Tập hợp một số dạng bài tập về TN - NP trong các đề thi học sinh giỏi lớp 4 cấp huyện

A. Về từ đơn, ghép, láy, từ loại:

1) Vạch các vạch xiên (/) phân chia ranh giới giữa các từ trong mỗi câu sau :

a) Cậu ta nổi tiếng là tay bắt dế chọi lành nghề.

 b) Mùa xuân đến, những cánh én lại bay về.

c) Những bắp ngô chắc nịch đang chờ tay người bẻ mang về.

2) Đặt câu với mỗi từ ngữ sau, mỗi câu có 12 chữ: (tập để hs viết câu dài, đoạn văn dài.)

chôn rau cắt rốn ; đàng hoàng ; bàng hoàng ; xấu xí ; xấu xa ; lạnh lẽo ; lạnh lùng.

B) Dấu câu : Điền dấu câu vào chỗ thích hợp, viết lại đúng chính tả

1) "Lúc Bác Hồ đã ra về Tộ vẫn còn cầm gói kẹo trên tay mắt nhìn theo bóng Bác một lát sau Tộ mới bỏ kẹo vào túi bạn ấy định đem về cùng ăn với bé Hoa."

2) Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông cảnh vật đổi mới từng giờ từng phút những ngọn đồi xanh giống như những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục sang trọng của mặt đất.

3) Trình bày mỗi đoạn sau đây dưới 2 hình thức của câu hội thoại trực tiếp, điền thêm dấu câu vào chỗ thích hợp:

a) An cố bắt chước giọng của bố để điện thoại cho cô giáo thưa cô cháu An nhà tôi bị bệnh cô cho nó nghỉ một buổi nhé vâng nhưng ai đang nói với tôi đấy nhỉ thưa cô bố em đấy ạ

