I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của mẫu và nắm bắt phương pháp vẽ hai vật mẫu kết hợp.
Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của vật mẫu, thể hiện bài vẽ đúng tỷ lệ, đường nét mềm mại, nổi bật hình khối cơ bản của mẫu.
Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của bài vẽ thông qua cách bố cục và thể hiện hình vẽ. Rèn luyện thói quen làm việc khoa học, lôgích.
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tên phân môn: Vẽ theo mẫu. Bài 24: Cái ấm và cái bát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN
Tiết: 24 (vẽ đậm nhạt)
Tên phân môn: Vẽ theo mẫu.
Bài 24:
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của mẫu và nắm bắt phương pháp vẽ hai vật mẫu kết hợp.
Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của vật mẫu, thể hiện bài vẽ đúng tỷ lệ, đường nét mềm mại, nổi bật hình khối cơ bản của mẫu.
Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của bài vẽ thông qua cách bố cục và thể hiện hình vẽ. Rèn luyện thói quen làm việc khoa học, lôgích.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Mẫu vẽ, bài vẽ của HS năm trước.
2. Học sinh: Đọc trước bài, chì, tẩy, vở bài tập.
Phương pháp:
- Vấn đáp :GV đặt câu hỏi cho HS trả lời.
- Hợp tác nhĩm: cho các nhóm tham gia trò chơi và làm bài tập
- Trực quan : cho xem tranh giáo viên ,họa sĩ, học sinh
- Phương pháp luyện tập: cho các em làm bài tập
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
2/ Kiểm tra bài cũ: Cho các nhóm đại diện lên nộp bài chấm điểm giáo viên nhận xét và cho điểm.
3/ Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã thực hành vẽ hình vật mẫu Aám tích và bát. Để hoàn thiện bài vẽ này, hôm nay thầy, trò chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài “VTM: Aám tích và bát – Tiết 2: Vẽ đậm nhạt”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
TG
HOẠT ĐỘNG 1: trò chơi khởi động:
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV xếp mẫu giống tiết trước và yêu cầu HS nhận xét cách xếp mẫu.
- GV cho HS nhận xét chi tiết vật mẫu về: Nguồn sáng, Vị trí các mảng đậm nhạt, đậm nhạt giữa hai vật mẫu và giữa mẫu với nền.
- Ấm tích và cái bát, cái nào sáng hơn?
- Cái nào hứng sáng( được anh sáng chiếu trự c tiếp) nhiều thì sáng hơn. Tùy theo góc độ của từng em mà chúng ta có độ sáng và tối khác nhau
- Độ đậm ở hướng nào?
Độ đậm nhất ờ phía ánh sáng không chiếu tới (phần sau của ấm hay bát là phía khuất ánh sáng )
- Hình mảng của các độ đậm nhạt?
- Tùy theo góc độ của từng em mà. Mà chúng ta có thể phân ra màng sáng, trung gian và tối.
Ấm tích và bát đều là mặt cong nên độ đậm nhạt thế nào?
Độ đậm nhạt của mẫu uyển chuyển và mềm mại. Không gắt như ta vẽ độ đậm nhạt ở hình hộp.
- Giáo viên cho các em quan sát 2 mẫu vật hình hộp và hình tròn để các em so sánh cách chuyển bóng ánh sáng dộ đận nhạt của 2 mẫu khác nhau và áp dụng vào bài vẽ.
- HS nhận xét cách xếp mẫu.
- HS nhận xét chi tiết vật mẫu về: Nguồn sáng, Vị trí các mảng đậm nhạt, đậm nhạt giữa hai vật mẫu và giữa mẫu với nền.
- HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước và nhận xét về cách vẽ hình và diễn tả đậm nhạt.
- Ấm tích sáng hơn (tùy theo góc đô của từng em
- Ở phía khuất sáng
- Khác nhau
- Chuyển tiếp mềm mại, không rõ ràng
I/. Quan sát – nhận xét.
- Hướng chiếu của ánh sáng.
- Ranh giới giữa các mảng đậm nhạt.
- Độ đậm nhạt giữa hai vật mậu.
- Độ đậm nhạt giữa mẫu và nền.
5/
HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn HS cách vẽ.
* Phác mảng đậm nhạt theo cấu trúc của ấm tích và bát
- Các mảng đậm nhạt có bằng nhau hay không?
