I.Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm
-Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng , loài hoa gắn với kỉ niệm, niềm vui của tuổi học trò
II. Phương tiện dạy học:
+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.
+ Hs:sgk
III. Tiến trình dạy học:
27 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 23, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp.
Giã Cốm
Đặc điểm kinh tế:
Người Khmer đã biết thâm canh lúa nước từ lâu đời. Đồng bào biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để thau chua, xổ phèn cải tạo đất, có địa phương trồng nhiều dưa hấu. Đồng bào cũng phát triển kinh tế toàn diện như chăn nuôi trâu bò để cày kéo, nuôi lợn, gà, vịt đàn, thả cá và phát triển các nghề thủ công như dệt, gốm, làm đường từ cây thốt nốt.
Văn hóa:
Đồng bào Khơ-me ở Nam bộ có ba hình thức tôn giáo: theo tín ngưỡng dân gian, đạo Bà La Môn và đạo Phật dòng tiểu thừa. Đồng bào sùng kính đạo Phật. Mỗi ấp đều có một ngôi chùa. Hiện nay ở Nam bộ có trên 400 chùa Khơ-me.
Múa Dâng bông
Chùa là tụ điểm sinh hoạt văn hóa - xã hội của đồng bào. Trong mỗi chùa có nhiều sư (gọi là các ông lục) và do sư cả đứng đầu. Thanh niên người Khmer trước khi trưởng thành thường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Nhà chùa thường dạy kinh nghiệm sản xuất, dạy chữ Khơ-me.
Đồng bào Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng, nhưng cùng chung một nền văn hóa, một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam. Đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp.
Chùa Khơ-me Nam Bộ
Đồng bào Khmer Nam Bộ có nhiều phong tục tập quán và có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo. Những chùa lớn thường có đội trống, kèn, đàn, có đội ghe ngo...
Hàng năm người Khmer có nhiều ngày hội, ngày tết dân tộc. Đồng bào Khmer có các ngày lễ lớn là Chôn Chơ nam thơ mây (năm mới), lễ Phật đản, lễ Đôn ta (xá tội vong nhân), Oóc bom boóc (cúng trăng).
Nhà cửa:
Nhà của người Khơ-me làm đơn giản, mái lợp lá dừa nước, ít nhà lợp ngói. Nhà thường làm theo kiểu mái dài về phía sau. Đồng bào làm nhà thường dùng con số lẻ như chiều cao 5m, 7m và cửa thường quay về hướng đông.
Người Khmer vốn ở nhà sàn, nhưng nay nhà sàn chỉ còn lại rất ít ở dọc biên giới Việt - Campuchia và một số nhỏ trong các chùa phật giáo Khmer là nơi hội họp sư sãi và tín đồ... Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Khơ me khá đơn giản. Nay số đông người Khmer ở nhà đất. Trong nhà được bài trí như sau: Nhà chia làm hai phần theo chiều ngang, một phần làm nơi ở, một phần dành cho bếp núc. Phần dành để ở lại chia thành hai phần theo chiều dọc: phần phía trước, ở giữa kê bàn ghế tiếp khách, bên cạnh thường có tủ kính đựng những chiếc gối thêu vừa để trang trí vừa tiện dùng có khách. Sau bộ bàn ghế tiếp khách là bàn thờ Phật. Nữa sau, bên phải là buồng của vợ chồng chủ nhà. Về bên trái là phòng con gái.
Trang phục thiếu nữ Khơ-me Nam Bộ
Trang phục:
Trang phục nam: Thường nhật nam giới trung niên và người già thường mặc bộ bà ba đen, quấn khăn rằn trên đầu. Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen (hoặc áo đen, quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái. Trong đám cưới chú rể thường mặt bộ "xà rông" (hôl) và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ. Đây là loại áo xẻ ngực, cổ đứng cài cúc, quàng khăn trắng vắt qua vai trái và đeo thêm 'con dao cưới' (kầm pách) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu.