b) Khi thấy tôi nhìn mẹ mới nói các con để cho bố nghỉ một tí chứ

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập hợp một số dạng bài tập về TN - NP trong các đề thi học sinh giỏi lớp 4 cấp huyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập hợp một số dạng bài tập về TN-NP trong các đề thi hsg lớp 4 cấp huyện các năm qua - có thể vận dụng vào lớp 4 theo SGK mới. A. Về từ đơn, ghép, láy, từ loại: 1) Vạch các vạch xiên (/) phân chia ranh giới giữa các từ trong mỗi câu sau : a) Cậu ta nổi tiếng là tay bắt dế chọi lành nghề. b) Mùa xuân đến, những cánh én lại bay về. c) Những bắp ngô chắc nịch đang chờ tay người bẻ mang về. 2) Đặt câu với mỗi từ ngữ sau, mỗi câu có ³12 chữ: (tập để hs viết câu dài, đoạn văn dài...) chôn rau cắt rốn ; đàng hoàng ; bàng hoàng ; xấu xí ; xấu xa ; lạnh lẽo ; lạnh lùng... B) Dấu câu : Điền dấu câu vào chỗ thích hợp, viết lại đúng chính tả 1) "Lúc Bác Hồ đã ra về Tộ vẫn còn cầm gói kẹo trên tay mắt nhìn theo bóng Bác một lát sau Tộ mới bỏ kẹo vào túi bạn ấy định đem về cùng ăn với bé Hoa." 2) Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông cảnh vật đổi mới từng giờ từng phút những ngọn đồi xanh giống như những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục sang trọng của mặt đất. 3) Trình bày mỗi đoạn sau đây dưới 2 hình thức của câu hội thoại trực tiếp, điền thêm dấu câu vào chỗ thích hợp: a) An cố bắt chước giọng của bố để điện thoại cho cô giáo thưa cô cháu An nhà tôi bị bệnh cô cho nó nghỉ một buổi nhé vâng nhưng ai đang nói với tôi đấy nhỉ thưa cô bố em đấy ạ b) Khi thấy tôi nhìn mẹ mới nói các con để cho bố nghỉ một tí chứ C) Vốn từ : Tìm từ láy gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh điền vào chỗ chấm (...) ; từ đơn và ghép thích hợp điền vào chỗ đường gạch (__) trong đoạn văn: a) "Chợt một hôm, da trời trở màu xám. Mây chăng ..... Thỉnh thoảng ..... vài hạt mưa thưa. Gió đẩy những đám mây ___ lên dãy Trường Sơn. Mưa ..... đổ xuống như ___. Sông Thu Bồn nước trong ...... nay trở nên ___ , ...... chảy về phía đông." b) Chiều tà, khi ánh h.............. h.............. vừa _______ xuống, em cùng bố ra bờ sông để _____ mát. Trong yên lặng, em như nghe rõ cả tiếng th........... th........... của bờ tre, lòng em trở nên th........... th........... lạ thường. Ông trăng tròn l........... l........... sau ngọn tre, soi bóng xuống mặt nước l........... l............ Thuyền ai l........... l........... trôi giữa dòng, khua __________ thật nh........... nh........... , chỉ tạo nên vài gợn sóng l........... t........... rồi tan biến. c) Từ loại : Ghi DT (danh từ), ĐT (động từ), TT(tính từ) vào dưới mỗi từ gạch chân trong câu sau : Bà mẹ cúi lom khom tra ngô D. Về ngữ pháp : câu đơn : (Có thể vận dụng vào Luyện từ và câu lớp 4 mới) Vạch một vạch xiên (/) giữa "bộ phận chủ ngữ" với "bộ phận vị ngữ" trong mỗi câu sau : (Đây là những “câu đơn có bẫy” - Không nên vạch trực tiếp vào đây để mỗi lần xem đều phải động não, khắc sâu kiến thức) 1) Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay về. 2) Một lát sau, hàng chục cánh tay lực lưỡng hì hục kéo lưới lên. 3) Giọng nói, cử chỉ của cô y tá thật dịu dàng. 4) Mùa thu, những chiếc lá vàng hoe rụng đầy vườn. 5)Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống để đón đường bay giặc, mọc lên những bông hoa tím. 6) Ngày chiếc máy bay giặc bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. 7) Chợt con gà trống của ông Ba Kiên nổi gáy. 8) Con tàu màu gạch tươi đi ngược dòng sông. 9) Chính giữa nhà, ngồi bệ vệ một chiếc bàn hình chữ nhật. 10) Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. 11) Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. 12) Lúc 8 giờ, chiếc xe chở thanh niên lên đường nhập ngũ từ từ lăn bánh. 13) Lúc sắp hết giờ thi, bỗng xuất hiện trước cửa lớp một thầy thanh tra. 14) Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa nhà mậu dịch. 15) Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú ẩn. 16) Nước suối chảy róc rách. 17) ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá. 18) Trẻ em mặc áo bông, áo len đủ màu ra đầu làng đón người lớn đi làm về. 19) Trẻ em mặc áo bông, áo len đủ màu, ra đầu làng đón người lớn đi làm về. 20) Những chú voi chạy đến đích đầu tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào khán giả. 21) Tốp thanh niên đang ca hát, nhảy múa ấy học rất giỏi. 22) Tốp thanh niên ca hát, nhảy múa, học rất giỏi. 23) Một cô công nhân mặc áo trắng đến bên lồng sưởi điều chỉnh nhiệt độ. 24) Một cô công nhân mặc áo trắng, đến bên lồng sưởi điều chỉnh nhiệt độ. 25) Mấy chú dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ. 26) Mấy chú dế bị sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ. 27) Khói và bụi bám vào những cành bị đốt và những chiếc lá bị thiêu co quắp, rũ rượi. 28) Mẹ hát ru rất hay. (29) Mẹ hát rất hay. 30) Tiếng suối chảy róc rách. 31) Tiếng reo vang dậy. 32) Tiếng sóng vỗ loong boong bên mạn thuyền. 33) Sóng vỗ loong boong bên mạn thuyền. 