Tài liệu tập huấn tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua môn địa lí trường THCS

MỤC LỤC

Bài mở đầu 3

Bài 1: QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG VÀ PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG 9

Bài 2: MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG GDKNS CHO HS TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 11

Bài 3: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KNS CHO HS TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 13

Bài 4: GIÁO DỤC KNS CHO HS QUA MÔN ĐỊA LÍ 19

Bài 5: THỰC HÀNH GD KNS CHO HS QUA MÔN ĐỊA LÍ 25

Bài tổng kết: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VÀ TỔNG KẾT LỚP TẬP HUẤN 32

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua môn địa lí trường THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hoạ) và hoàn thành phiếu học tập số 1 (Suy nghĩ) - Bước 3 : HV thảo luận cặp đôi và điều chỉnh, bổ sung phiếu học tập của cá nhân (Suy nghĩ- Chia xẻ) - Bước 4: Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước toàn lớp (Chia sẻ), các HV khác lắng nghe, trao đổi và bổ sung. BCV đề nghị 1 HV ghi vào giấy Ao/ vào máy tính hoặc ghi lên bảng- chỉ ghi kết quả về những điểm cần lưu ý đối với bài soạn Địa lí tích hợp GD KNS. Các HV trao đổi bổ sung để có được những yêu cầu về bài soạn địa lí tích hợp GDKNS đối với cấp THCS. BCV hỗ trợ để hoàn thành công việc này. * Kết luận: Bài soạn địa lí tích hợp GD KNS có cấu trúc tương tự bài soạn thông thường của môn địa lí. Tuy nhiên để giúp GV thấy rõ hơn nội dung và cách thức thực hiện yêu cầu tích hợp GD KNS, trong bài soạn có một số điểm cần lưu ý, đó là: + Chỉ rõ các KNS có thể giáo dục trong bài + Giới thiệu các PP và kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong bài để GD KNS + Các thuật ngữ thông dụng trong bài soạn được thay thế bằng các thuật ngữ tương đồng như: Khám phá (Khởi động); Kết nối (Dạy bài mới); Thực hành (Củng cố); Vận dụng (Hoạt động tiếp nối) + Tạo cơ hội cho HS được hoạt động thực sự trong quá trình dạy học, tăng cường cho HS học qua hành, qua đó hình thành và phát triển các kỹ năng sống cho các em. Hoạt động 2: Soạn bài địa lí tích hợp GDKNS * Mục tiêu: HV hiểu rõ hơn yêu cầu bài soạn Địa lí tích hợp GD KNS và có thể sọan bài Địa lí tích hợp GDKNS cho HS THCS. * Phương pháp/Kỹ thuật tập huấn: Động não, thực hành soạn bài, HV làm việc cá nhân và nhóm. * Sản phẩm cần đạt: Bài soạn của cá nhân và nhóm * Cách tiến hành: - BCV sử dụng PP động não để thu thập mong muốn của HV đối với HĐ soạn bài, trên cơ sở đó chốt mục tiêu hoạt động (ghi bảng hoặc giấy Ao), lưu ý HV các điểm cần chú ý khi soạn bài Địa lí tích hợp GD KNS đã được cả lớp thống nhất ở HĐ 1 (Chú ý việc vận dụng PP, KT dạy học; đảm bảo tổ chức cho HS họat động thực sự) - BCV giao nhiệm vụ soạn bài cho cá nhân HV trên cơ sở các nhóm đã làm việc với bài soạn minh họa ở HĐ 1 - HV đọc Mục IV. “Địa chỉ tích hợp GD KNS trong môn Địa lí” của tài liệu bồi dưỡng, chọn bài soạn - BCV thông qua việc chọn bài soạn của học viên, đảm bảo có bài của lớp 6, 7, 8 và 9 với các dạng bài kiến thức mới, bài thực hành, bài của học kì I, II. và nhấn mạnh sản phẩm cần đạt của mỗi cá nhân HV (Bài sọan trên giấy A4). - HV sọan bài cá nhân theo yêu cầu của bài soạn Địa lí tích hợp GD KNS. Trong lúc đó BCV quan sát, hỗ trợ cho HV khi cần thiết. Đảm bảo mỗi HV có sản phẩm của riêng mình. - HV làm việc nhóm, trao đổi, góp ý bài sọan cá nhân, chọn 1 bài soạn của cá nhân, hoàn chỉnh để trở thành sản phẩm chung của cả nhóm. BCV chỉ đạo việc chọn bài của nhóm, nhằm đảm bảo các bài soạn đa dạng, tránh trùng lặp (lớp, loại bài, bài) - Đại diện các nhóm HV trình bày