Tài liệu Thống nhất trọng tâm giảng dạy môn gdcd cấp thcs lớp 6

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức:

 

– Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

– Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

– Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.

 

2. Kỹ năng:

 

– Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.

– Biết đưa ra cách xử lý phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

– Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.

 

3. Thái độ:

 

Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

 

doc37 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Thống nhất trọng tâm giảng dạy môn gdcd cấp thcs lớp 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của học sinh Việt Nam trong các kỳ thi quốc tế Giải thích để học sinh hiểu điều kiện để trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch Việt Nam. V. BÀI TẬP: 1. Bài tập làm tại lớp : bài a, b và c trang 42 SGK. 2. Bài tập về nhà: Bài d, đ trang 42 SGK. Bài 3 trang 59 sách thực hành. BÀI 14: (2 tiết) THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông. Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, người đi xe đạp, quy định đối với trẻ em. Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường. Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông. 2. Kỹ năng: Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Biết thực hiện nghiêm chỉnh quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. 3. Thái độ: Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông. Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: Nhận biết các loại biển báo giao thông. Ý nghĩa đối với việc đảm bảo an toàn cho mình và mọi người, đảm bảo cho giao thông thông suốt. Những quy định về đi đường đối với người đi bộ, đi xe đạp. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp: Thảo luận. Nêu và giải quyết tình huống. Tổ chức trò chơi sắm vai. IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: Cập nhật thông tin về tình hình tai nạn giao thông. V. NỘI DUNG BÀI HỌC: a) Quy định chung: Để bảo đảm an toàn khi đi đường, chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông. b) Các loại biển báo thông dụng: Biển báo cấm. Biển báo nguy hiểm. Biển hiệu lệnh. c) Một số quy định khi đi đường: Người đi bộ: + Đi trên hè phố, lề đường, không có lề đường thì đi sát mép đường. + Đi đúng phần đường quy định. + Khi qua đường phải tuân thủ đúng quy định. Người điều khiển xe đạp không được: + Dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng. + Kéo, đẩy xe khác. + Mang vác vật cồng kềnh. + Buông thả hai tay + Dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn. + Dưới 16 tuổi không được đi xe gắn máy. * Gợi ý giảng thêm : Hệ thống báo hiệu giao thông. Một số quy định đối với người đi bộ. VI. BÀI TẬP: 1. Bài tập làm tại lớp : bài a. b, c trang 47 SGK. 2. Bài tập về nhà: Bài d, đ trang 47 SGK Bài 3 trang 62; bài 4, 5 trang 63; bài 2 trang 65 sách thực hành. BÀI 15: (2 tiết) QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của việc học tập. Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng. Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục. 2. Kỹ năng: Phân biệt những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện. 3. Thái độ: Tôn trọng quyền và nghĩa vụ học tập của mình và của người khác. II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập đối với bản thân, gia đình và xã hội. Những quy định của Pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp: Thảo luận. Xử lý tình huống. Tổ chức trò chơi. IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: Tìm những hình ảnh, tấm gương học tập tiêu biểu. Tóm tắt: Trẻ em có quyền học tập. Nhờ học tập, chúng ta mới tiến bộ và trở thành người có ích. V. NỘI DUNG BÀI HỌC: a) Học tập là vô cùng quan trọng: Nhờ học tập chúng ta mới tiến bộ và trở thành người có ích. b) Quy định của pháp luật: Mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ học tập. c) Trách nhiệm của nhà nước: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Tạo điều kiện mọi người được học hành. c) Trách nhiệm học sinh: Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, phải chăm chỉ, say mê, kiên trì và tự lực, phải có phương pháp học tập tốt. * Gợi ý giảng thêm : Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập. Kể những tấm gương về học tập tiêu biểu. Hướng dẫn học sinh đặt kế hoạch tự học tập. Sưu tầm thêm tục ngữ, ca dao nói về học tập. VI. BÀI TẬP: 1. Bài tập làm tại lớp : bài a. b, c, đ trang 50 - 51 SGK. 2. Bài tập về nhà: bài 2 và 5 trang 66 - 67 sách thực hành. BÀI 16: (2 tiết) QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: 1. Kiến thức: Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân. Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân. 2. Kỹ năng: Biết xử lí tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình. 3. Thái độ: Tôn trọng sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác. Phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe , danh dự, nhân phẩm của công dân. II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: Quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp: Thảo luận. Tổ chức trò chơi sắm vai. Nêu và giải quyết tình huống. IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: Một bài học. Mọi việc làm xâm hại đến thân thể, tính mạng của người khác đều là trái pháp luật. V. NỘI DUNG BÀI HỌC: a) Quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản, là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất. b) Pháp luật quy định: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. c) Trách nhiệm công dân: Tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Tự bảo vệ quyền của mình. Phê phán, tố cáo việc làm sai trái. * Gợi ý giảng thêm : Nêu tình huống trong bài tập b (trang 54 SGK) để giúp học sinh phát triển kỹ năng nhận biết và ứng xử phù hợp. Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng ứng xử để thực hiện các quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. VI. BÀI TẬP: 1. Bài tập làm tại lớp : bài a. b, c, d trang 53 - 54 SGK. 2. Bài tập về nhà: Bài đ trang 54 SGK. Bài 4 và 7 trang 51 sách thực hành. BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 2. Kỹ năng: Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân. Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở. Biết bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình. 3. Thái độ: Tôn trọng chỗ ở của người khác. Biết phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác. II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp: Thảo luận. Trò chơi sắm vai. Nêu và giải quyết tình huống. IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: Tình huống Hành động của bà Hòa xông vào khám nhà bà T là sai, là vi phạm pháp luật. V. NỘI DUNG BÀI HỌC: a) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là: Quyền được cơ quan nhà nước, mọi người tôn trọng chỗ ở; Không ai được tự ý xâm phạm chỗ ở người khác (trừ trường hợp pháp luật cho phép) b) Trách nhiệm công dân: Tôn trọng chỗ ở người khác. Tự bảo vệ chỗ ở của mình. Tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm về chỗ ở của người khác. * Gợi ý giảng thêm : Phân tích cho học sinh hiểu và nắm được nội dung cơ bản quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng và bảo vệ. Không ai được xâm phạm, tự ý vào chỗ ở của người khác, trừ trường hợp pháp luật cho phép. VI. BÀI TẬP: 1. Bài tập làm tại lớp : bài b và đ trang 56 SGK. 2. Bài tập về nhà: Bài a, c, d trang 56 SGK. Bài 3 và 4 trang 75 - 76 sách thực hành. BÀI 18: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Hiểu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 2. Kỹ năng: Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Biết xử lý các tình huống phù hợp với quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Biết bảo vệ quyền của mình, không xâm phạm an toàn và bí mật thư tín của người khác. 3. Thái độ: Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của mình và của người khác. II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp: Thảo luận. Sắm vai Nêu và giải quyết tình huống. IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: Tình huống Không đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý. V. NỘI DUNG BÀI HỌC: a) Quyền được bảo đảm an toàn bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp b) Quyền được bảo đảm an toàn bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là: Không ai được chiếm đoạt, tự ý mở thư tín, điện tín của người khác. Không được nghe trộm điện thoại. * Gợi ý giảng thêm : Nhận xét, đánh giá những tình huống, ví dụ trong thực tế. Tham khảo tư liệu trang 58 sách giáo viên. VI. BÀI TẬP: 1. Bài tập làm tại lớp : bài b, c và d trang 58 SGK. 2. Bài tập về nhà: Bài a trang 58 SGK. Bài 2 trang 79 - 80 sách thực hành.

File đính kèm:

  • docbai 1 lop 9.doc