Cùng với sự gia tăng dân số của Trái đất và tốc độ tăng trưởng mạnh
mẽ, nhiều khi là quá mức của mọi lĩnh vực liên quan đến sự tồn tại và
phát triển của con người, khối lượng cũng như chủng loại chất thải
được tạo ra ngày càng tăng. Bên cạnh các chất thải hữu cơ có thể tái
chế, tái sử dụng, xuất hiện ngày càng nhiều chất thải vô cơ, từ có thể
tái chế tới khó tái chế/không thể tái chế và các chất thải nguy hiểm/độc
hại khác.
Chất thải tăng gây ra nhiều tác hại như ô nhiễm môi trường sống, ảnh
hưởng tới sức khỏe con người, giảm quỹ đất do dùng đất vào việc chôn
lấp rác thải Vì vậy, bên cạnh việc tiết giảm sản xuất - tiêu dùng và tái
sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá khi có thể với mục đích giảm
thiểu chất thải, việc thu gom và tái chế rác thải là một vấn đề được toàn
thế giới nói chung và Việt Nam nói quan tâm.
Chủ đề “Tái chế rác thải” cùng với “Biến đổi khí hậu” và “Sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả” trong tài liệu này sẽ tạo thành một tổng thể
kiến thức hữu ích về môi trường cho các em học sinh, thế hệ tương lai
của đất nước.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Tập huấn giáo dục môi trường cơ bản (tập 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùm) sản phẩm so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại.
Mục đích của dán nhãn sinh thái là khuyến khích việc sản xuất và tiêu
dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ
môi trường trong xã hội gắn với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp.
Với việc gắn nhãn sinh thái, người tiêu dùng sẽ dễ nhận ra sản phẩm nào,
dịch vụ nào của doannh nghiệp/tổ chức nào đã chú trọng bảo vệ môi
trường hơn, và đương nhiên sản phẩm có nhãn sinh thái sẽ được người
tiêu dùng ưa chuộng hơn.
Việt Nam hiện đã có nhãn sinh thái, gọi là Nhãn Xanh Việt Nam, để cấp
cho sản phẩm đạt tiêu chí thân thiện môi trường, để chứng tỏ về kết quả
thực hiện bảo vệ môi trường tốt của nhà sản xuất, kinh doanh. Những kết
quả, đóng góp trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi
trường của bản thân sản phẩm được thông tin đến người tiêu dùng thông
qua việc cấp nhãn môi trường cho sản phẩm đó.
92 Chủ đề 3 - Tái chế chất thải
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 4
Phụ lục 4a: Giảm thiểu chất thải của bạn
Tái chế chất thải
2. Nhãn sinh thái
Chất thải xung quanh ta rất nhiều, vì vậy không chỉ khi mua sắm cần suy nghĩ cẩn trọng xem
có thực sự cần tới đồ dùng, vật dụng đó hay không, mà khi chuẩn bị bỏ thải, cũng nên xem
xét liệu những gì muốn bỏ đi đó có thể sử dụng vào mục đích nào khác không hoặc có ảnh
hưởng thế nào đến môi trường.
1. Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường
93Chủ đề 3 - Tái chế chất thải
Tái chế chất thải
3. Giảm thiểu chất thải tại nhà
Giảm thiểu chất thải tại nhà
Chế biến món ăn ở nhà nhiều hơn thay vì mua đồ ăn sẵn
hoặc mua các loại thực phẩm tiện lợi;
Tự làm quà tặng hoặc các thiệp chúc mừng cho gia đình và
bạn bè, thay vì mua chúng;
Tự trồng lấy rau và hoa;
Mua sách cũ thay vì sách mới;
Sửa chữa quần áo, đồ chơi, và các thiết bị hơn là thay thế
chúng bằng những đồ mới;
Thuê, dùng chung và mượn đồ đạc, thay vì mua đồ mới, bất
cứ khi nào có thể;
Cân nhắc hơn khi mua sắm bằng cách:
√Sử dụng một danh sách mua sắm;
√Chỉ mua những thứ bạn thực sự cần;
√Tránh hàng hoá có nhiều bao bì;
√Không mua quá nhiều sản phẩm dùng một lần,
chẳng hạn như khăn và tã lót;
√Hãy mua sản phẩm chắc chắn, bền, dùng được
lâu dài;
√ Mang túi riêng để đựng hàng khi đi siêu thị.
