Thiết kế bài dạy Âm nhạc 2 tuần 30: Học hát bài Bắc kim thang

I . Mục tiêu :

 - Biết bài Bắc kim thang là dân ca Nam Bộ.

 - Hát thuộc lời, đúng giai điệu và tiết tấu .

 - Hát đều giọng, đúng nhịp, rõ lời.

II . Chuẩn bị :

* Giáo viên :

- Hát chuẩn xác bài hát Bắc kim thang.

- Nhạc cụ đệm , gõ ( song loan, thanh phách ).

- Máy nghe, băng nhạc mẫu.

 * Học sinh :

 - Tập bài hát lớp 2.

 - nhạc cụ gõ đệm.

III . Các hoạt động dạy- học chủ yếu :

 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.

2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên bài hát đã được học ở tiết trước, cho HS ôn hát bài hát Chú ếch con để khởi động giọng.

 3. Bài mới :

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Âm nhạc 2 tuần 30: Học hát bài Bắc kim thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn : Âm nhạc 2 Tên bài : Học hát : Bài Bắc kim thang ( Dân ca Nam Bộ) Tuần : 30 Ngày dạy : 11/4/2006 Người soạn : Hồ Thị Bảo Loan I . Mục tiêu : - Biết bài Bắc kim thang là dân ca Nam Bộ. - Hát thuộc lời, đúng giai điệu và tiết tấu . - Hát đều giọng, đúng nhịp, rõ lời. II . Chuẩn bị : * Giáo viên : - Hát chuẩn xác bài hát Bắc kim thang. - Nhạc cụ đệm , gõ ( song loan, thanh phách … ). - Máy nghe, băng nhạc mẫu. * Học sinh : - Tập bài hát lớp 2. - nhạc cụ gõ đệm. III . Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên bài hát đã được học ở tiết trước, cho HS ôn hát bài hát Chú ếch con để khởi động giọng. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG của GV HOẠT ĐỘNG của HS Hoạt động 1: Dạy bài hát : Bắc kim thang. - Giới thiệu bài hát : Bắc kim thang là một bài đồng dao trong kho tàng dân ca Nam Bộ, tính chất vui vẻ, hài hước. Trẻ em Nam Bộ thường hát kết hợp trò chơi khèo chân thật vui. - GV cho HS nghe băng hát mẫu, sau đó GV đệm đàn và hát lại một lần nữa . - Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu. Bài chia thành 6 câu hát. Tiết tấu lời ca từ câu 1 đến câu 5 giống nhau, chỉ có tiết tấu câu 6 là khác. - Dạy hát : Dạy từng câu, lưu ý những tiếng có luyến ở nhịp thứ 7, 9 và 11 để tập cho HS hát đúng. - Dạy xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời vàgiai điệu, tiết tấu bài hát. Nhắc HS hát rõ lời , đều giọng. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa. - GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm mẫu theo phách . (Sử dụng song loan.) Bắc kim thang cà lang bí rợ x x x x - Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp một vài động tác phụ họa. Ví dụ động tác gánh dầu, động tác đánh trống, thổi kèn, .. - GV nhận xét. Hoạt động cuối : Củng cố- Dặn dò - GV củng cố bằng cách hỏi lại HS tên bài hát vừa hoc, dân ca miền nào? Cho cả lớp đứng lên hát và vỗ tay theo phách trước khi kết thúc tiết học. - GV nhận xét, dặn dò(thực hiện như các tiết truớc). - Dặn HS về ôn lại bài hát vừa tập. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe . - Nghebăng mẫu (hoặc nghe GV hát mẫu). - HS tập đọc lời ca theo tiết tấu. - HS tập hát theo hướng dẫn của GV. Chú ý những chỗ GV nhắc để hát đúng tiết tấu và giai điệu bài hát. - HS hát: Đồng thanh, nhóm, cá nhân. - HS theo dõi và lắng nghe. - HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách. - HS tập vài động tác vận động phụ họa theo bài hát. - HS trả lời. - HS hát kết hợp vỗ đệm theo phách. - HS lắng nghe. - HS ghi nhớ. IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy : R

File đính kèm:

  • docTiet30.doc
Giáo án liên quan