Tập đọc Kho báu

 Đọc rành mạch toàn bài; ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và cụm từ rõ ý.

-Hiểu ND: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.( trả lời được câu hỏi 1,2,3,5)

*HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4

 Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

* GDKNS: tự nhận thức; xác định giá trị bản thân; lắng nghe tích cực.

Ý thức tận dụng đất đai, chăm chỉ lao động, sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3213 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập đọc Kho báu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 17 tháng 3 năm 2014 Tập đọc PPCT: tiết 82, 83 KHO BÁU (KNS) I/ MỤC TIÊU: Đọc rành mạch toàn bài; ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và cụm từ rõ ý. -Hiểu ND: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.( trả lời được câu hỏi 1,2,3,5) *HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4 Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. * GDKNS: tự nhận thức; xác định giá trị bản thân; lắng nghe tích cực. Ý thức tận dụng đất đai, chăm chỉ lao động, sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1.Giáo viên : Tranh : Kho báu. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2. III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Ổn định: 2.Bài cũ : -Gọi 3 em HTL bài “Bé nhìn biển” -Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng? -Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con? -Em thích khổ thơ nào nhất vì sao ? -Nhận xét, cho điểm. 3. Dạy bài mới : a) Khám phá: -Tranh vẽ gì? -Hai người nông dân đang làm gì? -Bức tranh vẽ hai người nông dân đang nghỉ ngơi bên ruông lúa. Vậây hai người nông dân đó họ là ai, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài “Kho báu”. b) Kết nối: Hoạt động 1 : Luyện đocï . -Giáo viên đọc mẫu lần 1 -GVghi nhận phát âm sai của HS để hết lượt mới dừng lại sửa sai từng em -Luyện đọc từ khó (từng từ): GV lưu ý âm vần cần luyện đọc( GV đọc mẫu, HS cá nhân (1-2 HS / 1 từ) -Chia đoạn :3 đoạn như SGK lưu ý cách đọc : giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 2 đọc với giọng trầm buồn, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà mỗi ngày một già yếu, qua đời, lâm bệnh, sự hảo huyền của hai người con (mơ chuyện hảo huyền). Đoạn 3 giọng đọc thể hiện sự ngạc nhiên, nhịp nhanh hơn. Câu kết- hai người con đã hiểu lời dặn dò của cha, đọc chậm lại. -Yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn. GV hướng dẫn hs đọc đoạn. -GV giúp HS tìm hiểu nghĩa từ -Giảng thêm : lặn mặt trời : mặt trời lặn nắng tắt -GV đọc mẫu lần 2 Thi đọc -GV giới thiệu đoạn đọc -GV hướng dẫn cách đọc TIẾT 2. b) Kết nối: Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài . -Gọi 1 em đọc. GV dựa vào câu hỏi SGK nêu câu hỏi giúp HS hiểu nội dung bài -Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân ? -GV hỏi thêm:Nhờ chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì ? - Hai con trai của người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không ? - Trước khi mất người cha cho các con biết điều gì ? -Gọi 1 em đọc đoạn 2. -Goị 1 em đọc đoạn 3 . -Câu 3:Theo lời cha, hai người con đã làm gì ? *HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4 - Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu ? -Cuối cùng kho báu mà 2 người con tìm được là gì ? -GV chốt ý : Kho báu đó là đất đai màu mỡ, là lao động chuyên cần. - Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ? ND: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. c) Thực hành. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. -GV giới thiệu đoạn đọc -GV hướng dẫn cách đọc -GV đọc mẫu d) Vận dụng -Câu chuyện này muốn khuyên chúng ta điều gì? -Gọi 1 em đọc lại bài. Dặn dò – Đọc bài. -HS hát Bé nhìn biển -3 em HTL bài và TLCH. -Kho báu -Hai người nông dân, con trâu, lúa. -Hai người nông dân đang ngồi uống nước. -1 HS đọc toàn bài. -HS đọc nối tiếp câu 1,2 lượt . -HS phát hiện từ khó đọc -HS luyện đọc các từ khó: nông dân, hai sương một nắng, lặn mặt trời, cấy lúa, làm lụng, cuốc bẫm cày sâu, cơ ngơi, hão huyền. Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà/ thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.// HS dùng bút chì ghi vào sách giáo khoa -HS đọc nối tiếp đoạn. -HS phát hiện từ khó hiểu -HS tìm hiểu nghĩa từ :Hai sương một nắng , Cuốc bẫm cày sâu ,Cơ ngơi, Đàng hoàng, Hão huyền ,Kho báu ,Bội thu, Của ăn của để, HS nhắc lại nghĩa “lặn mặt trời” -Học sinh đọc theo nhóm. -1 HS đọc toàn bài Đoạn 3 “ Theo lời cha…của người cha” -1,2 hs đọc -HS thi đọc trước lớp -Bình chọn bạn đọc hay. -1 HS đọc lại cả bài. -Đọc thầm đoạn 1 và trả lời . -Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng, trở về nhà khi đã lặn mặt trời, vụ lúahọ cấy lúa, gặt hái xong lại trồng khoai trồng cà, không cho đất nghỉ,chẳng lúa nào ngơi tay -Gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. -2 em đọc đoạn 1, giọng khoan thai, nhấn giọng các từ chỉ sự cần cù, chăm chỉ của hai vợ chồng người nông dân. -Đọc thầm đoạn 2. -Họ ngại làm ruộng, chỉ mơ hão huyền. -Người cha dặn dò : Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng. -1 em đọc đoạn 2. Giọng kể chậm rãi, buồn, lời người cha căn dặn các con trước khi qua đời- mệt mỏi, lo lắng. -1 em đọc đoạn 3. -Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa. -Vì đất ruộng vốn là đất tốt; vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt. -Thảo luận nhóm4.-Đại diện nhóm phát biểu. -Ai chăm học, chăm làm, người ấy sẽ thành công, hạnh phúc, có nhiều niềm vui. Đoạn 2: “ Nhưng rồi…lên mà dùng”. -1,2 HS đọc -Thi đọc trước lớp -Bình chọn bạn đọc hay Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. -Tập đọc bài.

File đính kèm:

  • doctap doc tuan 28 kho bau.doc
Giáo án liên quan