- Các mảng đậm, nhạt có mảng lớn, mảng nhỏ không đều nhau tùy ánh sáng chiếu vào
* Vẽ đậm nhạt
- Vẽ mảng đậm trước, từ đó so sánh để tìm ra các độ đậm vừa, nhạt và sáng
- Cổ, thân ấm phác nét thẳng
- Vai ấm phác nét nghiêng
- Thân bát phác nét cong
- Xóa những nét viền để ấm tích và bát có độ chuyển mềm mại
Lưu ý:
Vẽ đậm nhạt bằng nét, không cạo chì để di chuyển
Nét vẽ đậm, nhạt, dày, thưa đan xen tạo thành mảng
Nét vẽ đậm nhạt theo cấu trúc vật thể:
+ Mặt đứng – nét dọc ngang
+ Mặt cong – nét cong
+ Mặt nghiêng – nét xiên
- GV cho HS nhắc lại phương pháp vẽ đậm nhạt.
- GV yêu cầu HS quan sát kỹ bài vẽ mẫu để thấy được vẽ đậm nhạt cần dùng nét chì gạch đan xen lẫn nhau, khi thưa, khi dày và chú ý đến hình khối của mẫu để dùng nét thẳng hay cong để vẽ cho phù hợp.
- GV nhắc nhở HS khi vẽ cần chú ý đến đậm nhạt chung của toàn bài. Không nên sa vào chi tiết vụn vặt.
- HS nhắc lại phương pháp vẽ đậm nhạt.
HS quan sát kỹ bài vẽ mẫu và nêu cách diễn tả nét chì tạo độ đậm nhạt cho bài vẽ.
- Học sinh trả lời tùy theo góc độ của mình.
- Học sinh chú ý quan sát rút kinh nghiệm
II/. Cách vẽ.
Bước 1: Phác mảng đậm nhat theo cấu trúc của âm tích và bát.
- Bước 2:Vẽ đậm nhạt
(sáng, trung gian và tối)
5/
HOẠT ĐỘNG 4:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Giáo viên nhận xét và cho các em xem bài của bạn để rút kinh nghiệm trong bài làm.
- Nhắc nhở HS làm bài theo đúng phương pháp.
- GV quan sát và góp ý cho bài vẽ học sinh về đường nét, tỷ lệ, bố cục, độ đậm nhạt chung của toàn bài.
- GV nhắc nhở HS khi vẽ không nên chà, di bút chì sẽ làm bài vẽ bị mờ, bẩn, không nổi bật được chất liệu trong trẻo của bút chì.
- HS làm bài tập theo nhóm.
III/. Bài tập.
- VTM: Ấm Tích và Bát - Tiết 2: Vẽ đậm nhạt.
30/
HOẠT ĐỘNG 5:
Đánh giá kết quả học tập và dặn dò
Cho học sinh nhận xét bài của mình về:
Bố cục
Hình vẽ, nét vẽ
- Độ đậm nhạt
- GV chọn một số bài vẽ và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài tập tốt và góp ý cho những bài tập chưa hoàn chỉnh về bố cục và đường nét.
- HS nêu nhận xét và xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình.
Dặn dò :
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà tự xếp và vẽ mẫu theo ý thích.
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “VT-ĐT: Trò chơi dân gian”, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập, sưu tầm tranh, ảnh về trò chơi dân gian
4/
IV/ Cũng cố :
- Có mấy bước vẽ đậm nhạt?
Có 2 bước vẽ đậm nhạt
B1: Phác mảng đậm nhat theo cấu trúc của âm tích và bát
B2: Vẽ đậm nhạt (sáng, trung gian và tối)
- Em hãy kể một số nét vẽ bóng cơ bản tương ứng với các mặt đứng ,mặt cong và mắt nghiên?
Mặt đứng – nét dọc ngang
Mặt cong – nét cong
Mặt nghiêng – nét xiên
V. HỆ THỐNG CÂU HỎI :
CÂU HỎI
CÂU TRẢ LỜI
- Các mảng đậm nhạt có bằng nhau hay không?
Ấm tích và bát đều là mặt cong nên độ đậm nhạt thế nào?
- Có mấy bước vẽ đậm nhạt?
- Em hãy kể một số nét vẽ bóng cơ bản tương ứng với các mặt đứng ,mặt cong và mắt nghiên?
- Các mảng đậm, nhạt có mảng lớn, mảng nhỏ không đều nhau tùy ánh sáng chiếu vào
- Độ đậm nhạt của mẫu uyển chuyển và mềm mại. Không gắt như ta vẽ độ đậm nhạt ở hình hộp.
- Có 2 bước vẽ đậm nhạt
B1: Phác mảng đậm nhat theo cấu trúc của âm tích và bát
B2: Vẽ đậm nhạt (sáng, trung gian và tối)
-Mặt đứng – nét dọc ngang
Mặt cong – nét cong
Mặt nghiêng – nét xiên
« RÚT KINH NGHIỆM:
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
RÚT KINH NGHIỆM CỦA SINH VIÊN
NHẬN XÉT CỦA BAN GÍAM HIỆU
File đính kèm:
- giao an.doc