I.MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nhịp thơ hợp lý khi đọc các câu thơ lục bát
- Hiểu ND: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên. Hs KT đọc rõ các âm, vần: m, n, đ
- Giáo dục HS hiểu cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa giống như một con người gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết câu cần luyện đọc
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 7912 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập đọc Cây dừa ( Tiết 84), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: TẬP ĐỌC Tuần : 28
Ngày dạy : Thứ năm, ngày 25 tháng 3 năm 2010
Tên bài dạy : Cây dừa ( Tiết 84)
I.MỤC TIÊU:
Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nhịp thơ hợp lý khi đọc các câu thơ lục bát
- Hiểu ND: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên. Hs KT đọc rõ các âm, vần: m, n, đ…
- Giáo dục HS hiểu cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa giống như một con người gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết câu cần luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thầy
Trò
Hoạt động 1: Khởi động
Ổn định
KTKT cũ: Kho báu
Gọi Hs đọc + trả lời câu hỏi
- Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân?
- Nhờ chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì?
- Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
Nhận xét. Ghi điểm
GTB: Cây dừa
Hoạt động 2: cung cấp kiến thức mới
- GV đọc mẫu
Hướng dẫn luyện đọc+ giải nghĩa từ
- Hướng dẫn HS đọc từng dòng thơ .
- Hướng dẫn luyện đọc từ khó: rì rào, tỏa, bạc phếch, bay
- Hướng dẫn cách ngắt nhịp và nhấn giọng ở 1 số câu văn
+ Cây dừa xanh/ tỏa nhiều tàu
Thân dừa / bạc phếch tháng năm
Quả dừa/ đàn lợn con/ nằm trên cao
- Chia bài thành 4 đoạn:
+ Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu
+ Đoạn 2: 4 dòng thơ tiếp
+ Đoạn 3: 6 dòng thơ cuối
- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
- Giảng từ: tỏa
tàu( lá)
canh
đủng đỉnh
bạc phếch
đánh nhịp
- Yêu cầu HS từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
- Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào?
- Em thích những câu thơ nào? Vì sao?
* Hướng dẫn Hs học thuộc 8 dòng thơ đầu
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Tổ chức cho Hs thi đọc thuộc thơ
Hoạt động 4: củng cố, dặn dò
- Gd Hs như mục tiêu đã nêu
Nhận xét tiết học
Dặn dò: về đọc lại bài
Xem bài: Những quả đào
Hát
Hs đọc và trả lời câu hỏi
- Quanh năm hai sương một nắng cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng, trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong lại trồng khoai trồng cà.
- Gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng
- Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa
Theo dõi
Dò bài
Nối tiếp đọc từng dòng thơ
Cá nhân , cả lớp
Tìm cách đọc
Theo dõi
Nối tiếp đọc
- từ 1 điểm chia ra các phía
- lá to có cuống dài
- trông giữ, bảo vệ
- chậm rãi, tỏ ra không vội vã
- bị mất màu, biến thành màu trắng cũ, xấu
- động tác đưa tay lên xuống đều đặn
Nối tiếp đọc
Thi đua đọc
- Lá dừa như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.
- Ngọn dừa: như cái đầu của người, biết gật gật để gọi trăng.
- Thân dừa: mặc tấm áo bạc phếch đứng canh trời đất
- Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu
- Với gió: dang tay đón gió, gọi gió đến cùng múa reo
- Với mây: là chiếc lược chải vào mây xanh
- Với trăng: gật đầu gọi trăng
- Với nắng: làm dịu nắng trưa
- Với đàn cò: hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp, bay vào bay ra
Hs khá, giỏi trả lời
- Học thuộc 8 dòng thơ đầu theo hướng dẫn của Gv
Hs thi đọc
Lắng nghe
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- KH bai hoc Tap doc 1 tiet 25-3.doc