Trang phục nữ: Trước đây phụ nữ Khmer Nam Bộ thường mặc 'xăm pốt' (váy). Thường nhật hiện nay người Khmer ảnh hưởng văn hóa Kinh qua trang phục. Trong lễ, Tết lại mặc loại áo dài giống người Chăm. Ngoài ra phụ nữ Khmer còn phổ biến loại khăn Krama dệt ô vuông màu xanh, đỏ trên nền trắng. Ngày cưới các cô dâu thường mặc chiếc xăm pốt hôl màu tím sẫm hay hồng cánh sen, áo dài tăm pông màu đỏ thẩm, quàng khăn chéo qua người, đội mũ pkel plac hay loại mũ tháp nhọn nhiều tầng
3. Hoạt động 3: Bài đọc thêm..
-Hs đọc bài đọc thêm và tìm hiểu nội dung bài
Nội dung: Khâm phục người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn vẫn lạc quan yêu đời và hoạt động âm nhạc, luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.
4 .Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò:
- Cả lớp hát lại bài hát “Chim sáo”.
-Nhận xét tiết học
- Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới.
IV. Phần bổ sung:
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN Tiết bài: 46
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
SGK / 52 - Thời gian dự kiến: 40 phút I.Mục tiêu:
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối ( ND ghi nhớ)
-Nhận biết và bước đầu biết xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết ( BT1,2, mục III)
II. Phương tiện dạy học:
+ Gv: Tranh ảnh một số cây.
+ Hs: sgk, vbt
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: KTBC (Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối).
- 2 Hs đọc đoạn văn ở BT 2.
-Nhận xét –ghi điểm.
2. Hoạt động 2: Bài mới: gtb Nhận xét
-. Hs đọc yêu cầu BT –thảo luận nội dung bài 2,3 theo nhóm 4 – trình bày –nhận xét –bổ sung.
+ Bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào và kết thúc chỗ chấm xuống dòng.
- Đoạn 1: Thời kỳ ra hoa.
- Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.
- Đoạn 3: Thời kỳ ra quả.
Kết luận: Rút ghi nhớ Sgk/ 52.
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Xác định các đoạn văn và nội dung của từng đôạn
-Hs đọc yêu cầu – làm nhóm đôi –báo cáo – nhận xét –bổ sung.
+ Cây trám đen có 4 đoạn:
- Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành, lá cây trám đen.
- Đoạn 2: Hai loại trám đen, trám đen tẻ và trám đen nếp.
- Đoạn 3: Ích lợi của quả trám.
- Đoạn 4: Tình cảm của tác giả đối với cây trám.
Bài 2: Viết đoạn văn
-Hs đọc yêu cầu –làm cá nhân – 2 hs đọc bài làm –nhận xét – sửa sai .
4. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò
-H sinh nhắc lại nội dung bài.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà xem lại bài.
IV. Phần bổ sung:
Tiết 3 TOÁN Tiếtbài:11 LUYỆN TẬP
SGK/ 128- Thời gian dự kiến: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Rút gọn được phân số
-Thực hiện được phép cộng hai phân số
Bài tập cần làm: 1; 2a,b; 3a,b
II. Phương tiện dạy học:
+ Gv: Bảng phụ
+ Hs: vở, sgk
III.Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: KTBC (Phép cộng phân số)
- 2 học sinh làm bài tập:
+ HS1 : làm bài 2c,d/127
+HS2 : làm bài 3/127
-Chấm vở tổ 2
-Nhận xét, chấm điểm.
2. Hoạt động 2: Thực hành
*Thực hiện được phép cộng hai ( ba) phân số cùng mẫu số
Bài 1: Tính
-Học sinh đọc yêu cầu - làm cá nhân- 3học sinh làm bảng phụ- Nhận xét –bổ sung.
