Tài liệu tập huấn Môn Địa

NỘI DUNG

 Phần 1: Giới thiệu chương trình SGK Địa lý THCS.

 Phần 2: Một số vấn đề đổi mới PPDH Địa lý ở trường THCS.

 Phần 3: Một số vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá.

 Phần 4: Kỹ năng biểu đồ

MÔN ĐỊA

 Là bộ môn khoa học thuộc ngành khoa học tự nhiên. Trước đây nhiều người vẫn nhầm tưởng địa lý là ngành khoa học xã hội nhân văn.

 Là một trong tám bộ môn khoa học cơ bản trong trường phổ thông ở Việt Nam

 Luôn là môn học có điểm thi trung bình ở mức cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn Môn Địa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đưa kết quả thành bảng số liệu sau khi đã xử lí mà không cần trình bày cách tính. + Nếu trường hợp đầu bài yêu cầu vừa thể hiện quy mô và cơ cấu. Thì phải vẽ hai biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau. Trong trường hợp phải tính bán kính thì cách tính đơn giản nhất là: Lấy một số liệu tổng nhỏ nhất với bán kính là 1,0 đơn vị. Lần lượt lấy các số liệu tổng lớn hơn chia cho số liệu nhỏ nhất, được bao nhiêu khai căn bậc hai. Kết quả đó, chính là bán kính cửa đường tròn thứ hai, và cứ làm như vậy đối với các đường tròn thứ ba… Để đảm bảo tính trực quan của biểu đồ thì người ta thường nhân các bán kính với cùng một hệ số sao cho phù hợp với chiều rộng của tờ giấy thi. + Cũng như việc xử lí số liệu, học sinh không cần phải viết vào bài thi cách tính bán kính mà chỉ cần ghi kết quả sau khi đã tính bán kính là được. + Nếu bảng số liệu cho số liệu tương đối (%) thì đây là số liệu tinh, không cần phải xử lí số liệu. 3. Biểu đồ đường biểu diễn: Qui trình thể hiện: - Xử lý số liệu quy về xentimét. - Lập hệ trục toạ độ trục đứng theo giá trị %, trục ngang theo giá trị năm, quy về xentimét. - Chia khoảng cách, chọn tỉ lệ tương ứng thích hợp ở trục tung và trục hoành. - Đặt tên trục và ghi đơn vị các trục. - Xác định các điểm. - Nối các điểm với nhau bằng các đoạn thẳng. - Ghi các chỉ số tại các điểm. - Chú thích và đặt tên của biểu đồ theo đúng quy tắc. 4. Biểu đồ kết hợp: Qui trình thể hiện: - Xử lý số liệu: Quy về xentimét. - Lập hệ trục toạ độ: hai trục đứng theo các đơn vị khác nhau, trục ngang theo đơn vị năm. - Chia khoảng cách, chọn tỉ lệ tương ứng thích hợp ở trục tung và trục hoành . - Đặt tên trục và ghi đơn vị các trục. - Xác định chiều cao của các cột biểu đồ, phù hợp với khoảng cách thời gian ở trục hoành. - Xác định các điểm. - Nối các điểm với nhau bằng các đoạn thẳng. - Ghi chỉ số của các cột tại đầu các cột, ghi chỉ số của các điểm tại các điểm. - Chú thích và đặt tên của biểu đồ theo đúng qui tắc. Một số điểm cần lưu ý một số điểm khi vẽ biểu đồ kết hợp + Biểu đồ có 2 trục đơn vị +Tọa độ nằm giữa cột. + Chia tỉ lệ sao cho hạn chế sự dính nhau giữa cột và đường (nếu là dạng biểu đồ kết hợp giữa cột và đường. + Nếu kết hợp biểu đồ cột và đường, phải dựng hệ trục có hai trục tung với hai đơn vị khác nhau. Vẽ theo từng đại lượng một. + Nếu kết hợp giữa biểu đồ cột và tròn không cần phải dựng hệ trục tọa độ. + Khi chú giải phải thể hiện rõ các đối tượng địa lí thể hiện trên biểu đồ. 5. Biểu đồ miền: Qui trình thể hiện: - Xử lý số liệu: + Nếu đã cho sẵn đơn vị % thì không phải đổi số liệu, chỉ cần quy đổi về xentimét để vẽ. + Nếu chưa cho số liệu % thì đổi ra % bằng cách cách lấy giá trị cá thể chia cho giá trị tổng thể rồi nhân cho 100. Kết quả điển vào bảng, ghi đơn vị % ở góc phải bên trên của bảng. - Lập hệ trục toạ độ: chia khoảng cách ở trục tung, trục hoành theo đúng tỉ lệ. Trục đứng lấy 