bê biết đùa nghịch,khóc cười… Chi tiết: - Lúc chơi: lê la dưới sàn với một đống đồ chơi, ôm mèo, xoa đầu, cười khanh khách, - Lúc xem ti vi: + Ngồi xem, mắt chăm chú nhìn màn hình + Ai đùa nghịch lấy tay che mắt bé, đẩy tay ra, hét toáng lên. - Làm nũng mẹ:+ Kêu a…a…khi mẹ về + Vịn tay vào thành giường lẫm chẫm từng bước + Ôm mẹ, rúc mặt vào ngực mẹ, đòi ăn. Kết bài: Em rất yêu Bông. Hết giờ học là về nhà ngay với bé. Bài tập 2:-HS đọc YCBT. - GV đọc cho HS cả lớp nghe bài Em Trung của tôi để các em tham khảo. Nhắc HS chú ý đặc biệt đoạn tả hoạt động của bé Trung trong bài văn. - HS viết bài. - GV chấm điểm một số đoạn viết hay, đánh gía cao những đoạn viết chân thật, tự nhiên, thể hiện sự quan sát có cái riêng, sáng tạo. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh. - Dặn HS chuẩn bị giấy, bút cho bài kiểm tra viết (tả người) tuần 16.

File đính kèm:

  • docTKBDL5 - TUAN 15 HONG.doc
Giáo án liên quan