+ = b/ + = c/ + + = = 1
-Hs đổi vở chấm
*Thực hiện được phép cộng hai phân số khác mẫu số
Bài 2: Tính
-HS đọc yêu cầu - nhắc lại cách cộng hai phân số khác mẫu số -làm cá nhân -2 hs làm bảng phụ -nhận xét – bổ sung.
a/ + QĐMS = = , = =
+ = + =
b/ + = + = + =
*Rút gọn được phân số
Bài 3: Rút gọn rồi tính
-Học sinh đọc yêu cầu -làm nhóm đôi -2 hs làm bảng phụ -nhận xét –bổ sung.
a/ + , Rút gọn = . Vậy + = + =
b/ + , Rút gọn = , = . Vậy / + = + =
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:
-Trò chơi : Ai nhanh hơn: Rút gọn rồi tính: +
-Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập 3/sgk – 128 và xem trước bài mới.
IV. Phần bổ sung: .
..
Tiết 4 KHOA HỌC Tiết bài: 46
BÓNG TỐI
Sgk/ 92- Thời gian dự kiến: 40 phút
I.Mục tiêu:
-Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
-Nhận biết được vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.
II.Phương tiện dạy học:
+ Gv: Đèn pin, hộp TN
+ Hs:đèn pin
III.Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: KTBC (Ánh sáng)
- 2 học sinh trả lời:
+ Nêu vật tự phát sáng, vật được phát sáng.
+Cho ví dụ.
-Nhận xét, cho điểm.
2. Hoạt động 2: Bài mới : gtb Thảo luận nhóm
a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
b. Cách tiến hành: .
- Học sinh thảo luận nhóm 4, làm thí nghiệm như Sgk/ 92.
-Đại diện các nhóm nêu kết quả.-trình bày –nhận xét –bổ sung.
* Giáo viên chốt ý: Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng. Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó là bóng tối.
3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Hs nêu được tác hại của một số âm thanh và cách phòng chống.
b. Cách tiến hành:
- Học sinh thảo luận nhóm 3 nội dung:
Dựa vào tranh nêu tác hại của một số âm thanh và cách phòng chống
-Các nhóm trình bày-nhận xét - bổ sung.
* Giáo viên chốt lại ý: Mục bạn cần biết Sgk/ 89.
4. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố, vận dụng kiến thức đã học về bóng tối.
b. Cách tiến hành:
-Hs làm việc theo nhóm đôi nội dung:
* Chiếu bóng của vật lên tường, Hs nhìn và đoán xem đó là vật gì?
-Báo cáo –nhận xét –bổ sung.
* Gv chốt lại ý, giáo dục Hs.
5. Hoạt động 5: củng cố-dặn dò
-Hs nêu lại mục bạn cần biết.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà xem bài sau.
IV.Phầnbổsung:
Tiết 5: SINH HOẠT TẬP THỂ Tiết 23
I. Mục tiêu:
- Đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần vừa qua.
- Nêu phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới.
- Giáo dục học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động
B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động:
1. Ưu điểm:
. HS có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Tất cả các em Hs luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ, tham gia tốt công tác trực nhật lớp. Các em đi học chuyên cần .không vắng học .
Các bài tập giao về nhà đa số các em làm đầy đủ .Tuy nhiên khi viết bài văn tả cây ăn quả mà em thích thì còn hạn chế ở hs TB viết văn chưa mạch lạc ,còn lủng củng.
Các bài toán giải hầu hết các em chưa nắm được dạng . Bên cạnh đó một số em làm còn sai do chưa thuộc bảng cửu chương và kĩ năng tính toán chưa cẩn thận.
2. Khuyết điểm:
HS nam vào giờ ra chơi vẫn còn chạy nhảy.
Vệ sinh chưa sạch ngoài hành lang.
C. Phương hướng tuần tới:
1. Hạnh kiểm: ,. Hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy,luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. Chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. .
3. Các hoạt động khác:
Tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động vệ sinh.
File đính kèm:
- TUAN 23.doc