sản phẩm của nhóm trên giấy Ao hoặc trên máy tính; các nhóm nhận xét, góp ý và bổ sung cho bài soạn của nhau. * Kết luận: - Rút kinh nghiệm chung về các bài soạn (ưu điểm và hạn chế) của các nhóm HV - Một số điểm cần chú ý trong soạn bài tích hợp GD KNS là : + Xác định được các KNS cần GD trong bài và các PP/KTDH phù hợp để hình thành các KNS đó. + Tổ chức các hoạt động học tập tích cực của HS, tạo ra các tình huống gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. Qua đó, rèn các kỹ năng sống cho HS, đặc biệt là những kỹ năng giao tiếp xã hội. Hoạt động 3: Dạy thử bài Địa lí tích hợp GD KNS * Mục tiêu: Tăng cường năng lực dạy các bài Địa lí tích hợp GD KNS và vận dụng các PP/KTDHTC cho HV. * Phương pháp tập huấn: PP đóng vai , lắng nghe/phản hồi tích cực. * Sản phẩm cần đạt: Nhận thức của HV về dạy học các bài tích hợp GD KNS trong môn Địa lí, phiếu học tập số 2. * Cách tiến hành: - BCV tổ chức cho HV dạy thử. Những HV quan sát sẽ ghi nhận xét vào phiếu học tập số 2 . + BCV yêu cầu 2 nhóm dạy thử; có thể dạy cả bài hoặc trích đoạn bài soạn, phần thể hiện rõ nhất việc tích hợp GD KNS qua môn học. Yêu cầu phải thể hiện rõ nội dung, phương pháp, kỹ thuật DH được vận dụng, thể hiện rõ việc thực hiện mục tiêu bài soạn. + Đại diện các nhóm còn lại trình bày bài soạn trên giấy Ao hoặc trình chiếu với máy tính. Các HV khác tiếp tục nhận xét bài sọan vào phiếu học tập số 2. - Sau mỗi bài/ trích đoạn dạy thử, BCV tổ chức trao đổi chung trong lớp, cho HV nhận xét, bổ sung, góp ý theo phiếu học tập đối với từng bài dạy cụ thể. * Kết luận: - HV chốt lại những ưu điểm và hạn chế của các bài/ trích đoạn dạy thử nghiệm, những góp ý có ý nghĩa đối với bài soạn đó. - BCV có thể nhấn mạnh một vài lưu ý, tránh nhắc lại toàn bộ ý kiến của HV. IV. PHỤ LỤC Phiếu học tập số 1 ( HĐ 1) Tên bài minh họa:…………………………………………………………………….. So sánh bài soạn minh họa tích hợp GDKNS với bài soạn bình thường của môn địa lí, hai loại bài soạn này có: 1. Điểm giống nhau: 2. Điểm khác nhau: 3. Góp ý cải thiện (sửa hoặc bổ sung) bài soạn: 4. Những điểm cần lưu ý trong bài soạn địa lí tích hợp GD KNS: Phiếu học tập số 2 ( HĐ 3) Tên bài :…………………………………………………………………….. 1. Về mục tiêu bài học (hợp lý, đầy đủ, cần điều chỉnh, bổ sung ? ) 2. Về các KNS được tích hợp trong bài (hợp lý, đầy đủ,có thực hiện được không, cần điều chỉnh, bổ sung ?) 3. Về các PP, KT DH tích cực (có được vận dụng không, thừa hay thiếu, cần điều chỉnh, bổ sung? ) 4. Cấu trúc bài soạn (hợp lý, cân đối,… ?): 5. Tiến trình thực hiện bài (hợp lý, đảm bảo thực hiện được mục tiêu chuyên môn và GD KNS,… ?) 6. Mức độ bài học thực hiện GD KNS cho HS, KNS nào được hình thành rõ rệt qua bài học? 7. Các ý kiến điều chỉnh, bổ sung khác cho bài soạn: BÀI TỔNG KẾT I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN Sau khi kết thúc bài này, HV có thể: - Hệ thống được những nội dung đã học về KNS và GD KNS - Được giải đáp những băn khoăn, thắc mắc (nếu có) về các nội dung đã được tập huấn. Từ đó được củng cố, phát triển các kiến thức, kĩ năng về GD KNS cho HS phổ thông qua môn học/hoạt động GDNGLL - Đánh giá được kết quả toàn khoá tập huấn. II. PHƯƠNG TIỆN TẬP HUẤN Một quả bóng nhỏ Các phiếu giấy, bút viết Giấy A0, bút dạ Phiếu đánh giá khóa tập huấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN Hoạt động 1: Hệ thống lại các nội dung đã được tập huấn * Mục tiêu: Giúp HV hệ thống lại các kiến thức đã học * Phương pháp tập huấn: Trò chơi ném bóng * Sản phẩm cần đạt: Bảng hệ thống các kiến thức đã học * Cách tiến hành - GV mời toàn thể HV đứng thành một vòng tròn và yêu cầu mỗi HV nhớ lại những nội dung đã học trong toàn bộ khoá tập huấn. - GV dùng