Tên của nước ta qua các triều đại

Nước VN ta trải qua nhiều thời kỳ, triều đại và có rất nhiều tên gọi khác nhau. Quốc hiệu VN từ xưa đến nay:

1. Văn Lang-tên gọi đầu tiên của đất nước ta.

Thời xa xưa có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ, hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Việt Bắc. Tại nhiều nơi, người Lạc Việt và người Âu Việt sống xen kẽ với nhau, bên cạnh các thành phần dân cư khác.

Do nhu cầu trị thuỷ, nhu cầu chống ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế, văn hoá ngày càng gia tăng, các bộ lạc sinh sống gần gũi nhau có xu hướng tập hợp và thống nhất lại. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên nước Văn Lang, tự xưng là vua - mà sử cũ gọi là Hùng Vương và con cháu ông nhiều đời về sau vẫn nối truyền danh hiệu đó.

2. Âu Lạc:

Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng cho quân xâm lược đất của toàn bộ các nhóm người Việt. Thục Phán - thủ lĩnh liên minh các bộ lạc Âu Việt - được tôn làm người lãnh đạo cuộc chiến chống Tần. Năm 208 TCN, quân Tần phải rút lui. Với uy thế của mình, Thục Phán xưng vương (An Dương Vương), liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước Âu Lạc.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tên của nước ta qua các triều đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên của nước ta qua các triều đại Nước VN ta trải qua nhiều thời kỳ, triều đại và có rất nhiều tên gọi khác nhau. Quốc hiệu VN từ xưa đến nay: 1. Văn Lang-tên gọi đầu tiên của đất nước ta. Thời xa xưa có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ, hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Việt Bắc. Tại nhiều nơi, người Lạc Việt và người Âu Việt sống xen kẽ với nhau, bên cạnh các thành phần dân cư khác. Do nhu cầu trị thuỷ, nhu cầu chống ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế, văn hoá ngày càng gia tăng, các bộ lạc sinh sống gần gũi nhau có xu hướng tập hợp và thống nhất lại. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên nước Văn Lang, tự xưng là vua - mà sử cũ gọi là Hùng Vương và con cháu ông nhiều đời về sau vẫn nối truyền danh hiệu đó. 2. Âu Lạc: Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng cho quân xâm lược đất của toàn bộ các nhóm người Việt. Thục Phán - thủ lĩnh liên minh các bộ lạc Âu Việt - được tôn làm người lãnh đạo cuộc chiến chống Tần. Năm 208 TCN, quân Tần phải rút lui. Với uy thế của mình, Thục Phán xưng vương (An Dương Vương), liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước Âu Lạc. 3. Nam Việt: Năm 179 TCN, Triệu đà - vua nước Nam Việt - tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại. Suốt 7 thế kỷ tiếp đó, mặc dù các thế lực phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ, chia nước ta thành nhiều châu, quận với những tên gọi khác lạ mà chúng đặt ra, nhưng vẫn không xoá nổi cái tên "Âu Lạc" trong ý thức, tình cảm và sinh hoạt thường ngày của nhân dân ta. 4. Vạn Xuân: Mùa xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương, giải phóng lãnh thổ. Tháng 2-544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, khẳng định niềm tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập và mong muốn đất nước được bền vững muôn đời. 5. Đại Cồ Việt: Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh dẹp yên các sứ quân cát cứ, thống nhất quốc gia, lên ngôi Hoàng đế và cho đổi quốc hiệu là Ðại Cồ Việt (nước Việt lớn). Quốc hiệu này duy trì suốt đời Ðinh (968-979), Tiền Lê (980-1009) và đầu thời Lý (1010-1053). 6. Đại Việt: Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chói nhiều ngày mới tắt, nhà Lý liền cho đổi tên nước là Ðại Việt và quốc hiệu Ðại Việt được giữ nguyên đến hết thời Trần. 7. Đại Ngu: Tháng 3-1400, Hồ Quý Ly phế Trần Thiếu Ðế, lập ra nhà Hồ và cho đổi tên nước thành Ðại Ngu (nghĩa: an vui lớn).Quốc hiệu đó tồn tại đến khi giặc Minh đánh bại triều Hồ (tháng 4-1407). 8. Đại Nam: Ðến đời vua Minh Mạng (1820-1840), quốc hiệu được đổi thành Ðại Nam. 9. Việt Nam: Năm 1802, Nguyễn Ánh đăng quang, mở đầu thời Nguyễn và cho đổi tên nước là Việt Nam, Quốc hiệu Việt Nam được công nhận hoàn toàn về mặt ngoại giao để trở thành chính thức vào năm 1804. 10. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: Ngày 19-8-1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lật đổ hoàn toàn ách thống trị phong kiến và thực dân, mở ra một kỷ nguyên mới. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. 11. Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Ngày 30-4-1975, miền Nam được giải phóng, non sông quy về một mối. Ngày 2-7-1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1980 và hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định quốc hiệu đó, đưa nó trở thành chính thức cả về pháp lý lẫn trên thực tế. Bài sưu tầm. Nguồn: tổng hợp.

File đính kèm:

  • docTen cua nuoc ta qua cac trieu dai.doc