Thi giảng môn thủ công Tuần 24: Bài: Chăm sóc rau, hoa (tiết 1)

- Kiến thức:Biết mục đích, tác dụng của việc chăm sóc rau, hoa.

- Kỹ năng: Biết làm một số công việc chăm sóc rau, hoa chủ yếu và cách tiến hành một số công việc chăm sóc đó.Làm được các công việc chăm sóc rau, hoa đơn giản như: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.

- Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.

 

docx5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi giảng môn thủ công Tuần 24: Bài: Chăm sóc rau, hoa (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : Đại Học Thủ Dầu Một Khoa: Khoa Học Giáo Dục Lớp: 3 GV: Nguyễn Thị Hồng Tươi THI GIẢNG MÔN THỦ CÔNG Tuần 24: Bài: Chăm sóc rau, hoa (tiết 1) Mục tiêu Kiến thức:Biết mục đích, tác dụng của việc chăm sóc rau, hoa. Kỹ năng: Biết làm một số công việc chăm sóc rau, hoa chủ yếu và cách tiến hành một số công việc chăm sóc đó.Làm được các công việc chăm sóc rau, hoa đơn giản như: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất. Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa. Đồ dùng dạy học Tranh minh họa. Phiếu học tập. Sách kỹ thuật lớp 4. Hoạt động dạy và học Hoạt động dạy Hoạt động học Ổn định lớp: hát Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập. Bài mới: Giới thiệu bài. Nhà các em trồng rất nhiều loại rau và hoa, vậy để chăm sóc tốt cho các loại rau và hoa chúng ta sẽ làm như thế nào? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài “ Chăm sóc cây rau, hoa” Thực hiện công việc chăm sóc rau, hoa. Hoạt động1: Tưới nước cho cây GV hỏi: Em nào có thể nêu được một số cách chăm sóc rau, hoa mà em biết? Tại sao phải tưới nước cho cây? Theo em những cây rau, hoa bị thiếu nước sẽ như thế nào? GV chốt lại:Nước rất cần thiết cho cây trồng, nhất là đối với cây rau và hoa. Nước giúp cho hạt nẩy mầm, hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Cho HS thảo luận nhóm và làm vào phiếu học tập các câu hỏi. Ở gia đình em thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào? Tưới bằng dụng cụ gì? Tại sao tưới nước cho cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát? Em nào cho cô biết người ta tưới nước cho rau hoa bằng cách nào? Quan sát hình 1 và cho cô biết cách tưới nước ở hình 1a và 1b. GV yêu cầu HS nhận xét GV chốt lại:Khi trời nắng nóng nước sẽ dễ bay hơi, khi ta tưới nước sẽ không được giữ lại nhiều trong đất. Vì vậy chúng ta nên tưới nước cho cây vào lúc trời râm mát để cho nước đỡ bay hơi.Ta có thể tưới nước cho cây bằng nhiều cách: dùng gáo múc nước tưới, tưới bằng bình có vòi sen,... Khi tưới nước các em lưu ý phải tưới thật đều, không để nước đọng thành vũng trên luống hoặc hốc cây. Hoạt động2: Tỉa cây GV treo tranh 2a, 2b yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi: Các em có nhận xét gì về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt ở hình 2a), 2b)? Sau khi gieo hạt, cây sẽ mọc rất dày, chen chúc nhau. Vì vậy chúng ta phải nhổ bớt cây đi.Vậy em nào cho cô biết thế nào là tỉa cây? Tỉa cây nhằm mục đích gì? Khi tỉa các em nên tỉa những cây nào? GV yêu cầu HS nhận xét. GV chốt lại: Khi tỉa cây chúng ta nên tỉa những cây nhỏ, yếu, kém phát triển. Nếu gieo hạt theo hàng thì nhổ tỉa bớt những cây trên cùng hàng để những cây còn lại có được khoảng cách thích hợp. Hoạt động 3: Làm cỏ cho rau, hoa Trên những luống rau hoặc những chậu hoa, các em có