I . Mục tiêu :
- Học sinh hát thuộc lời ca, đúng giai điệu.
- Biết hát kết hợp vỗ, gõ đệm và vận động phụ họa.
- Biết phân biệt âm thanh cao- thấp, dài- ngắn.
II . Chuẩn bị :
* Giáo viên :
- Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc .
- Nhạc cụ đệm , gõ ( song loan, thanh phách , .)
* Học sinh :
- Nhạc cụ gõ đệm.
III . Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn các bài hát đã học.
3. Bài mới :
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Âm nhạc 2 tuần 8: Ôn tập 3 bài hát: Thật là hay, Xòe hoa, Múa vui - Phân biệt âm thanh cao - thấp, dài – ngắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY
Môn : Am nhạc 2
Tên bài : - Ôn tập 3 bài hát: Thật là hay, Xòe hoa, Múa vui.
- Phân biệt âm thanh cao - thấp , dài – ngắn.
Tuần : 8
Ngày dạy :
Người soạn : Nguyễn Thị Tuyết
I . Mục tiêu :
- Học sinh hát thuộc lời ca, đúng giai điệu.
- Biết hát kết hợp vỗ, gõ đệm và vận động phụ họa.
- Biết phân biệt âm thanh cao- thấp, dài- ngắn.
II . Chuẩn bị :
* Giáo viên :- Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc .
Nhạc cụ đệm , gõ ( song loan, thanh phách , ...)
* Học sinh :
- Nhạc cụ gõ đệm.
III . Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn các bài hát đã học.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG của GV
HOẠT ĐỘNG của HS
Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát.
1. Ôn bài hát Thật là hay.
- GV đệm đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát , sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát? Tác giả bài hát?
- Hướng dẫn HS ôn hát lại bài bằng nhiều hình thức: Hát tập thể, dãy, nhóm, cánhân( kết hợp kiểm tra đánh giá HS trong quá trình ôn hát). GV đệm đàn hoặc bắt nhịp cho HS
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụmg các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV nhận xét.
2. Ôn bài hát Xòe hoa
- GV treo tranh minh họa cho bài hát, HS nhìn tranh và đoán tên bài hát?
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát, lúc đầu GV đệm đàn hoặc mở máy cho HS hát theo. Sau đó cho HS hát thầm kết hợp vỗtay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ họa.
- Mời vài nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét.
3. Ôn tập bài hát Múa vui
- GV bắt giọng cho HS hát ôn lại bài hát (đệm đàn).
- GV gõ tiết tấu lời ca một câu hát trong bài, đố HS nhận ra đó là câu hát nào trong bài?( Hai câu hát 1 và 2 có chung một âm hình tiết tấu, câu 3 và 4 cũng chung một âm hình tiết tấu.)
- Hướng dẫn cả lớp hát kết hợp vỗ hoặc gõ theo tiết tấu lời ca.
- Nhận xét.
Hoạt động 2 : Phân biệt âm thanh cao - thấp, dài - ngắn.
1. Phân biệt âm thanh cao - thấp.
- GV dùng đàn hoặc giọng hát để thể hiện âm thanh cao - thấp, dài - ngắn. Cụ thể :
+ GV đàn hai âm có độ dài bằng nhau nhưng cao độ khác nhau
( lần 1 cao hơn lần 2), hỏi HS nhận xét âm nào cao, âm nào thấp? Am nào dài hơn?
2. Phân biệt âm thanh dài - ngắn.
- GV đàn hai âm có cao độ bằng nhau nhưng độ dài khác nhau( ví dụ âm 1 ngân 4 phách, âm 2 ngân 1 phách), hỏi HS âm nào dài, âm nào ngắn? Am nào cao hơn?
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Nghe nhạc.
- GV ổn định lại tư thế, thái độ cho HS khi nghe nhạc.
- GV giới thiệu tên bài, tác giả, nội dung tác phẩm (nếu là bài hát).
- Cho HS nghe qua tác phẩm một lần. Hỏi HS:
+ Tiết tấu bài hát nhanh hay chậm? Vui tươi, sôi nổi hay êm dịu, nhẹ nhàng?
+ Em nghe bài hát có hay không?
- GV cho HS nghe lại lần thứ 2, sau đó nhận xét qua tác phẩm.
Hoạt động cuối : Củng cố- Dặn dò
- Cho HS ôn hát lại một trong các bài hát đã học.
- Cuối cùng, GV nhận xét, dặn dò.(Thực hiện như các tiết trước).
- HS nghe và nhận biết tên bài hát.
- HS hát theo hướng dẫn của GV:
+ Hát đồng thanh.
+ Hát theo dãy, tổ.
+ Hát cá nhân.
- Hát kết hơp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca (sử dụng các nhạc cụ gõ).
- Hát kết hợp vận động phụ họa.
- HS xem tranh và đoán tên bài hát : Xòe hoa ( dân ca Thái)
- HS ôn bài hát theo hướng dẫn.
- HS hát kết hợp vận động phụ họa.
- HS lên biểu diễn trước lớp.
- HS hát tập thể bài Múa vui theo nhạc.
- HS nghe và nhận biết tiết tấu đó thể hiện cho câu hát nào.
- HS hát và vỗ, gõ theo tiết tấu lời ca ( tập thể, từng nhóm).
- HS nghe và nhận biết:
+ Am 1 cao hơn âm 2.
+ Hai âm dài bằng nhau.
- HS nghe và nhận biết:
+ Am 1 dài hơn âm 2.
+ Hai âm có cao độ bằng nhau.
- HS tập trung, trật tự.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS nghe lần 2.
- HS ôn hát theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
File đính kèm:
- Tiet8.doc