một quả bóng ném, mỗi người có quyền ném bóng cho một người bất kì trong lớp, người nhận được bóng phải nêu tên một nội dung đã được học trong khoá tập huấn, GV ghi lên bảng hoặc giấy khổ to các ý kiến đó. - GV cùng các HV kiểm tra và bổ sung nội dung cho đầy đủ; sau đó cùng nhau sắp xếp lại những nội dung cho phù hợp với từng bài đã học trong khoá tập huấn. Hoạt động 2: Giải đáp thắc mắc * Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HV nêu thắc mắc và cùng nhau giải quyết những thắc mắc. Trên cơ sở đó, giúp HV củng cố, khắc sâu những nội dung đã học. * Phương pháp tập huấn: động não viết, hoạt động nhóm * Sản phẩm cần đạt: Các câu hỏi và các câu trả lời của HV * Cách tiến hành - GV phát cho mỗi HV ba phiếu. Yêu cầu HV viết vào mỗi phiếu một vấn đề/câu hỏi họ còn băn khoăn, thắc mắc, muốn được giải đáp về các nội dung đã được tập huấn. - HV làm việc cá nhân, ghi câu hỏi vào các phiếu. - GV thu lại các phiếu, cùng HV điểm lại các phiếu, loại bỏ các câu hỏi trùng lặp, phân loại các câu hỏi theo từng vấn đề (về nội dung, về phương pháp ,…). - Chia cho mỗi nhóm một vài câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận, tìm cách giải quyết. - Các nhóm thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày. Trao đổi chung cả lớp về từng câu hỏi. - GV tổng kết, giải đáp thêm các thắc mắc của HV, nếu có. Hoạt động 3: Đánh giá khóa tập huấn * Mục tiêu: HV biết tự đánh gía kết quả khóa tập huấn * Phương pháp tập huấn: thảo luận cả lớp, kĩ thuật 3x3x3 * Sản phẩm cần đạt: Phiếu đánh giá của HV * Cách tiến hành: - GV trình chiếu lại danh mục những mong đợi của HV và mục tiêu của khoá tập huấn đã được đề cập ở ngày đầu tiên. - Yêu cầu HV so sánh, đối chiếu với mục tiêu, mong đợi của khoá tập huấn xem những gì đã đạt được và những gì chưa đạt được; phân tích nguyên nhân vì sao chưa đạt được. - Phát cho mỗi HV một tờ giấy, yêu cầu họ ghi: + Ba điều họ thấy hài lòng về lớp tập huấn + Ba điều họ thấy chưa hài lòng + Ba điều họ muốn thay đổi - HV làm việc cá nhân - GV thu lại các phiếu và đề nghị hai HV đọc to cho cả lớp cùng nghe Kết luận: Chúng ta đã cùng nhìn nhận, đánh giá khoá tập huấn. Hoạt động này sẽ giúp chúng ta phát huy những điểm mạnh, điểm thành công; đồng thời nhận ra và điều chỉnh những điểm còn hạn chế để những lần tập huấn tiếp theo sẽ đạt kết quả cao hơn. Hoạt động 4: Bế mạc khoá tập huấn * Mục tiêu: Các HV tự nhìn nhận lại những cảm xúc và ấn tượng của mình sau khoá tập huấn. * Phương pháp tập huấn: Nói một câu * Sản phẩm cần đạt: Câu diễn đạt cảm xúc, ấn tượng của HV * Các bước tiến hành: Có nhiều phương án: Phương án 1: - GV yêu cầu HV đứng hoặc ngồi thành vòng tròn (nên đứng xen giữa nam và nữ, giữa các cơ quan, địa phương khác nhau). - Lần lượt từng HV, mỗi người nói một câu ngắn hoặc dùng ba cụm từ để diễn tả về cảm xúc, ấn tượng của họ đối với khóa tập huấn. Ví dụ: bổ ích, hấp dẫn, hiệu quả,… - GV sẽ là người nói sau cùng kèm theo lời chúc cả lớp sức khỏe, thành công trong công tác GD KNS cho HS và tạm biệt, hẹn gặp lại. Phương án 2: - GV phát cho mỗi HV một phiếu, yêu cầu mỗi người hãy ghi 3 cụm từ để diễn tả cảm xúc, ấn tượng của họ vê lớp tập huấn. - Các HV ghi phiếu - GV thu phiếu và yêu cầu 2 HV thay mặt lớp đọc các ý kiến. - Cuối cùng GV cũng nói ba từ để diễn tả cảm xúc, ấn tượng của minh đối với các HV trong lớp và tuyên bố kết thúc lớp tập huấn. IV. PHỤ LỤC PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA TẬP HUẤN Bài Nội dung Phương pháp Tốt Khá Trung bình Yếu Tốt Khá Trung bình Yếu Bài mở đầu Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 5 Bài tổng kết

File đính kèm:

  • docTich hop giao duc ky nang song qua mon Dia lyTHCS.doc