34) "Em nhìn thấy những con chim sâu đang nhảy nhót trên cành". 35) Con mèo nhảy làm đổ bình hoa trên bàn. Hiện nay, giữa sách HDGD và sách nâng cao có vài chỗ ý kiến khác nhau. Ví dụ : sách HDGD cho rằng "tay/người" là 2 từ, còn sách nâng cao cho rằng đó là 1 từ ghép (trong câu "Những bắp ngô mập, chắc đang chờ tay người bẻ mang về". Hoặc câu "Lại bắt đầu trở rét." sách nâng cao cho là câu đặc biệt chứ không phải câu rút gọn ; câu "Cháu chúc cô mạnh khoẻ, hạnh phúc." là câu cầu khiến chứ không phải là câu kể... Hôm nay trời đẹp. ("Hôm nay" là "trạng ngữ", dù không có phẩy giữa P,C-V). Theo BPTH PGD, những vấn đề như trên trong đề thi "HSG" hoặc câu có dấu sao (*) thì nên theo quan điểm của sách "Nâng cao". E. Dựng đoạn : Hãy viết lại đoạn đầu của câu chuyện "Rùa và Thỏ", có sử dụng 8 từ sau đây : mát mẻ - cố sức - mỉa mai - sên - giễu - vễnh tai - tự đắc - chấp. CTVH: Trong bài : "Quả ngọt cuối mùa" (TV3 tập 1) có 2 dòng thơ : Nom đoài rồi lại ngóng đông / Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn. a) Từ "đoài" trong dòng thơ trên có nghĩa là gì ? b) Tìm các từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ "nom" trong dòng thơ trên. c) Bài "Quả ngọt cuối mùa" ca ngợi ai, vì sao ? Tự làm đúng các bài tập trên, cộng với bài “Khởi động kiến thức về LT&C 4”, bạn sẽ tự tin hơn trong việc dạy học đại trà và bồi dưỡng hsgiỏi. Chúc bạn thành công. BCV Trần Văn Hảo Biên soạn phục vụ tập huấn SGK TV4 đáp án - Đáp án - Đáp án - Đáp án -Đáp án - Đáp án -Đáp án 1) Lúc Bác Hồ đã ra về Tộ vẫn còn cầm gói kẹo trên tay mắt nhìn theo bóng Bác một lát sau Tộ mới bỏ kẹo vào túi bạn ấy định đem về cùng ăn với bé Hoa. Đáp án : Lúc Bác Hồ đã ra về, Tộ vẫn còn cầm gói kẹo trên tay, mắt nhìn theo bóng Bác. Một lát sau, Tộ mới bỏ kẹo vào túi. Bạn ấy định đem về cùng ăn với bé Hoa. 2) Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông cảnh vật đổi mới từng giờ từng phút những ngọn đồi xanh giống như những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục sang trọng của mặt đất. Đáp án : Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông. Cảnh vật đổi mới từng giờ, từng phút. Những ngọn đồi xanh giống như những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục sang trọng của mặt đất. 3) Trình bày dưới 2 hình thức của câu hội thoại trực tiếp, điền dấu câu vào chỗ thích hợp: a) An cố bắt chước giọng của bố để điện thoại cho cô giáo thưa cô cháu An nhà tôi bị bệnh cô cho nó nghỉ một buổi nhé vâng nhưng ai đang nói với tôi đấy nhỉ thưa cô bố em đấy ạ Cách 1 : An cố bắt chước giọng của bố để điện thoại cho cô giáo : - Thưa cô, cháu An nhà tôi bị bệnh, cô cho nó nghỉ một buổi nhé ! - Vâng ! Nhưng ... ai đang nói với tôi đấy nhỉ ? - Thưa cô, bố em đấy ạ ! (- Thưa cô ! Bố em đấy ạ !) Cách 2: An cố bắt chước giọng của bố để điện thoại cho cô giáo : “ Thưa cô, cháu An nhà tôi bị bệnh, cô cho nó nghỉ một buổi nhé !”. Cô giáo nói : “ Vâng ! Nhưng ... ai đang nói với tôi đấy nhỉ ?” An vội vã (bộp chộp, ...) thưa : “ Thưa cô, bố em đấy ạ !” (GV thường bỏ không ghi phần gạch chân trong cách 2) b1) Khi thấy tôi nhìn, mẹ mới nói : - Các con để cho bố nghỉ một tí chứ ! b2) Khi thấy tôi nhìn, mẹ mới nói : “Các con để cho bố nghỉ một tí chứ !” a) "Chợt một hôm, da trời trở màu xám. Mây chăng ..... Thỉnh thoảng ..... vài hạt mưa thưa. Gió đẩy những đám mây ___ lên dãy Trường Sơn. Mưa ..... đổ xuống như ___. Sông Thu Bồn nước trong ...... nay trở nên ___ , ...... chảy về phía đông." Đáp án : (từ trong ngoặc () là từ có thể chấp nhận được) "Chợt một hôm, da trời trở màu xám. Mây chăng mù mịt (bịt bùng). Thỉnh thoảng lất phất (lắc rắc, lác đác, lả tả, lộp bộp) vài hạt mưa thưa. Gió đẩy những đám mây mọng nước (đen, đen nghịt, dày đặc, to tướng, xám xịt) lên dãy Trường Sơn. Mưa ào ào (xối xả, rầm rập, rầm rầm, ào ạt) đổ xuống như trút nước (cầm chỉnh đổ, cầm chỉnh mà đổ, thác đổ, ai ném đá) . Sông Thu Bồn nước trong leo lẻo (văng vắt, veo vẻo, biêng biếc) nay trở nên đục ngầu (đỏ ngầu, đục nghền, đục ngầm, đục gầu), cuồn cuộn (ào ạt, hung hãn) chảy về phía đông ) Cậu ta nổi tiếng là tay bắt dế chọi lành nghề. b) Mùa xuân đến, những cánh én lại bay về. c) Những bắp ngô chắc nịch đang chờ tay người bẻ mang về. 2) Đặt câu với mỗi từ ngữ sau, mỗi câu có ³12 chữ: (tập để hs viết câu dài, đoạn văn dài...) chôn rau cắt rốn ; đàng hoàng ; bàng hoàng ; xấu xí ; xấu xa ; lạnh lẽo ; lạnh lùng... đen nghịt, dày đặc, to tướng, xám xịt) lên dãy Trường Sơn. Mưa ào ào (xối xả, rầm rập, rầm rầm, ào ạt) đổ xuống như trút nước (cầm chỉnh đổ, cầm chỉnh mà đổ, thác đổ, ai ném đá) . Sông Thu Bồn nước trong leo lẻo (văng vắt, đen nghịt, dày đặc, to tướng, xám xịt) lên dãy Trường Sơn. Mưa ào ào (xối xả, rầm rập, rầm rầm, ào ạt) đổ xuống như trút nước (cầm chỉnh đổ, cầm chỉnh mà đổ, thác đổ, ai ném đá) . Sông Thu Bồn nước trong leo lẻo (văng vắt, veo vẻo, biêng biếc) nay trở nên đục ngầu (đỏ ngầu, đục nghền, đục ngầm, đục gầu), cuồn cuộn (ào ạt, hung hãn) chảy về phía đông

File đính kèm:

  • doctaphopdehsg4.doc
Giáo án liên quan