Tập huấn chuyên môn cấp THPT - Môn địa lý

CHUYÊN ĐỀ

THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHUƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ

I. VÀI NÉT VỀTHỰC TRẠNG DẠY HỌC :

Trong những năm gần đây, cùng với chuyển biến bước đầu vềchất lượng giáo dục, hiệu quả đổi mới

phương pháp dạy học (ĐMPPDH) đang từng bước được ghi nhận. Tuy nhiên, vềPPDH còn nhiều vấn đề

cần bàn.

Một bộphận không nhỏhọc sinh thụ động học tập do không được làm việc hoặc không chịu làm vịêc

trong các giờhọc. Trong hầu hết các giờlên lớp, cảgiờthực tập, thao giảng và thi dạy giỏi vì giới hạn thời

gian tiết học, giáo viên chỉcùng làm việc với một sốhọc sinh khá giỏi đểhoàn thành bài dạy, sốcòn lại

trong lớp im lặng, nghe và ghi chép thực chất đó là những bài độc diễn của giáo viên có học sinh khá giỏi

phụhoạ, giáo viên không cần biết đến đối tượng học tập và lao động học tập là gì, kết quảgiờdạy vẫn

“tốt”, giáo viên dạy vẫn “giỏi”.

Xét cảvềnhận thức và hành động nhìêu giáo viên không chuyển hoa được mục tiêu tích cực hoá hoạt

động của học sinh vào việc thiết kếvà thi công bài dạy, cụthểhơn là việc định hướng và tổchức các hành

động học tập cho học sinh bằng hệthống các việc làm tựlĩnh hội theo phương châm dạy, suy nghĩ, dạy tự

học. Thực tếtrên cho thấy muốn tiến hành ĐMPPDH thì trước hết các kỹnăng sưphạm của giáo viên cần

được nhìn nhận và quan tâm đúng mức, cần tăng cường hơn nữa việc rèn luyện và tựgiác rèn luyện của

các kỹnăng sưphạm của giáo viên.