Phân loại chất thải tại nhà
Tách riêng các loại rác thải có thể tái chế: giấy, vải bông,
vỏ hộp, chai nhựa, túi nhựa, chai thủy tinh;
Sử dụng thùng rác 2 ngăn hay 2 thùng rác riêng biệt để
đựng 2 loại rác vô cơ và hữu cơ. Mỗi ngăn có một mầu riêng
biệt, ví dụ ngăn mầu xanh quy định rác hữu cơ, ngăn mầu
đỏ quy định rác hữu cơ, nếu có thêm hình vẽ biểu trưng loại
rác thải ở mỗi ngăn thì việc phân loại sẽ dễ dàng hơn. Lưu ý:
việc quy định mầu sắc, hình vẽ đặc trưng cho mỗi loại rác
thải cần phải đồng bộ ở tất cả mọi nơi, để cho dù có ở đâu
thì khi vứt rác mọi người không bị nhầm lẫn;
Rác thải hữu cơ: hoa, quả, rau, thức ăn thừa, bã chè, bã cà
phê, lá cây;
Rác thải vô cơ: xương động vật, đồ chơi, cành cây, vỏ sò
hến, giấy ăn đã sử dụng, vải sợi nhân tạo, than, sành sứ
thủy tinh, túi nilon, mẩu thuốc lá.
94 Chủ đề 3 - Tái chế chất thải
Tái chế chất thải
Phụ lục 4b: Phiếu trắc nghiệm cho Hoạt động 4
1) Có thể bảo vệ được bao nhiêu cây xanh nếu tái chế 1 tấn giấy?
a. 12 cây
b. 17 cây
c. 23 cây
2) Khi uống nước bạn chọn loại cốc nào sau đây để không làm tăng lượng chất thải:
a. Cốc thủy tinh
b. Cốc plastic
c. Cốc giấy
3) Bạn làm gì với vỏ lon nước ngọt sau khi dùng hết?
a. Chuyển đi tái chế
b. Sử dụng làm việc khác (ví dụ máng đựng thức ăn nuôi chim)
c. Bỏ vào thùng rác
4) Bạn làm gì khi thấy vỏ lon đựng nước ngọt ai đó vứt trên bãi cỏ?
a. Nhặt lên và để vào thùng đựng rác tái chế
b. Đá xuống đường
c. Ném vào thùng rác
5) Bạn làm gì với thùng sơn tường không dùng hết?
a. Đổ xuống cống
b. Vứt vào thùng rác
c. Chuyển cho người cần sử dụng
6) Loại sinh vật nào thúc đẩy chất hữu cơ phân hủy thành đất trong tự nhiên?
a. Bướm
b. Giun
c. Sóc
95Chủ đề 3 - Tái chế chất thải
Tái chế chất thải
7) Bạn làm gì với quần áo cũ không còn mặc vừa?
a. Chuyển cho quỹ cứu trợ thiên tai
b. Vứt bỏ
c. Cất vào góc nhà
8) Bạn đi siêu thị và thấy rất nhiều kiểu áo T-Shirt đẹp:
a. Bạn mua tất cả những kiểu bạn thích vì muốn mỗi ngày
mặc một áo
b. Bạn mua tất cả vì nếu chán sẽ cho em bạn
c. Bạn chỉ mua cái mà bạn thực sự cần
9) Khi thanh toán tiền ở siêu thị, người bán hàng đưa cho bạn 1 túi nilon:
a. Bạn nhận lấy túi để đựng hàng hóa vừa mua
b. Bạn không lấy túi vì đã mang theo túi đựng đồ
c. Bạn hỏi xin thêm 1 túi vì mua quá nhiều thứ
10) Bạn làm gì sau khi làm bếp?
a. Dọn dẹp, gom rác vứt vào thùng rác
b. Để bố mẹ dọn
c. Dọn dẹp và phân loại rác: rác hữu cơ đưa đi làm phân compost,
bao bì đựng thức ăn đưa đi tái chế, phần còn lại bỏ vào thùng rác
11) Sau khi cắt cỏ trong vườn, bạn:
a. Để lại cỏ trong vườn
b. Thu gom, nhét vào túi nilon và vứt vào thùng rác
c. Hất xuống cống
96 Chủ đề 3 - Tái chế chất thải
Phụ lục 4c: Đáp án cho Phiếu trắc nghiệm
Tái chế chất thải
1) Khi sử dụng 1 tấn giấy tái chế, bạn đã bảo vệ được 17 cây xanh. Ngoài ra, tái chế
3 3mỗi tấn giấy có thể tiết kiệm 32 m nước, 1,6 m dầu FO, 4.200 kWh điện và khoảng
3 2,3 m thể tích chôn lấp rác (
2) Cốc plastic và cốc giấy thường vứt bỏ sau khi sử dụng, trong khi cốc thủy tinh
được sử dụng nhiều lần, vì vậy không làm tăng lượng chất thải.
