I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kĩ năng:
- Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ:
- GD HS yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Bảng phụ ghi dàn bài.
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Ôn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Các hoạt động dạy - học:
12 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập làm văn: Kể chuyện tưởng tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng về các thể loại này chúng ta sẽ bước vào bài mới.
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1 : Hướng dẫn HS ôn lại định nghĩa các loại truyện dân gian.
? Em đã được học những thể loại truyện dân gian nào ?
- HS thảo luận nhóm (Thời gian: 3')
- GV giao nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Thế nào là truyền thuyết ? Kể tên các truyền thuyết đã học ?
+ Nhóm 2: Thế nào là truyện cổ tích ? Kể tên các truyền thuyết em đã học ?
+ Nhóm 3: Thế nào là truyện ngụ ngôn ? em đã được học những truyện ngụ ngôn nào ?
+ Nhóm 4: Thế nào là truyện cười ?
Kể tên những truyện cười em đã học ?
- HS: Các nhóm thảo luận ->Đại diện nhóm trình bày->Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ2: Hướng dẫn HS ôn lại đặc điểm các truyện dân gian đã học:
- HS hoạt động nhóm
- GV giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Hãy nêu đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết ?
+ Nhóm 2: Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện cổ tích ?
+ Nhóm 3: Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện ngụ ngôn ?
+ Nhóm 4: Truyện cười có những đặc điểm nào tiêu biểu ?
- HS: Đại diện nhóm trình bày->Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ
I. ĐỊNH NGHĨA CÁC THỂ LOẠI TRUYỆN DÂN GIAN ĐÃ HỌC .
- Truyện truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng ký ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.( Con rồng cháu tiên; Bánh chưng,bánh giầy; Thánh Giong; Sơn Tinh,Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.)
- Truyện cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật...(Sọ dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần)
- Truyện ngụ ngôn:Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoạc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoạc về chính con người đề nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.(Êch ngồi đáy giếng; Tthầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo;Chân,Tay,Tai,Mắt,Miệng)
- Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoạc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.(Treo biển;Đẽo cày giữa đường;Lợn cưới áo mới).
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TIÊU BIỂU CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN DAN GIAN ĐÃ HỌC:
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Kể về nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ .( Lê Lợi, Đánh giặc Minh )
Kể về cuộc đời và số phận 1 số kiểu nhận vật quen thuộc( mồ côi, xấu xí)
Mượn truyện loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người ( ếch ngồi.)
Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống .( Khoe áo, khoe của)
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo .
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo .
Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý
Có yếu tố gây cười
Có cơ sở cốt lõi là sự thật lịch sử
Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người đọc trong cuộc sống .
Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội
Người kể, người nghe tin câu chuyện như có thật .
Người kể,người nghe không tin là có thật.
Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử .
Ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lại toàn bộ truyện dân gian đã học.
- Trả lời các câu hỏi 5,6 SGK-> Giờ sau ôn tập tiếp.
Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy: 6B:
6C:
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
( Tiếp)
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được :
-Những đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học, hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Nhận thức được vai trò của truyện dân gian trong kho tàng Văn học Việt Nam.
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, nhận biết nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian
3. Thái độ:
-GD học sinh say mê hứng thú học bộ môn .
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ ghi đặc điểm tiêu biểu của truyện dân gian.
2. HS: Đọc, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk .
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1.Ôn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Truyện cổ tích có những đặc điểm gì tiêu biểu ?
Trả lời: Kể về cuộc đời và số phận 1 số kiểu nhận vật quen thuộc( mồ côi, xấu xí).
-Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
- Người kể,người nghe không tin là có thật.
- Ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
3. Các hoạt động dạy học:
* GV giới thiệu bài :GV dựa vào bài cũ để dẩn HS vào bài mới.
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1 : Hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích; ngụ ngôn và truyện cười.
- GV cho hai dãy lớp thảo luận theo nhóm bàn (Thời gian: 7')
- GV giao nhiệm vụ:
+ Dãy 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích ?
+ Dãy 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa ngụ ngôn và truyện cười ?
- HS: Các nhóm thảo luận-> Đại diện các nhóm trình bày-> Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ.
? Hãy minh họa sự giống và khác nhau đó bằng các câu chuyện đã học ?
HĐ2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
- GV nêu yêu cầu: Kể một số truyện dân gian đã học. Kể giọng to, rõ ràng, có thể kết hợp với cách kể chuyện đã học để kể hoặc kể chuyện sáng tạo.
- GV cho học sinh kể trước nhóm
- GV gọi một vài em kể trước lớp.
- GV cho học sinh sắm vai nhân vật trong hai truyện cười đã học để trình bày trước tập thể lớp
- HS: Đại diện mỗi tổ cử một nhóm bạn thể hiện lớp kịch ngắn ấy.
? Hãy vẽ 1 bức tranh minh họa 1 truyện dân gian đã học ?
III. SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA TRUYỀN THUYẾT VỚI CỔ TÍCH, NGỤ NGÔN VÀ TRUYỆN CƯỜI.
* Truyền thuyết và cổ tích:
a. Giống nhau .
- Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
- Các chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường.
b. Khác nhau :
- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. Thường được tin là có thực.
- Cổ tích: Kể về cuộc đời 1 số kiểu nhân vật nhất định, thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và các ác. Thường được coi là không có thực
* Truyện ngụ ngôn và truyện cười:
a. Giống nhau:
- Thường gây cười .
b. Khác nhau.
- Truyện cười: để gây cười, mua vui phê phán châm biếm .
- Truyện ngụ ngôn: khuyên nhủ răn dạy con người một bài học nào đó.
IV. LUYỆN TẬP .
1. Kể lại một số truyện dân gian đã học.
2. Thể hiện một lớp kịch ngắn:
- Treo biển
- Lợn cưới áo mới
3. Vẽ tranh minh họa truyện dân gian đã học .
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Ôn lại toàn bộ kiến thức về truyện dân gian đã học.
- Đọc lại các truyện dân gian, nhớ nội dung và nghệ thuật của mỗi truyện.
- Ôn lại kiến thức Tiếng Việt đã học và đã làm bài kiểm tra giờ sau trả bài.
Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy: 6B:
6C:
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Giúp HS tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình về phần Tiếng Việt: Cấu tạo từ, từ loại, từ mượn, nghĩa cuả từđã học
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: - HS có ý thức tự đánh giá, rút kinh nghiệm về cách dùng từ, sử dụng từ để học tập tốt hơn.
II. Chuẩn bị :
1.GV: - Chấm, chữa bài .
2. HS: - Ôn lại kiến thức về Tiếng Việt đã học:
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1.Ôn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ( kết hợp trong bài )
3. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và xây dựng đáp án:
- GV đọc câu hỏi phần chung
- HS trả lời
- GV nhận xét sau mỗi câu trả lời và công bố đáp án từng câu
? Bài làm của em đạt ở mức độ nào ?
? Có những câu nào em làm không chính xác ?
? Em rút ra kinh nghiệm gì qua phần bài làm này ?
- HS đọc lại đề phần riêng
- GV đọc cách cho điểm ở phần riêng
? Bài làm của em đạt ở mức độ nào?
? Bài làm của em đã nêu được các ý như đáp án chưa ?
- HS: Trả lời.
HĐ2 : GV nhận xét bài làm của học sinh:
* Ưu điểm:
- Một số bài làm nắm chắc kiến thức Tiếng Việt, trả lời đủ ý, đặt câu tốt, diễn đạt lưu loát.
- Nhiều bài chữ viết đẹp, trình bày khoa học.
* Nhược điểm:
- Một số bài làm sơ sài, trả lời còn chung chung, chưa đúng vào yêu cầu câu hỏi.
- Nhiều bài phần riêng sơ sài, thiếu ý, diễn đạt lủng củng, không biết đặt câu. Một số bài chữ viết xấu, chưa nắm được danh từ và cụm danh từ.
HĐ3 : GV hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài viết
- GV trả bài
- HS chữa lỗi trong bài viết của mình
- HS trao đổi bài viết, tự kiểm tra theo cặp
- GV kiểm tra một số bài viết đã chữa lỗi của học sinh.
- GV: Cho đọc một số bài làm khá.
I. ĐỀ BÀI, TÌM HIỂU ĐỀ, XÂY DỰNG ĐÁP ÁN:
1. Phần chung(6 điểm)
Câu 1( 3 điểm): - Nghĩa của từ là nội dung(sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...)mà từ biệu thị. (1 điểm)
Có hai cách giải thích nghĩa của từ:
+Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. (1 điểm)
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoạc trái nghĩa với từ cần giải thích.(1 điểm)
Câu 2( 3 điểm): Danh từ trong các cụm từ sau:
Ba cái bút.(1 điểm)
Một thúng gạo.(1 điểm)
Năm con gà.(1 điểm)
II.Phần riêng(4 điểm):
Câu 3 ( 4 điểm)(Lớp b,c): -Đoạn văn đủ từ 7->10 dòng, lời văn mạch lạc, rõ ràng, đúng chủ đề (1 điểm).
-Sử dụng đúng, linh hoạt các danh từ trong bài viết.(2 điểm).
Câu 4(4 điểm)(Lớp a) : -Đoạn văn đủ từ 7->10 dòng, lời văn mạch lạc, rõ ràng, đúng chủ đề (1 điểm).
-Sử dụng linh hoạt, gạch chân đúng các danh từ và cụm danh từ trong bài viết.(2 điểm).
II/ NHẬN XÉT:
III.TRẢ BÀI- CHỮA LỖI:
Sai
Sửa lại
Lỗi chính tả
xinh, song, phần chước, con châu...
xin,xong, pần trước, con trâu...
Lỗi dùng từ
Thấy rất là buồn cười rất là nhiều
Thấy rất buồn cười
Lỗi viết số,viết tắt
1,2, ko,nc..
một, hai,không,
nước..
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại kiến thức Tiếng Việt học từ đầu năm
- Đọc và nghiên cứu bài: Chỉ từ.
File đính kèm:
- giao an ngu van tuan 14.doc