Chúng ta biết người xưa nói” Hiền tài là nguyên khí quốc gia” mà để có người hiền tài thì phải bắt đầu từ giáo dục. Không có một vĩ nhân nào thành tài mà không được giáo dục.
Đảng và nhà nước ta coi trọng giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” nhất là trong những năm vừa qua ngành giáo dục đã phát động chương trình “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”
3 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 16076 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận công tác xã hội hoá giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD&ĐT HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS MƯỜNG CHIỀNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mường Chiềng, ngày 26 tháng 11 năm 2013
THAM LUẬN
CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
Chúng ta biết người xưa nói” Hiền tài là nguyên khí quốc gia” mà để có người hiền tài thì phải bắt đầu từ giáo dục. Không có một vĩ nhân nào thành tài mà không được giáo dục.
Đảng và nhà nước ta coi trọng giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” nhất là trong những năm vừa qua ngành giáo dục đã phát động chương trình “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” và Chương trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục nhưng việc làm này không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục mà là của toàn xã hội từ đó công tác xã hội hóa giáo dục trở nên đặc biệt quan trọng.
Vậy xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là làm cho giáo dục trở thành của xã hội, hay nói cách khác là huy động toàn xã hội tham gia làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Các cấp ủy và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội - kinh tế, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực cho giáo dục; kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể. Trong khi nguồn lực của nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp thì việc huy động đẩy mạnh XHHGD là rất cần thiết.
Bước đầu công tác XHHGD đã có những kết quả nhất định như: Các trường học đã mua sắm được một số đồ dùng phục vụ học tập và vui chơi của học sinh làm đẹp thêm cảnh quan nhà trường ( Ghế đá, cây cảnh, bảng biểu, hoa trang trí lớp và máy lọc nước của trường tiểu học và trung học cơ sở) Hội phụ huynh có quà động viên các nhà giáo nhân ngày 20- 11.
Nhưng thực tế trong những năm qua công tác xã hội hóa giáo dục ở Mường Chiềng chưa được quan tâm đúng mức thể hiện như sau:
Đảng, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng đến giáo dục, chưa động viên kịp thời đối với các nhà giáo và học sinh địa phương đạt kết quả cao trong giảng dạy và học tập. Việc quy hoạch trường lớp ở các điểm chưa hợp lí lớp học quá cao chật hẹp sân chơi không có, không có khả năng mở rộng diện tích. Không vận động được nhân dân hiến đất làm trường, lớp học.
Các tổ chức đoàn thể cũng chưa hiểu thế nào là xã hội hóa giáo dục nên chưa có kế hoạch thực hiện công tác XHHGD.
Chưa vận động được các hộ gia đình có điều kiện kinh tế hay các tổ chức sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn xã ủng hộ công tác này.
Đời sống của nhân dân không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, một bộ phận nhân dân đang rất khó khăn, không có điều kiện để chăm lo cho con em học tập. Mặt bằng dân trí đang ở mức thấp, nhận thức về việc học, việc chăm lo rèn luyện, giáo dục nhân cách cho con em của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Một số học sinh có nhận thức lệch lạc dẫn đến tình trạng bỏ học, đi học không chuyên cần ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giáo dục; Điều kiện địa lý của xã khá phức tạp, gây khó khăn cho việc quy hoạch, tập trung đầu tư tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.
Để thực hiện XHHGD trong nhà trường:
Từ thực trạng trên, để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, huy động được mọi nguồn lực hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục của xã Mường Chiềng chúng tôi kiến nghị thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất: Để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn xã các trường đóng vai trò chủ đạo cần chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội khác; tích cực tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền cùng với nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về yêu cầu của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Sự cần thiết của việc học tập nhằm tạo hành trang cho con em có đủ bản lĩnh để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, tự lập thân, lập nghiêp, trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Yêu cầu của công tác tuyên truyền là phải cụ thể, vận động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân tham gia. Như tổ chức các đêm giao lưu, diễn đàn tại trường, tuyên truyền trong tiếp xúc và họp phụ huynh, trong các buổi họp thôn, họp ở xã có sự tham gia của lãnh đạo các thôn...Từ đó nêu cao được tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thôn, các ban ngành đoàn thể cùng vào cuộc với các nhà trường trong công tác vận động nhân dân để thúc đẩy các bậc phụ huynh tự giác chăm lo đến việc học tập của học sinh kể cả ở trường cũng như tự học ở nhà.
Thứ hai: Tranh thủ sự hỗ trợ về thời gian, sự đóng góp vật chất của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm...để hỗ trợ trực tiếp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập và học bổng cho học sinh nghèo, học sinh khó khăn, giúp các em có điều kiện đến trường học tập và vươn lên học giỏi; tu sửa CSVC cho nhà trường. Vận động học sinh vắng, bỏ học ra lớp học tập trong năm học; trực tiếp đảm nhận các công việc như: gõ kẻng vào buổi tối cho học sinh học tập; đi kiểm tra học sinh học ban đêm và phối kết hợp với nhà trường để trực tiếp giáo dục những thanh thiếu niên hư hỏng...
Đổi mới nội dung và cách thức tuyên truyền, vận động làm cho các cấp ngành, người dân hiểu rõ vai trò của giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” trong thời kỳ kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; làm cho người dân hiểu, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về giáo dục và XHHGD; cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đưa ra. Đồng thời để các giải pháp này đem lại hiệu quả, cần phối hợp đồng bộ giữa cấp chính quyền, các ngành có liên quan, sự ủng hộ của xã hội, đội ngũ nhà giáo. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phải có tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm thực hiện XHHGD để nâng cao chất lượng giáo dục một cách mạnh mẽ hơn.
Người tham luận
Vương Văn Vui
File đính kèm:
- Tham luan xa hoi hoa giao duc.doc