3) Tốt nhất nên cố gắng tái sử dụng các đồ vật, sau đó mới đem đi tái chế
4) Thu dọn rác là góp phần bảo vệ môi trường. Đưa các chất thải đi tái chế vừa tiết
kiệm được tài nguyên thiên nhiên, vừa không làm tăng diện tích bãi rác.
5) Sơn vứt bỏ sẽ trở thành loại chất thải nguy hại. Tốt nhất nên chuyển sơn còn thừa
cho người nào cần sử dụng. Sau đó vỏ hộp đựng sơn có thể đưa đi tái chế.
6) Giun ăn các mẩu vụn chất hữu cơ và chuyển rác thải thành đất mùn.
7) Luôn nhớ là trước tiên hãy tái sử dụng, sau đó đến tái chế. Chuyển quần áo cũ cho
người gặp khó khăn là góp phần giúp đỡ họ
8) Chỉ mua những đồ vật cần thiết là thực hiện giảm thiểu chất thải
9) Nên cố gắng không sử dụng túi nilon khi có thể. Túi nilon được sản xuất từ nhựa
polyethylene (PE) có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình tự phân hủy của nó diễn ra
rất chậm: các nhà khoa học cho rằng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của
ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 năm đến 1.000 năm túi nilon mới có thể phân
hủy được.
Khi thải ra môi trường, dưới tác động của ánh sáng, túi nilon vỡ ra thành nhiều phân
tử nhựa nhỏ hơn, độc hại hơn và cuối cùng gây ô nhiễm cho đất và nguồn nước.
Chúng có thể len lỏi vào thức ăn của động vật và con người. Theo Quỹ Bảo tồn động
vật hoang dã thế giới (WWF), nhiều cá thể thuộc khoảng 200 loài sinh vật biển (như
cá voi, cá heo, hải cẩu, rùa...) đã chết sau khi nuốt phải túi nilon do nhầm là thức ăn;
nhiều loài thủy sản cũng bị chết ngộp khi chui vào túi nilon.
Trung bình, một người Việt Nam một năm dùng ít nhất 35kg sản phẩm có nguồn gốc
từ nhựa. Trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường
(
10) Bạn có thể giúp giải quyết vấn đề rác thải bằng cách thực hiện phân loại rác
ngay tại nhà.
11) Để lại phần cỏ cắt đi trong vườn gọi là “tái sinh cỏ”. Việc làm này không chỉ
giảm thiểu chất thải mà còn giúp giữ ẩm cho cỏ, không cần tưới nước nhiều.
97
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 5
Phụ lục 5a
Bảng khai thác nội dung giáo dục về xử lý và giảm thiểu chất thải từ sách giáo khoa
Bộ môn: ..................: Lớp: 6, 7, 8, 9
Bài có thể khai thác
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
1. Các khái niệm cơ bản
mà giáo dục về xử lý và
giảm thiểu chất thải có thể
khai thác
Khái niệm cơ bản về chất thải
Tái chế chất thải
3. Các hoạt động khác
nhằm đóng góp giải quyết
các vấn đề liên quan đến
chất thải
Nội dung giáo dục
về xử lý và giảm
thiểu chất thải
Phân tích thông tin
Phát triển kế hoạch hành động
Thực hiện kế hoạch hành động
Chủ đề 3 - Tái chế chất thải
Tái chế chất thải
Quản lý theo 3R
Giảm thiểu chất thải
2. Các việc làm hình thành
và phát triển kỹ năng về xử
lý và giảm thiểu chất thải
Nhận biết các vấn đề liên quan
đến chất thải
Thu thập thông tin về chất thải
Tổ chức thông tin
Đề xuất giải pháp
(Điều chỉnh từ “Thiết kế mẫu một số mô đun Giáo dục Môi trường”)
98 Chủ đề 3 - Tái chế chất thải
Tài liệu tham khảo
Tái chế chất thải
Thiết kế mẫu một số môđun Giáo dục Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Dự án VIE98/018
Xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt quy mô nhỏ (làng, thị trấn) –
PGS. TS. Lý Kim Bảng, TS. Tăng Thị Chính.
File đính kèm:
- Tap huan GDMT cua VVOB tap 3.pdf