1 cm ứng với 10% chia tới 100%, trục ngang chia theo đơn vị năm đúng tỉ lệ. Ghi tên và đơn vị các trục. - Kẻ đường khung giới hạn miền giá trị của đại lượng tổng ( Là khung hình chữ nhật, mỗi miền thể hiện một đại lượng). - Xác định các điểm. - Nối các điểm với nhau bằng các đoạn thẳng. - Dùng kí hiệu thể hiện miền giá trị của các đại lượng thành phần. - Ghi chỉ số (đơn vị %) ở các miền giá trị. - Chú thích và đặt tên của biểu đồ theo đúng qui tắc. NHẬN DẠNG BIỂU ĐỒ CẦN VẼ * Những điều lưu ý khi học sinh thực hiện kỹ năng vẽ biểu đồ :  + Nếu đề thi ghi rõ yêu cầu vẽ cái gì thì chỉ cần đọc kỹ, gạch dưới để tránh lạc đề và thực hiện theo đúng yêu cầu + Nếu đề không ghi rõ yêu cầu cụ thể là vẽ gì mà là vẽ dạng thích hợp nhất thì học sinh phải phân tích đề thật kỹ trước khi thực hiện. Đây là dạng đề khó học sinh phải biết phân tích để nhận dạng thích hợp. + Để nhận dạng học sinh cần đọc thật kỹ đề và dựa vào một số cụm từ gợi ý & một số yếu tố cơ bản  từ đề bài để xác định mình cần phải vẽ dạng nào cho thích hợp.      Ví dụ :  + TH1: Khi đề bài có cụm từ cơ cấu  hoặc nhiều thành phần của một tổng thể Thì vẽ biểu đồ tròn (Nếu không quá 3 mốc thời gian). Biểu đồ miền (Nếu đề cho nhiều hơn 3 mốc thời gian).                  + TH2: Khi đề bài có cụm từ  Tốc độ phát triển , Tốc độ tăng trưởng Dùng đường biểu diễn (Đồ thị) để vẽ.  + TH3: Khi đề bài có cụm từ : Tình hình, so sánh, sản  lượng, số lượng Thường dùng biểu đồ cột   + TH4: Khi đề bài cho nhiều đối tượng, nhiều đơn vị khác nhau  hãy nghĩ đến. Việc xử lý số liệu  để quy về cùng một đơn vị (%) để vẽ Hoặc phải  dùng đến các dạng biểu đồ kết hợp.  + TH5:  Khi đề bài có cụm từ Tốc độ phát triển, Tốc độ tăng trưởng lại có nhiều đối tượng, nhiều năm, cùng một đơn vị  thì hãy nghĩ đến lấy năm đầu là 100 % rồi xử lý số liệu trước khi vẽ.   MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG Bài 1: Cho bảng số liệu sau: Dân số và sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 1980 - 2005 Năm 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Dân số ( triệu người) 53,7 59,9 61,1 72,0 77,7 83,1 Sản lượng ( triệu tấn) 14,4 17,8 21,5 27,6 35,5 39,6 Vẽ biểu đồ so sánh sự gia tăng dân số và sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 1980 - 2005 Vẽ biểu đồ Bài 2: Cho bảng số liệu sau: Dân số, diện tích và sản lượng lương lúa nước ta thời kỳ 1975 – 1997 Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Năng suất (tạ/ha) 1975 4856 10293 21.2 1980 5600 11647 50.8 1985 5704 15874 27.8 1990 6028 19225 31.9 1997 7091 27645 39.0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, diện tích và sản lượng lúa nước ta thời kỳ 1975 – 1997? b. Nhận xét và giải thích? a. Vẽ biểu đồ * Xử lý số liệu ( %) Năm Diện tích Sản lượng Năng suất 1975 100,0 100,0 100,0 1980 115,3 113,2 98,1 1985 117,5 154,2 131,1 1990 124,1 186,8 150,4 1997 146,0 268,6 183,9 * Vẽ biểu đồ (đường biểu diễn) Bài 3. Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÂY LƯƠNG THỰC CÓ HẠT Ở ĐBSH, GIAI ĐOẠN 1995 – 2005 Năm 1995 2000 2003 2005 Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) Trong đó lúa 1288,4 1193,0 1306,1 1212,6 1264,1 1183,5 1220,9 1138,9 Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) 5339,8 6867,9 6789,0 6517,9 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện mối quan hệ giữa diện tích lương thực với diện tích lúa, sản lượng lương thực có hạt, giai đoạn 1995 – 2005? b. Hãy nhận xét về vai trò của cây lúa trong ngành sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng? Vẽ biểu đồ: Biểu đồ mối quan hệ giữa diện tích lương thực, diện tích lúa và sản lượng lương thực có hạt, giai đoạn 1995 - 2005 Bài 4: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của các năm 1990, 1999 theo bảng số liệu cho dưới đây. Đơn vị: tỉ đồng Năm Tổng số Nông - Lâm – Ngư nghiêp Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ 1990 131.968 42.003 33.221 56.744 1999 256.269 60.892 88.047 107.330 * Xử lý số liệu ( %).  