I.MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rành mạch được toàn bài.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời . Hs KT đọc rõ các âm, vần: m, n, đ .
- Giáo dục HS: Qua câu chuyện, HS biết yêu thương các loài chim. Không nên bắt
chim nhốt vào lồng. Bảo vệ các loài chim chính là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường, thân thiện với môi trường và góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết câu cần luyện đọc
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3429 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập đọc Chim sơn ca và bông cúc trắng ( Tiết 61, 62), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: TẬP ĐỌC Tuần : 21
Ngày dạy : Thứ hai, ngày 18 tháng 1 năm 2010
Tên bài dạy : Chim sơn ca và bông cúc trắng ( Tiết 61, 62)
I.MỤC TIÊU:
Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rành mạch được toàn bài.
Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời . Hs KT đọc rõ các âm, vần: m, n, đ….
Giáo dục HS: Qua câu chuyện, HS biết yêu thương các loài chim. Không nên bắt
chim nhốt vào lồng. Bảo vệ các loài chim chính là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường, thân thiện với môi trường và góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết câu cần luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thầy
Trò
Hoạt động 1: Khởi động
Ổn định
KTKT cũ: Mùa xuân đến
Gọi Hs đọc + trả lời câu hỏi
- Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến?
- Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến.
- Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được:
a/ Hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân.
Nhận xét, ghi điểm
GTB: Chim sơn ca và bông cúc trắng
Hoạt động 2: cung cấp kiến thức mới
- GV đọc mẫu
Hướng dẫn luyện đọc+ giải nghĩa từ
- Hướng dẫn HS đọc từng câu .
- Hướng dẫn luyện đọc từ khó: xoè cánh, ẩm ướt, vặt
- Giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc, yêu cầu HS tìm cách đọc đúng, cho lớp luyện đọc
+ Bông cúc muốn cứu chim/ nhưng chẳng làm gì được .//.
+ Tội nghiệp con chim! // Khi nó cònsống và ca hát, / các cậu để mặc nó chết vì đói khát. //
- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng đoạn
- Giảng từ: khôn tả
véo von
long trọng
trắng tinh
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào?
- Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm?
- Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình:
a/ Đối với chim?
b/ Đối với hoa?
- Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng?
- Em muốn nói gì với các cậu bé?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
1 vài em đọc lại bài
Hoạt động 4: củng cố, dặn dò
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- Giáo dục HS như mục tiêu đã nêu.
Nhận xét tiết học
Dặn dò: về đọc lại bài
Xem bài: Vè chim
Hát
Hs đọc + trả lời câu hỏi
- Hoa mận vừa tàn báo mùa xuân đến
- Sự thay đổi của bầu trời: bầu trời ngày thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ.
- Sự thay đổi của mọi vật: vườn cây đâm chồi nảy lộc, ra hoa, tràn ngập tiếng hót của các loài chim.
- Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua.
Theo dõi
Dò bài
Nối tiếp đọc từng câu
Cá nhân, cả lớp
Tìm cách đọc
Nối tiếp đọc
- không tả nổi.
-( âm thanh) cao, trong trẻo.
- đầy đủ nghi lễ, rất trang nghiêm.
- trắng đều 1 màu, sạch sẽ.
Nối tiếp đọc từng đoạn
Thi đua đọc
- Chim tự do bay nhảy, hót véo von, sống trong 1 thế giới rộng lớn.
Cúc sống tự do bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. Nó tươi tắn và xinh xắn xoè bộ cánh trắng đón nắng mặt trời, sung sướng khôn tả khi nghe sơn ca hót.
- Vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng.
( Hs khá, giỏi trả lời
- Chim: 2 cậu bé bắt chim nhốt vào lồng nhưng không cho ăn- chết
- Hoa: cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca.
- Sơn ca chết, cúc héo tàn.
- Hãy để cho chim được tự do bay lượn ca hát. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời
Đọc bài
- Cần đối xử tốt với các con vật, các loài cây, loài hoa.
Lắng nghe
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- KH bai hoc Tap doc 2 tiet 18 -1.doc