a. .Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên:
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp chọn giáo viên giỏi.
b. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT:
Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một, ngược lại chỉ với chứng chỉ A - thậm chí không chứng chỉ –Tin học văn phòng nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn). Nhận thức được điều đó, nhà trường sẽ chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên thông qua nhiều hoạt động, như:
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận) giải pháp ứng dụng CNTT trong Trường THCS Nhân Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(THAM LUẬN) GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CNTT.
TRONG TRƯỜNG THCS NHÂN NGHĨA
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học; được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát của phòng GD&ĐT, trường THCS Nhân Nghĩa đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường và bước đầu thu được một số kết quả nhất định.
Trong 2 năm qua, bằng nhiều nỗ lực cố gắng, trường ta cũng như nhiều trường khác trong huyện đã sử dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy. Tuy nhiên so với yêu cầu thì việc phát huy thế mạnh của đội ngũ trong việc ứng dụng CNTT vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Vì vậy trong hội nghị này xin được chia sẻ và đưa ra những giải pháp khắp phục sau:
1. . Xây dựng đội ngũ:
a. .Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên:
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp chọn giáo viên giỏi.
b. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT:
Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một, ngược lại chỉ với chứng chỉ A - thậm chí không chứng chỉ –Tin học văn phòng nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn). Nhận thức được điều đó, nhà trường sẽ chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên thông qua nhiều hoạt động, như:
Tổ chức các buổi bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin học với giáo viên theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như lấy thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, phần mềm trí việt cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra,...
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT hiệu quả,
Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; tổ chuyên môn nhà trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.
Để làm được điều đó, BGH, các tổ trưởng chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi- cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì . Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển.
2. Xây dựng cơ sở vật chất:
Thưa các đồng chí!
Hiện tại nhà trường chỉ có 2 máy tính phục vụ cho công tác quản lý. 1 máy in, 1 máy chiếu, kết nối internet wifi , 1 Dcom 3G. Trong khi đó, các giáo viên có máy tính cá nhân chiếm 2/3 – đó là 1 thế mạnh của trường.
Trong năm học 2013-2014, về cơ sở vật chất cần quan tâm đến 1 số việc sau:
Kai thác tối đa hệ thống intenet bằng hệ thống wifi đã kết nối tại trường.
Song song với việc khai thác sử dụng, nhà trường chú trọng khâu quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị như: giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận, thường xuyên bảo dưỡng, quan tâm bồi dưỡng kiến thức cho người sử dụng với phương châm “ giữ tốt- dùng bền” nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả trang thiết bị được cung cấp.
3. Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng CNTT
Mỗi giáo viên dạy trung bình ít nhất 1 tiết có ứng dụng CNTT/ đợt thi đua. Chuyên môn nhà trường chú trọng dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm và tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi về cách ứng dụng CNTT một cách chọn lọc, phù hợp với đối tượng, nhằm phát huy có hiệu quả tác dụng của phương tiện, tránh lạm dụng quá mức.
Yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên lập và đăng ký một địa chỉ mail cố định với nhà trường. Nhà trường chủ động phát triển websile riêng tại địa chỉ Các thầy cô tham gia thành viên làm phong phú thêm nguồn học liệu mở.
Tham gia lập và sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo trên websile của Bộ, Sở và các trường bạn, tài nguyên dùng chung trên websile của trường.
Đoàn – Đội có kế hoạch sử dụng máy chiếu để tổ chức chiếu phim cho học sinh vào các buổi ngoại khóa.
Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học và kỹ năng ứng dụng CNTT cho toàn thể giáo viên.
Tham mưu đầu tư mua sắm thêm máy tính, máy in, máy chiếu để phục vụ công tác quản lý và giảng dạy.
Sử dụng tốt các phần mềm: smats, Thư viện, Phổ cập, Trí việt, phục vụ quản lý, dạy học.
Thu – Chi đúng dự toán nguồn kinh phí phục vụ cho đầu tư CNTT trường học.
Tổ chức hội thảo chuyên đề cấp trường về ứng dụng CNTT trong dạy học.
Vạn sự khởi đầu nan, ứng dụng CNTT vào giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với giáo viên, nhưng qua một thời gian không dài, chủ trương này đã cho thấy hiệu quả tích cực khi CNTT mang lại cho cả thầy và trò không gian mới nhiều hứng thú trong lớp học.
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành- của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên trong trường.
Với sự nỗ lực cố gắng của mỗi cán bộ giáo viên, tôi tin rằng, năm học mới này, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ nâng lên một bước mới về chất – đáp ứng phần nào yêu câu quản lý và dạy học.
****************************************************
File đính kèm:
- THAM LUAN CNTT.doc