Bạc Liêu là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Tỉnh có diện tích đứng hàng thứ 8 và dân số đứng hàng thứ 12 trong khu vực. Tỉnh được thành lập ngày 20-12-1899, chính thức hoạt động từ ngày 01-01-1900. Năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào tỉnh Ba Xuyên. Năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập. Sau 30-04-1975, tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải. Ngày 06-11-1996, tỉnh Bạc Liêu được tái lập, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01-01-1997.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2624 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu phục vụ giảng dạy phần địa lý địa phương tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên đến 30 triệu lít/năm.
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, phương hướng hoạt động sắp tới của khu công nghiệp này cũng chưa biết ra sao. Vì hiện nay hạ tầng cơ cở chưa hoàn thành và cũng không có doanh nghiệp nào đầu tư vào một khu công nghiệp quá nhỏ lại nằm gần khu dân cư. Đã có ý tưởng đề xuất dịch chuyển một phần khu công nghiệp sang hướng Đông, phía bên kia bờ sông kênh Bạc Liêu - Cà Mau - vốn là vùng đất nông nghiệp thuần túy, không có nhà dân. Các chuyên gia cho rằng, điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của thị xã Bạc Liêu về hướng Đông trong tầm nhìn quy họach 2010 - 2020. Cầu Bạc Liêu 2 cũng đã khởi công xây dựng nên việc xúc tiến quy hoạch khu công nghiệp Trà Kha dịch chuyển theo hướng mở về phía Đông là hợp lý. Tiến trình hình thành khu công nghiệp Trà Kha có thể sẽ tiếp tục bị chậm lai từ 1 đến 2 năm nữa nếu theo hướng mở về phía Đông, nhưng sự chậm này là cần thiết cho một tương lai ổn định lâu dài của khu công nghiệp này.
Ngoài khu công nghiệp Trà Kha, tỉnh Bạc Liêu còn quy hoạch các cụm công nghiệp như:
- Cụm công nghiệp Hộ Phòng - huyện Giá Rai 18 ha, Vĩnh Trạch - thị xã Bạc Liêu 50 ha.
- Cụm công nghiệp Gành Hào - huyện Đông Hải 80 ha với các ngành khai thác thủy hải sản, làm muối, chế biến thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất nước đá, cung cấp các dịch vụ cho khai thác hải sản.
- Cụm công nghiệp Rạch Bà Gia - huyện Giá Rai 40 ha với các ngành chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn cho gia súc, nuôi tôm, đồ nhựa, chế biến bột cá, thủy sản, sửa chữa tàu thuyền, gạch ngói.
- Cụm công nghiệp Phước Long - huyện Phước Long 50 ha.
- Cụm công nghiệp Hồng Dân 50 ha.
- Cụm công nghiệp Ninh Quới - huyện Hồng Dân 40 ha.
- Cụm công nghiệp Châu Hưng - huyện Vĩnh Lợi 50 ha với các ngành khai thác và chế hải sản, làm muối, xay xát, chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng.
Thương mại - Dịch vụ
Năm 1997, tổng mức bán lẻ hàng hoá của tỉnh là 1.180 tỷ VNĐ. Năm 2004, con số này là 4.350 tỷ VNĐ. Năm 2004, toàn tỉnh có 62 chợ, trong đó có 2 chợ loại I là chợ Bạc Liêu và chợ Hộ Phòng; 11 chợ loại II là: Hoà Bình, Vĩnh Hưng, Phước Long, Ngan Dừa, Phó Sinh, Giá Rai, Láng Tròn, Gành Hào, Xóm Lung, Nhân Dân và 49 chợ loại III. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của tỉnh sơ bộ năm 2007 là 7.154 tỷ VNĐ (giá thực tế).
Quý I năm 2009, tổng mức lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ 2.761 tỷ đồng, bằng 24% kế hoạch, tăng 18,4% so cùng kỳ; Chỉ số giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I tăng 2,38% so với tháng 12/2008 và tăng 0,78% so với tháng trước; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 32,4 triệu USD, bằng 15% kế hoạch, tăng gần 5% so cùng kỳ (chủ yếu là do xuất khẩu gạo 28.320 tấn, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ).
Văn hoá
Người Bạc Liêu có tính thẳng thắn, nhiệt tình, hiếu khách và hào phóng. Trong nói năng, không đôi co dài dòng, không “văn hoa mỹ tự”, mà chủ yếu là tinh thông nghĩa lý, muốn nói gì thì nói thẳng. Không gian đất rộng, người thưa nên cũng hình thành phong cách “ăn to nói lớn”, nói năng thật rõ, thật to để cho người nghe hiểu rõ ý mình. Những tính cách ấy được hun đúc gìn giữ từ đời này qua đời khác. Ngày nay, tính cách Bạc Liêu vẫn được giữ gìn và phát huy.