thấy những loại cây có hại nào thường mọc? Vậy em hãy nêu tác hại của cây cỏ dại đối với cây rau, hoa? Ở gia đình em thường làm cỏ cho rau, hoa bằng cách nào? Tại sao phải nhổ cỏ vào những ngày nắng? Làm cỏ bằng dụng cụ gì? GV yêu cầu HS nhận xét. GV chốt lại: Trên những luống rau hoặc những chậu hoa thường có cỏ dại. Chúng hút tranh nước, chất dinh dưỡng trong đất của cây và che lấp ánh sáng cây phát triển chậm.Cỏ thường có thân ngầm và rễ ăn sâu vào đất. Vì vậy, khi làm cỏ nên dùng dầm xới hoặc đào sâu xuống để loại bỏ hết thân ngầm và rễ cỏ. Nhổ nhẹ nhàng để tránh làm bật gốc cây khi cỏ mọc sát. Cỏ làm xong phải được để gọn vào một chỗ để đem đổ hoặc phơi khô rồi đốt. Không vứt cỏ bừa bãi. Hoạt động 4: Vun xới đất cho rau, hoa. Sau những trận mưa to hoặc qua nhiều lần tưới nước đất thường bị dí chặt. Vì vậy, chúng ta phải xới đất cho rau, hoa. Theo em, vun xới đất cho cây rau, hoa có tác dụng gì? Vun đất quanh gốc cây có tác dụng gì? Các em quan sát hình 4 trên bảng và cho cô biết chúng ta vun xới đất bằng dụng cụ gì? và xới đất như thế nào? GV yêu cầu HS nhận xét. GV chốt lại: Khi xới đất không làm gãy cây. Kết hợp xới đất với vun đất vào gốc cây nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây. Qua bài học hôm nay, em nào cho cô biết chăm sóc cây rau, hoa bao gồm những công việc gì? Tại sao phải thường xuyên tưới nước, làm cỏ và vun xới đất cho rau, hoa? Kết luận: chăm sóc cây rau, hoa bao gồm các công việc như tỉa cây, tưới nước, làm cỏ, vun xới đất. Chăm sóc cây rau, hoa thường xuyên, đúng kỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, năng suất cao. GV yêu cầu 2-3 em HS nhắc lại HS hát HS lắng nghe. Tưới nước, làm cỏ, vun đất. HS chúng ta cần phải cung cấp nước cho hạt nẩy mầm, hoà tan các chất dinh dưỡngtrong đất cho rễ hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Theo em những cây rau, hoa bị thiếu nước sẽ bị khô, héo và có thể bị chết. Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới bằng thùng vòi có hoa sen…. Để cho nước đỡ bay hơi. Dùng thùng có vòi hoa sen, vòi phun,… Đổ nước vào thùng tưới và rưới đều lên rau, hoa (hình 1a); bật vòi phun và phun nước đều lên rau, hoa (hình 1b). HS nhận xét. Hình 2a: cây mọc chen chúc, lá, củ nhỏ. Hình 2b: giữa các cây có khoảng trống thích hợp, cây mọc tốt hơn và củ to hơn. Là nhổ bớt một số cây để đảm bảo khoảng cách thích hợp cho những câyy còn lại sinh trưởng và phát triển. Giúp cây có đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng. Tia những cây cong, gầy yếu. HS nhận xét. Cây dại, cỏ dại,… Hút nước và chất dinh dưỡng trong đất. Nhổ cỏ Nhổ cỏ vào những ngày nắng cỏ mau khô và chết. Làm cỏ bằng cuốc hoặc dầm xới. HS nhận xét. HS lắng nghe. Vun xới đất làm cho đất tơi xốp, có nhiều không khí. Giữ cây không bị đổ, cây phát triển mạnh. Dùng cuốc hoặc dầm xới để vun xới đất cho rau, hoa. Chú ý không làm đứt rễ cây. Khi xới, người ta thường kết hợp vun đất vào quanh gốc cây. HS nhận xét. HS lắng nghe. Tưới nước, tỉa cây, làm cỏ, vun xới đất. Để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, cho năng suất cao. HS lắng nghe. HS nhắc lại. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương các em HS có thái độ học tốt. Dăn dò các em chuẩn bị dụng cụ cho tiết học “ chăm sóc rau, hoa(tiết2)”

File đính kèm:

  • docxThu Cong lop 4Bai Cham Soc Cho Cay Rau hoa.docx
Giáo án liên quan