Năm Nông - Lâm - Ngư nghiêp Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ 1990 31,8 25,2 43,0 1999 23,8 34,4 41,8 * Tính độ chênh lệch bán kính các biểu đồ tròn. = R1990 = 1,4.R1990 Năm 1990 Năm 1999 Bài : Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 1985 – 1998 theo bảng số liệu dưới đây Đơn vị: (%) Năm Ngành 1985 1988 1990 1992 1995 1998 Nông, lâm – Ngư  ghiêp 40,2 46,5 38,7 33,9 27,2 25,8 Công nghiệp – Xây dựng 27,3 23,9 22,7 27,2 28,8 32,5 Dịch vụ 32,5 27,6 38,6 38,9 44,0 39,5 GTDSTN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: ĐỊA LÝ Năm học: 2009 – 2010. ( Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề ) Ngày thi: 24/01/2010. Câu 1 (1.5 điểm): Hãy giải thích rõ sự thay đổi nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo độ cao và theo vĩ độ? Câu 2 (3.5 điểm): Tại sao nói: “ Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá”? Nước ta có mấy loại đất chính, nêu sự phân bố và giá trị sử dụng cơ bản của mỗi loại đất? Câu 3 (4.0 điểm): Chứng minh rằng: Dân số nước ta phân bố không đồng đều và chưa hợp lý? Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều trên? Giải pháp phân bố lại dân cư và nguồn lao động ở nước ta? Câu 4 (3.0 điểm ): Trình bày vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống? Vì sao Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta? Câu 5 (4.0 điểm): Phân tích thế mạnh và hạn chế của vùng Đông Nam Bộ. Câu 6 (4.0 điểm): Cho bảng số liệu về: Diện tích và sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1985 – 1999. Năm 1985 1990 1999 Diện tích ( nghìn ha) 180.2 221.7 394.3 Sản lượng ( nghìn tấn) 47.9 57.9 214.8 a. Vẽ biểu đồ so sánh diện tích và sản lượng cây cao su của nước ta qua các năm 1985, 1990 và 1999? b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi diện tích và sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1985 – 1999? Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lý Việt Nam do Nxb bản giáo dục phát hành. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 - THCS NĂM HỌC: 2009 - 2010 Môn: Địa lý - Lớp 9 Ngày thi: 31/03/2010 ( Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 3 điểm). Thế nào là hiệu ứng nhà kính? Hiệu ứng nhà kính gây ra những hậu quả gì trên Trái Đất? Câu 2 ( 7 điểm). Như thế nào là công nghiệp trọng điểm? Em hãy nêu một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta với các nguồn tài nguyên tương ứng? Giải thích tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công ngiệp của nước ta? Câu 3 ( 3 điểm). Em hãy cho biết khái quát tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? Câu 4 ( 3 điểm). Em hãy nêu tầm quan trọng của dự án hóa dầu Dung Quất ( Quảng Ngãi)? Câu 5 ( 4 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta ( Đơn vị tính %). Ngành Năm 1990 Năm 2007 Nông - Lâm - Thủy sản 38,7 20,3 Công nghiệp - Xây dựng 22,7 41,5 Dịch vụ 38,6 38,2 Em hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta? b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu GDPtừ năm 1990 đến năm 2007?

File đính kèm:

  • docTap huan Dia ly.doc