Bạc Liêu xưa kia nổi tiếng là đất ăn chơi với nhiều giai thoại về "công tử Bạc Liêu", bởi người dân xứ này có tư duy khoáng đạt, thích giao kết tìm bạn qua hội hè và qua sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Vùng đất này nổi tiếng với loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử "nhất Bạc Liêu, nhì Cần Đước". Nhờ đó, Bạc Liêu đã giữ chân được nhạc sĩ Cao Văn Lầu, để rồi người nhạc sĩ tài hoa này lại làm sáng danh Bạc Liêu bởi bài Dạ cổ hoài lang bất hủ. Tác phẩm Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu (có nghĩa là đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng) ra đời trong khoảng thời gian 1917 - 1919 đã đặt nền tảng cho bản vọng cổ và góp phần làm thay đổi bộ mặt cải lương sau này.
Mặc dù cải lương ra đời và thịnh hành trong nhiều thập kỷ, nhưng đờn ca tài tử vẫn còn chỗ đứng trong đời sống tinh thần người dân Nam Bộ, nhất là ở Bạc Liêu. Loại hình âm nhạc này có thể chơi ở bất cứ đâu: đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, lễ hội các đình thần, sau khi thu hoạch mùa vụ …Tuy nhiên, nếu được trình diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng thì dễ tạo nên sự đồng điệu giữa người chơi và người thưởng thức âm nhạc truyền thống. Hằng năm, tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ hội Dạ cổ hoài lang vào 14 và 15 tháng 8 âm lịch tại khu mộ của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và có mời nhiều ban đờn ca tài tử các nơi đến dự. Năm 2007, trong lễ hội Smithsonian 2007 với chủ đề “Mê Kông – Dòng sông kết nối các nền văn hoá" tại Mỹ, câu lạc bộ đờn ca tài tử huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đã được chọn sang Mỹ biểu diễn.
Giao thông
Hệ thống hạ tầng giao thông
Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997, qua hơn 10 năm, hệ thống đường giao thông của tỉnh đã có bước phát triển, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh, vì thế Bạc Liêu vẫn trong diện tỉnh nghèo với tỷ lệ hộ nghèo còn cao (20,8%) và cơ sở hạ tầng kém phát triển.
Cơ sở hạ tầng giao thông ở Bạc Liêu khi vừa mới tách tỉnh còn nghèo nàn, sơ sài, chỉ có duy nhất 63,7 km quốc lộ 1A qua tỉnh; 160,3 km đường địa phương nhưng chỉ có 42,2 km đường có tráng nhựa. Cả tỉnh chỉ có gần 70 km đường đá, đất; 25 km đường bê tông xi măng nhỏ hẹp, lưu thông hàng hoá chủ yếu bằng đường sông, 11/37 xã có thể đến trung tâm bằng xe 4 bánh, nằm chủ yếu gần quốc lộ 1A.
Sau 10 năm tái lập Bạc Liêu đã đầu tư, xây dựng sửa chữa nâng cấp 82 tuyến đường giao thông quan trọng (đường tỉnh, huyện, đô thị) với tổng chiều dài 185,535 km và 60 cầu với tổng chiều dài 2.318 m. Giao thông nông thôn phát triển lên 600 tuyến với tổng chiều dài 2.220 km, trong đó có 1.083 km được tráng nhựa, 839 km bê tông xi măng. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1997 - 2006 là trên 1.190 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 286 tỷ đồng. Như vậy, năm 2007, hệ thống đường bộ địa phương có 1.781,51 km là đường kiên cố các loại, tăng 11 lần so với năm 1997, cả tỉnh có 30/48 xã có đường cho xe ô tô đến trung tâm, 94% số ấp có đường cho xe mô tô lưu thông được cả trong mùa lũ.
Mặc dù hạ tầng giao thông của Bạc Liêu đã phát triển khá, nhưng năng lực vận tải đường bộ vẫn chưa tương xứng, các tuyến đường huyết mạch nối trung tâm các huyện ra quốc lộ 1A nhỏ hẹp (3,5m) chỉ có thể khai thác vận tải dưới 3,5T, vận chuyển hàng hoá giữa các huyện chủ yếu vẫn bằng đường thủy. Hiện Trung ương và tỉnh đang đầu tư nhiều công trình giao thông trọng điểm.