pdf40 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2534 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn chuyên môn cấp THPT - Môn địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nắm vững chương trình Địa lí THCS và đó từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy toàn cấp... + Vậy khung chương trình Địa lí THCS gồm những nội dung gì? + Giáo viên giỏi phải thành thạo các kỹ năng địa lí như kỹ năng biểu đồ, kỹ năng nhận xét , phân tích bảng số liệu, kỹ năng sử dụng bản đồ , Át lát địa lí.... + Nắm chắc, nắm vững và sâu chương trình theo hướng có khả năng để bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì giáo viên giỏi phải là giáo viên có khả năng phụ trách đội tuyển, bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi các cấp. Để ôn tập tốt, giáo viên cần phải tìm tòi thu thập các đề thi học sinh giỏi, tổng hợp và khái quát được yêu cầu của một đề thi học sinh giỏi (ví dụ đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh).Từ đó để có được định hướng về nội dung và phương pháp ôn tập. + Trong quá trình ôn tập để dự thi GVG, cần phải nắm vững các kiến thức và kỹ năng địa lí trong mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí với nhau. - Trong từng bài dạy ở trường phải soạn giảng đầy đủ, nghiêm túc, tránh sao chép ( đặc biệt là sao chép trên mạng..)..muốn một bài soạn giảng có hiệu quả thì ngoài việc nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, cần tham khảo giáo án cũ, có sự cải tiến phù hợp, phải thiết kế bài dạy lôgic, sử dụng thiết bị, bản đồ, hệ thống kênh hình phự hợp, nên sử dụng giáo án viết tay, nếu sử dụng giáo án dạy máy cũng phải thông qua giáo án viết tay trước. - Sau từng chương, từng phần cần có tổng kết, hệ thống kiến thức.. - Thực hiện tốt quy trình bồi dưỡng thường xuyên, tự đọc, sưu tầm tham khảo kiến thức đề thi có liên quan đến bộ môn..đọc , giải các đề thi.. 2. Về nghiệp vụ sư phạm: - Khẳng định được sự vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy nhuần nhuyễn phù hợp..học hỏi đồng nghiệp những người đó đi dự thi, đó là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh..kinh nghiệm những người đó dự thi.. - Thường xuyên dự giờ thao giảng của các đồng nghiệp trong và ngoài bộ môn để tự đánh giá rút kinh nghiệm tiết dạy… từ đó khắc phục những yếu diểm trong bài dạy của mình.. - Thực sự đầu tư chú ý trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp tốt việc sử dụng các phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại, ứng dụng cụng nghệ thông tin.. - Không ôm đồm, quá tham lam về kiến thức... trong bài dạy, bài soạn bảo đảm ngắn gọn súc tích, phù hợp thời gian, mà vẫn đáp ứng đầy đủ mục tiêu, nội dung cơ bản, sử dụng đồ dùng hợp lý, không lạm dụng quá ở một nhóm phương pháp nào.. 38 - Thái độ, ý thức giảng dạy vui vẻ, hòa nhập với học sinh, không đánh đố, không tự làm phức tạp vấn đề.. bố trí chủ động thời gian trong từng tiết dạy..sau mỗi bài dạy hãy tự đánh giá những điểm mạnh và tồn tại của mình, chú ý, tiếp thu sự gúp ý của đồng nghiệp… ================================================================ CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG TỈNH I. ĐẶT VẤN ĐỀ : - Thi chọn học sinh giỏi nhằm động viên, khích lệ những học sinh học giỏi và các giáo viên dạy giỏi, góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng Dạy và Học, hiệu quả của công tác quản lý giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu về môn học để tiếp tục đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. - Hàng năm Bộ, Sở GD & ĐT đều tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 do đó các trường THPT cũng phải thực hiện nhiệm vụ phát hiện bồi dưỡng thành lập đội tuyển của trường mình tham gia kỳ thi này. Đây là một việc làm thường xuyên nhưng gặp không ít khó khăn đối với các giáo viên tham gia bồi dưỡng đội tuyển dự thi học sinh giỏi. - Trên tinh thần đó, năm nay sở giáo dục tổ chức chuyên đề bàn về vấn đề này. II. NỘI DUNG : 1. Thành lập đội tuyển. a.Thời gian : Để thành lập đội tuyển dự thi học sinh giỏi lớp 12 cần tiến hành tuyển chọn từ lớp 10 và lớp 11.Vì năng lực trình độ học sinh chưa đồng đều cho nên phải tăng quỹ thời gian cho việc bỗi dưỡng giúp các em nắm và tích lũy thêm kiến thức. Nếu thành lập đội tuyển ngay từ đầu năm học lớp 12 thì thời gian bồi dưỡng ngắn sẽ khó khăn hơn. b.Cơ sở để thành lập đội tuyển : - Khi thành lập đội tuyển phải căn cứ vào: + Kết quả học tập của học sinh sau khi sơ kết HK I vì lúc này năng lực học tập từng môn của học sinh đã được thể hiện rõ nét giúp chúng ta lựa chọn chính xác hơn. + Nên phù hợp với nguyện vọng của khối thi đại học sau này. - Lưu ý khi lựa chọn đối tượng cụ thể của đội tuyển: + Môn địa lý là môn học rất cần tư duy tự nhiên, vì vậy cần chọn học sinh tham gia đội tuyển là những em có khả năng tư duy, có thể học tốt các môn tự nhiên thì rất thuận lợi. + Có khả năng thu thập, xử lý các số liệu, tài liệu.. + Có khả nănng tự học, tự nghiên cứu. + Có khả năng diễn đạt tốt. + Đặc biệt có lòng đam mê với bộ môn địa lí. + Ngoài ra cần lưu ý nên chọn mỗi em chỉ tham gia thi một môn để tập trung đầu tư bồi dưỡng để đạt kết quả tốt. 2. Nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi