Thiết kế bài dạy lớp 4 Tuần 9 - 12 Năm học 2011 - 2012

- Kiến thức : Hiểu những từ ngữ mới trong bài; hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem đó là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: ước mơ của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

- Kỹ năng : Rèn kỹ năng đọc đúng, trôi chảy, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Thái độ : Giáo dục HS có ước mơ về nghề nghiệp tương lai của mình và nghề nào cũng đáng quý.

GDKNS: Lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng.

 

doc117 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 4 Tuần 9 - 12 Năm học 2011 - 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời giờ chưa? Hãy nêu thời gian biểu của em trong ngày. ® GV nhận xét. 2. Bài mới : Giới thiệu bài : GV hát 1 đoạn bài “ cho con”. Lời bài hát có đoạn. “ Ba sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực”. Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? Như vậy, là người con trong gia đình, em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng? Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ thêm. Hoạt động 1: Trình bày tiểu phẩm “ phần thưởng”. Mục tiêu: HS hiểu nội dung của tiểu phẩm và rút ra được kết luận. Cách tiến hành : GV kể câu chuyện “ Phần thưởng”. Căn cứ vào nội dung vừa kể, mỗi tổ cử 3 bạn: 1 dẫn truyện, 1 đóng vai Hưng, 1 bạn đóng vai bà của Hưng. Các em diễn lại tiểu phẩm “ phần thưởng”. HS nhận xét lẫn nhau + đặt câu hỏi cho nhân vật: + Nhân vật bà của Hưng: Bà cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng? Nhân vật Hưng: Vì sao bạn lại làm thế đối với bà? ® GV nhận xét, chốt : Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà. Hưng là 1 đứa cháu hiếu thảo. Hoạt động 2: Giải quyết tình huống. Mục tiêu: Biết nhận xét các hành vi và việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Cách tiến hành : GV nêu yêu cầu bài tập. Mời đại diện từng nhóm trình bày. GV kết luận: Việc làm của các bạn Loan (tình huống b), Hoài (tình huống d) Nhân (tình huống đ) Thể hiện được lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Việc làm của bạn Sinh (tình huống a) và bạn Hoàng (tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà cha mẹ. Hoạt động 3: Đặt tên tranh. Mục tiêu: Giúp HS từ hành vi trong tranh khái quát hóa thành tên để đặt cho tranh. Cách tiến hành : GV treo tranh cho cả lớp quan sát. Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và đặt tên cho tranh. Mời đại diện các nhóm nêu tên bức tranh và giải thích vì sao đặt tên ấy. Khen những nhóm có đặt tên tranh hay phù hợp. Kết luận: Chúng ta phải biết quan tâm, hiếu thảo với ông bà cha mẹ để gia đình luôn vui vẻ hạnh phúc. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. Vì sao chúng ta cần hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? Yêu cầu đọc ghi nhớ. Chuẩn bị: Tiết 2 . Nhận xét tiết học Thứ 6 ngày 18 tháng 11 năm 2011 Luyện từ và câu TÍNH TỪ (tt) I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Biết được một số tính từ thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. - Kỹ năng: Biết cách dùng các tính từ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. - GDKNS: Bồi dưỡng cho HS biết dùng tính từ trong các câu văn hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : + Bảng lớp viết sẵn 6 câu ở BT1, 2 phần nhận xét. + Bảng phụ viết BT1 phần Luyện tập. + Từ điển (nếu có). HS : SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ : Gọi 3 HS lên bảng đặt 2 câu với 2 từ nói về ý chí, nghị lực của con người. Gọi 3 HS dưới lớp đọc thuộc từng câu tục ngữ và nói ý nghĩa của từng câu. Nhận xét và cho điểm từng HS trả lời. Gọi HS nhận xét câu văn bạn viết trên bảng. Nhận xét và cho điểm từng HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài : Gọi HS nhắc lại thế nào là tính từ. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu và sử dụng các cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ. Mục tiêu: HS biết một số tính từ thể hiện mức độ đặc điểm, tính chất. Cách tiến hành : Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. Gọi HS phát biểu, nhận xét đến khi có câu trả lời đúng • Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy Giảng bài: Mức độ đặc điểm của tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép: trắng tinh, hoặc từ láy trăng trắng, từ tính từ trắng đã cho ban đầu. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. Gọi HS phát biểu, nhận xét đến khi có câu trả lời đúng. Kết luận: Có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. + Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho. + Thêm các từ rất, quá, lắm … vào trước hoặc sau tính từ. + Tạo ra phép so sánh. Hỏi: + Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất? GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: Ghi nhớ. Mục tiêu: HS nắm được nội dung ghi nhớ của bài. Cách tiến hành : Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. Yêu cầu HS lấy ví dụ về các cách thể hiện. Hoạt động 3 : Luyện tập. Mục tiêu: HS biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. Cách tiến hành : Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. Yêu cầu HS tự làm bài Gọi HS chữa bài và nhận xét. Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Gọi HS đọc lại đoạn văn. Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. Yêu cầu HS trao đổi và tìm từ. Gọi HS dán phiếu lên bàng và cử đại diện đọc các từ vừa tìm được. Gọi các nhóm khác bổ sung. Kết luận các từ đúng. Hoạt động 4 :Củng cố, dặn dò Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học. Cách tiến hành : Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu. Lớp chia thành 2 đội A , B. Mỗi đội cử ra 4 HS tiếp sức nhau đặt câu. GV nhận xét, tuyên dương. Chuẩn bị: MRVT “Ý chí - Nghị lực”. Nhận xét tiết học. Tập làm văn KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS biết kể viết 1 câu chuyện (đã được học trong các tiết Tập Đọc, Tập làm văn trước đó) theo hướng sáng tạo, tưởng tượng. Theo đúng yêu cầu đề, có nhân vật, sự việc, cốt truyện. - Kỹ năng: Rèn kĩ năng kể và giúp người đọc hiểu được ý nghĩa câu chuyện. - GDKNS : Giáo dục HS lòng say mê sáng tạo,yêu thích văn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Đề bài. HS: Giấy, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: Kiểm tra bút – giấy. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay, các em sẽ tiến hành kiểm tra viết về “ Kể chuyện” Hoạt động 1 : Giới thiệu đề bài. Mục tiêu: HS nắm yêu cầu đề mình chọn. Cách tiến hành : GV chọn đề cho các em viết. Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt 1 câu chuyện có 3 nhân vật: bà, mẹ ốm, người con hiếu thảo và một bà tiên. Hoạt động 2: HS làm bài. Mục tiêu: Kể lại 1 câu chuyện theo hướng sáng tạo và tưởng tượng, giúp người đọc hiểu ý nghĩa câu chuyện. Cách tiến hành : GV tạo không khí yên tĩnh để HS tập trung làm bài. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. Mục tiêu: Rút kinh nghiêm bài làm. Cách tiến hành : GV chấm + nhận xét bài làm xong. Nhận xét chung tiết học. Chuẩn bị: Trả bài văn kể chuyện. Hoạt động tập thể TUẦN 12 I . MỤC TIÊU : - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới . - Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ : - Báo cáo tuần 12 . - Kế hoạch tuần 13 . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động : Hát . 2. Báo cáo công tác tuần 12: - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua . - Lớp trưởng tổng kết chung . - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến . 3. Triển khai công tác tuần 13 : - Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam ( 20- 11) . - Tich cực bảo vệ và chăm sóc hoa . - Chuẩn bị tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ thi trong đợt chào mừng ngày 20-11. 4. Sinh hoạt tập thể : - Tiếp tục tập bài hát : Bông hồng tặng cô. - Chơi trò chơi : Chuyền hoa 5. Tổng kết : - Hát kết thúc . - Chuẩn bị : Tuần 13 . - Nhận xét tiết học . Luyện Toán LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU: - Giúp HS luyện tập, củng cố về: + Thực hiện phép nhân với số có hai chữ số. + Áp dụng nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan. - Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : SGK, VBT. HS : SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học. Hoạt động 1: Luyện tập. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về thực hiện phép nhân vời số có 2 chữ số. Cách tiến hành : Bài 1: ( VBT in trang ) GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. GV chữa bài, khi chữa bài yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ cách tính của mình. GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: GV kẻ bảng số như bài tập lên bảng. Yêu cầu HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng. GV yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài. Bài 3: Giải toán. Mục tiêu : Giúp HS vận dụng tính nhân để giải toán. Cách tiến hành : GV gọi 1 HS đọc đề bài GV yêu cầu HS tự làm bài. GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 5: ( BTBT và NC trang 41 ) – Dành thêm cho HS khá, giỏi. GV hướng dẫn mẫu: 236 x 102 = 236 x ( 100 + 2 ) = 236 x 100 + 236 x 2 = 23 600 + 472 = 24 072 HS tự làm các bài còn lại GV hướng dẫn HS nhận xét và chữa bài.. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò. Nhắc lại cách đặt tính và thực hiện nhân với số có 2 chữ số. GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. Chuẩn bị: Nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11. Luyện: Tập làm văn KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN. I. MỤC TIÊU: - Củng cố 2 cách kết bài: kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. - Luyện tập nhận biết kết bài của truyện theo 2 cách: không mở rộng và mở rộng. - Giáo dục HS lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS : SGK, BTBTNC. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu tiết học. Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức. Mục tiêu: Củng cố 2 cách kết bài: kết bài không mở rộng, kết bài mở rộng. Cách tiến hành : Nêu các cách kết bài trong bài văn kể chuyện? Một số HS nêu. Cả lớp cùng GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Luyện tập. Mục tiêu: Củng cố kết bài của truyện theo 2 cách: không mở rộng và mở rộng. Cách tiến hành: - VBT bổ trợ và nâng cao trang 50. Bài 1: Nêu cách kết bài trong bài văn kể chuyện: a, Kết bài mở rộng: b, Kết bài không mở rộng: - Một số HS nêu trước lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét , kết luận. Bài 2: Đọc phần kết bài của các truyện sau: a, Ông Trạng thả diều ( tr. 104, SGK ) b, Những hạt thóc giống ( tr. 46, SGK ) - HS đọc thầm. - Một số HS đọc trước lớp. Bài 3: Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào? Vì sao? HS trao đổi theo cặp. Một số đại diện trả lời trước lớp. Cả lớp cùng GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - Nêu các cách kết bài.( 2 – 3 HS ) - GV nhận xét tiết học. Dặn dò: Thực hành.Chuẩn bị: Kiểm tra văn kể chuyện. --------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docG-AN TUAN 10 +11.doc