Tài liệu Tập huấn giáo dục môi trường cơ bản (tập 1)

Cuốn “Tài liệu tập huấn khóa Giáo dục Môi trường Cơ bản” là công cụ cụ thể để các giảng

viên có thể tổ chức một khóa tập huấn về Giáo dục Môi trường Cơ bản cho các thầy cô giáo

khác, dù đó là các thầy cô giáo tương lai hay các thầy cô giáo ở trường Trung học Cơ sở.

Khóa tập huấn hướng tới mục đích giúp các thầy cô giáo tích hợp, lồng ghép và/hay liên hệ

đến các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường trong các bài giảng của mình, không chỉ

trong những môn học có mối liên hệ rõ rệt nhưng Sinh học hay Địa lý.

Những hoạt động được đề xuất trong tài liệu này đưa ra gợi ý về nội dung và quy trình cho

khóa tập huấn đầy đủ kéo dài 2.5 ngày. Tuy nhiên, người tập huấn cũng có thể lựa chọn giới

thiệu các chủ đề một cách riêng biệt

pdf46 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Tập huấn giáo dục môi trường cơ bản (tập 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21 tháng 3 năm 1994. Mục tiêu chính của công ước là “ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức độ có thể ngăn chặn được sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống của khí hậu.” (Điều 2, Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu. Cập nhật vào ngày 29/10/09) Nghị đinh thư Kyoto là một thỏa thuận quốc tế, một bước ngoặt chuyển tiếp từ Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu. Nghị định được thông qua ở Kyoto, Nhật Bản vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 và được phê chuẩn vào ngày 16 tháng 2 năm 2005. Nghị định này hết sức quan trọng bởi vì nó ràng buộc 37 nước phát triển và cộng đồng Châu Âu trong việc giảm phát thải khí nhà kính ở mức trung bình là 5% so với mức phát thải năm 1990 trong vòng 5 năm 2008-2012. Cho đến nay, 184 quốc gia tham gia Công ước đã phê chuẩn Nghị định thư Nghị định thư được soạn thảo nhằm hỗ trợ các nước thích nghi với những hậu quả xấu của biến đổi khí hậu thông qua việc phát triển và triển khai kỹ thuật giúp tăng khả năng chịu đựng các tác động của biến đổi khí hậu. Ngoài ra một quỹ thích ứng được thành lập để tài trợ cho dự án và chương trình thích ứng ở các nước đang phát triển. Ngày 2/12/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 158/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu", với 9 nhiệm vụ và giải pháp. Chương trình được thực hiện từ năm 2009 đến 2015, tổng kinh phí thực hiện ước tính khoảng 1.965 tỷ đồng. 41 B iến đổi khí hậu Tài liệu nguồn cho Hoạt động 4 Phụ lục 4a: Ứng phó với biến đổi khí hậu 1. Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu Giới thiệu chung Mục tiêu 2. Nghị định thư Kyoto Giới thiệu chung Mục tiêu 3. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Giới thiệu chung Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường ơ bản - C Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu Theo Quyết định này, các Bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện việc đánh giá mức độ của biến đổi khí hậu ở Việt Nam và xác định được các giải pháp ứng phó đối với các lĩnh vực, các ngành, các địa phương trong từng giai đoạn, tích hợp vấn đề này vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và các địa phương. Những nỗ lực ứng phó của nước ta sẽ là động thái tích cực trong công cuộc giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu toàn cầu. Tháng 6/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng cho Việt Nam. Làm cơ sở để các Bộ ngành, địa phương triển khai kế hoạch hành động và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam. B iến đổi khí hậu 42 4. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng Giới thiệu chung Mục tiêu Mục tiêu Các hành động thiết thực để giảm nhẹ biến đổi khí hậu Muốn giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, cần giảm thiểu phát thải các khí nhà kính làm tăng nhiệt độ Trái đất bằng những biện pháp cụ thể như sau: Sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Sự kiện “Giờ Trái đất” là một trong các biện pháp giúp người dân nhận thức và hiểu được tầm quan trọng việc sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm; Giảm sử dụng, tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch, nhiên liệu không tái tạo như than đá, than bùn, dầu mỏ, cát dầu, sét dầu, khí dầu mỏ, khí thiên nhiên... và thay chúng bằng bằng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, sinh khối, địa nhiệt, sóng biển...); Sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý để giảm năng lượng sản xuất nước (nước sinh hoạt, nước công nghiệp); Khuyến khích người dân lựa chọn, tiêu dùng các sản phẩm sinh thái, các sản phẩm thân thiện với môi trường, các sản phẩm có hàm lượng tái chế, tái sử dụng cao; Vận động người dân tích cực tham gia hoạt động 3R để sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý; Chống phá rừng, đốt rừng. Tham gia trồng cây xanh hấp thụ khí cacbon đioxit , nhả ra khí ôxi, cải thiện chất lượng B không khí. Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường ơ bản - C Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu 43 B iến đổi khí hậu Phụ lục 4b Tên gọi Thời gian Địa điểm Nội dung Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) 1992 Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất Rio de Janeiro Ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức độ có thể ngăn chặn sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống của khí hậu. 192 quốc gia đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto 1997, 2005 Kyoto, Nhật Bản - Ràng buộc 37 nước phát triển và cộng đồng Châu Âu trong việc giảm phát thải khí nhà kính. - Hỗ trợ các nước thích nghi với những hậu quả xấu của biến đổi khí hậu. 184 quốc gia đã phê chuẩn Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu 2008 Quyết định số 158/QĐ-TTg - Đánh giá mức độ của biến đổi khí hậu ở Việt Nam - Xác định các giải pháp ứng phó đối với các lĩnh vực, các ngành, các địa phương trong từng giai đoạn - Tích hợp vấn đề này vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Kinh phí: 1965 tỷ Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng 2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường Làm cơ sở để các Bộ ngành, địa phương triển khai kế hoạch hành động và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam. Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường ơ bản - C Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu Giúp người chơi ghi nhớ, nhận biết các biểu tượng, khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu, dấu vết cacbon, ô nhiễm và bảo vệ môi trường... Trò chơi gồm 36 hình vuông, gồm 18 cặp. Mỗi cặp là hai hình vẽ giống nhau liên quan đến biến đổi khí hậu, dấu vết cacbon, các hoạt động, tổ chức chống ô nhiễm môi trường... Úp mặt có hình vẽ của 36 hình vuông, trộn đều và bắt đầu cuộc chơi. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là lúc đầu lật một hình vuông, sau đó tìm lật hình vuông thứ hai cùng cặp với hình vuông đã mở. Nếu lật sai, lại úp hình vuông đó xuống và tiếp tục lật cho đến khi tạo thành cặp thì coi là được một cặp. Đội nào mở hết 18 cặp hình giống nhau trước là đội đó thắng cuộc. Số người chơi: 6 người chia thành 2 đội, mỗi đội 3 người, 2 người chơi, 1 làm trọng tài giám sát chéo. B iến đổi khí hậu 44 Mục đích trò chơi: Phụ lục 4c: Trò chơi cho Hoạt động 4 Trò chơi “Chung tay vì môi trường” Dụng cụ: Cách chơi: Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường ơ bản - C Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu 45 B iến đổi khí hậu Tài liệu nguồn cho Hoạt động 5 Phụ lục 5a Bảng khai thác nội dung Giáo dục Biến đổi Khí hậu từ sách giáo khoa Bộ môn: ..................: Lớp: 6, 7, 8, 9 Nội dung giáo dục biến đổi khí hậu Bài có thể khai thác Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 1. Các khái niệm cơ bản mà GD Biến đổi Khí hậu có thể khai thác Khái niệm cơ bản về biến đổi khí hậu Nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu ở Việt Nam Ứng phó với biến đổi khí hậu 2. Các việc làm hình thành và phát triển kỹ năng về biến đổi khí hậu Nhận biết các vấn đề biến đổi khí hậu Thu thập thông tin biến đổi khí hậu Tổ chức thông tin Phân tích thông tin Đề xuất giải pháp Phát triển kế hoạch hành động Thực hiện kế hoạch hành động 3. Các hoạt động khác nhằm đóng góp giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu (Điều chỉnh từ “Thiết kế mẫu một số mô đun Giáo dục Môi trường”) Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường ơ bản - C Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu Báo cáo Phát triển Con người 2009, UNDP Việt Nam Biến đổi khí hậu - Thực trạng, thách thức, giải pháp* – GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ; Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học ở Việt Nam* – GS. TS. Võ Quý; Biến đổi khí hậu - Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu* - Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh; Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu*; Hãy làm cho Thế giới sạch hơn - Cộng đồng liên kết chống lại biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009; Hiểm hoạ của Biến đổi khí hậu toàn cầu đối với Việt Nam và nhìn từ Việt Nam* - Trần Đức Lương; Kịch bản Biến đổi khí hậu - Nước biển dâng cho Việt Nam* - Bộ Tài nguyên & Môi trường, 6/2009; Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu - Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, 2009. Ứng phó với Biến đổi khí hậu và biển dâng* – GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân; Tìm kiếm nơi ẩn trú - Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu lên tình trạng di cư và mất chỗ ở của con người* - Tổ chức CARE Quốc tế; Thiết kế mẫu một số mô đun Giáo dục Môi trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án climate-change-quiz/ B iến đổi khí hậu 46 Tài liệu tham khảo Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường ơ bản - C Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu

File đính kèm:

  • pdfTap huan GDMT cua VVOB tap 1.pdf
Giáo án liên quan