học sinh giỏi Tỉnh khối 12. a.Về kỹ năng - Những kỹ năng địa lý chủ yếu cần bồi dưỡng cho học sinh gồm: Đọc và sử dụng Atlat Việt Nam, các loại bản đồ, làm việc với các bảng số liệu, sách giáo khoa..quá trình rèn luyện kỹ năng chính là quá trình bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, phát triển các thao tác tư duy, tăng cường tính chủ động trong học tập của học sinh… + Kỹ năng biểu đồ : chọn biểu đồ phù hợp,kỹ năng vẽ biểu đồ... 39 + Kỹ năng sử dụng Atlat, bản đồ cần đạt ở 3 mức độ như sau: Đọc biết vị trí của đối tượng địa lý trên bản đồ… nội dung của đối tượng cần nghiên cứu…các mối quan hệ của đối tượng địa lý trên bản đồ… muốn vậy học sinh phải hiểu rõ, nắm vững hệ thống ký hiệu, hệ thống kinh, vĩ tuyến, nội dung cần khai thác trên bản đồ…Từ việc đọc, đặt các câu hỏi về đối tượng, mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý trên bản đồ.. từ đó coi bản đồ là nguồn tri thức cần khai thác ... đặc biệt chú ý khai thác Atlat Địa lý Việt nam phần tự nhiên. + Kỹ năng sử dụng sách giáo khoa: Hướng dẫn học sinh cách đọc, lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm, các mối quan hệ giữa các phần kiến thức trong bài, giữa bài cũ với bài mới, khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi đầu, giữa, cuối bài.. từ sách giáo khoa học sinh biết xây dựng các sơ đồ, bảng kiến thức để khái quát, hệ thống kiến thức. + Kỹ năng làm việc với các bảng số liệu: Qua bảng số liệu biết nhận xét, tìm thấy những thay đổi, phát triển của các đối tượng địa lý…vẽ biểu đồ thích hợp.. đây là một kỹ năng quan trọng.. vì hầu hết các đề thi có từ 3 - 4 điểm của phần này, học sinh làm tốt bài tập gần như là sẽ đạt học sinh giỏi. + Kỹ năng làm bài thi: Khi làm bài học sinh cần đọc kỹ đề ra, câu hỏi, lựa chọn phần dễ làm trước, khó làm sau..làm hết thời gian, khai thác hêt các câu hỏi không bỏ sót…vì phần lớn thời gian làm bài thi HSG tỉnh là ở lớp 12 - Phần địa lý tự nhiên, khái quát về kinh tế- xã hội (bài mở đầu). Các dạng bài tập về khí hậu, sử dụng và bảo vệ tự nhiên, dân cư + Các kỹ năng khác… b.Về kiến thức lí thuyết - Địa lí tự nhiên đại cương (bám chương trình địa lý 10) đặc biệt những kiến thức liên quan đến địa lí tự nhiên Việt nam.Ví dụ như phần chuyển động của trái đất, khí quyển.. - Địa lí KTXH đại cương (bám vào chương trình điạ lí 10) - Địa lí KTXH thế giới (chủ yếu là những vấn đề chung về thế giới và khu vực được đề cập chương trình địa lí 11) - Địa lí tự nhiên và KTXH Việt nam - là nội dung chủ yếu và thuộc chương trình địa lí 12. 3. Phương pháp tìm, thu thập và xử lí tài liệu. - Sưu tầm đề thi học sinh giỏi các năm trước trong Tỉnh và các đề thi học sinh giỏi của các Tỉnh bạn để từ đó có những định hướng bồi dưỡng và khai thác kiến thức hợp lí,phù hợp với đối tượng là học sinh giỏi. - Các tài liệu tham khảo... 4. Phương pháp và cách thức tiến hành bồi dưỡng. - Để học sinh dự thi đạt kết quả cao, thi đây là khâu có vai trò khá quan trọng của giáo viên được phân công phụ trách đội tuyển.Mỗi giáo viên có thể có những phương pháp và cách thức bồi dưỡng khác nhau, điều đó tuỳ thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. - Tuy nhiên để bồi dưỡng học sinh cả về kiến thức, kỹ năng địa lí và khả năng viết bài,làm bài thi học sinh giỏi môn Địa lí... trong quá trình tiến hành bồi dưỡng tôi luôn chuẩn bị 2 nội dung cho một buổi bồi dưỡng. Đó là phần cung cấp kiến thức cho học sinh và bài tập luyện tập kèm theo, yêu cầu học sinh làm tại lớp và giáo viên tiến hành chấm và chữa bài cẩn thận có nhận xét ưu nhược điểm để học sinh rút kinh nghiệm...Ngoài ra, còn đầu tư ra nhiều bài tập khác yêu cầu học sinh về nhà tự làm và giáo viên có sự chấm bài và chữa bài cẩn thận. - Chúng ta cũng cần hiểu rằng môn địa lí thuộc về bộ môn xã hội,do vậy yêu cầu lượng kiến thức phải ghi nhớ khá nhiều. Do vậy khi ra các bài tập cho học sinh, giáo viên cần lưu ý đến các vấn đề có mối liên hệ với nhau để giúp học sinh dễ ghi nhớ kiến thức... 5. Động viên học sinh. - Xác định cho các em rõ bản thân được tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm vì vậy các em cần phải có tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc. - Việc các em đi học bồi dưỡng là góp phần nâng cao kiến thức cho bản thân, nó không chỉ có lợi cho kỳ thi học sinh giỏi mà còn cho cả thi đại học sau này. - Phải kết hợp hài hoà giữa thời gian học bồi dưỡng với thời gian học thêm 40 - Các em được ưu tiên mượn sách và tài liệu tham khảo ở thư viện, truy cập Internet khi cần. - Liên hệ với gia đình học sinh: Để động viên các em tham gia học bồi dưỡng được tốt chúng tôi đã viết thông báo gửi đến gia đình các em, với bản thông báo này nó có tác dụng rất lớn bởi vì đây là niềm vui của phụ huynh do đó họ đã tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình và thể hiện mối liên hệ nhà trường - gia đình cùng cộng đồng trách nhiệm. - Các em được ưu tiên mượn sách và tài liệu tham khảo ở thư viện, truy cập Internet khi cần. ============================================================= Chuùc caùc baïn ñoàng nghieäp luoân thaønh coâng trong söï nghieäp troàng ngöôøi !

File đính kèm:

  • pdfTap huan chuyen mon cap THPT mon Dia ly.pdf