- Quốc lộ 1A 63,7 km đã được cải tạo, nâng cấp hoàn thành vào cuối năm 2009. Tuyến đường này nằm trong dự án đang nâng cấp, đoạn Cần Thơ - Năm Căn, và có 18 cây cầu đang trong giai đoạn thi công làm mới.
- Tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp (qua 4 tỉnh Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau) khi hoàn thành sẽ rút ngắn được 40 km đi từ Cần Thơ - Cà Mau so với tuyến quốc lộ 1A, đồng thời àm giảm áp lực giao thông lên quốc lộ 1A. Tuyến đường này sẽ có hơn 52 km qua địa phận Bạc Liêu, giúp cư dân các huyện trước đây sống biệt lập với bên ngoài có cơ hội giao thương trao đổi sản phẩm, hàng hoá, nâng cao đời sống.
- Tuyến Nam sông Hậu qua Bạc Liêu gần 14 km đang trong qua trình đầu tư. Tuyến đường này cải thiện đáng kể cho việc đi lại, giao thương của cư dân nằm ở mạn phía Nam của sông Hậu, bởi trước kia người dân ở đây chủ yếu sử dụng đường thủy để đi lại, vận chuyển hàng hoá.
Ngoài ra, tỉnh Bạc Liêu còn đang kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải bổ sung thêm khoảng 1.681,56 tỷ đồng để đầu tư 13 đường trung tâm đến xã, sửa chữa nâng cấp 16 đường trung tâm đến xã không thể lưu thông được bằng xe 4 bánh. Tỉnh cũng rất cần Trung ương đầu tư thêm hai cây cầu Phó Sinh 2 và Phước Long 2 cắt qua tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp để lưu thông thuận tiện với Kiên Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Tỉnh cũng đề nghị Bộ sớm cho nạo vét luồng kinh Cà Mau - Bạc Liêu là tuyến đường thủy quan trọng từ Cà Mau, Bạc Liêu đi thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, hiện tại đoạn qua thị xã Bạc Liêu đã bồi lắng nhanh, gây ách tắc giao thông thủy và ô nhiễm môi trường.
Tình hình vận tải
Toàn tỉnh có 2 bến xe chính và một số điểm đổ xe ở các huyện. Bến xe Bạc Liêu nằm tại số 21/10 quốc Lộ 1A, K1 F7, thị Xã Bạc Liêu, phục vụ các tuyến: Bạc Liêu - Hộ Phòng, Bạc Liêu - Cà Mau, Bạc Liêu - Sóc Trăng, Bạc Liêu - Cần Thơ. Bến xe Hộ Phòng tại ấp 1, thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai, phục vụ các tuyến: Hộ Phòng - Bạc Liêu, Hộ Phòng - Cà Mau, Hộ Phòng - Cần Thơ, Hộ Phòng - Sài Gòn.
Theo thông tin từ Sở Giao thông Vận tải Bạc Liêu, ngày 03-08-2009, Công ty Bến xe tàu Bạc Liêu đã hoàn tất các thủ tục vận chuyển hành khách từ Bạc Liêu đi Camphuchia. Theo đó, mỗi ngày có một chuyến khởi hành từ Bạc Liêu đi Phnômpênh và ngược lại. Hành trình đi từ Bạc Liêu theo quốc lộ 1A đi Cần Thơ sang quốc lộ 91 đi Long Xuyên qua quốc lộ 2, quốc lộ 3 qua cửa khẩu Tịnh Biên rồi sang Camphuchia. Dự kiến thời gian khởi hành tại Bạc Liêu vào lúc 3 giờ sáng hàng ngày đến Phnômpênh mất 11 giờ. Giá vé dự kiến 350.000 đồng/người. Hành khách là người dân tộc Khmer chỉ cần giấy CMND và xác nhận của địa phương, những hành khách còn lại phải có hộ chiếu.
Tỉnh có bến tàu khách Hộ Phòng - Gành Hào, tổng diện tích 1.340 m2, có thể cho tàu 1.000 tấn ra vào, đủ đáp ứng nhu cầu đi lại trong và ngoài vùng. Hai trục đường thủy có ý nghĩa quan trọng trong việc vận chuyển liên tỉnh là: tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp và tuyến kênh Bạc Liêu - Cà Mau. Ngoài ra còn có kênh Chợ Hội, kênh Cạnh Đền cắt ngang hai tuyến kênh này, nối Bạc Liêu với Kiên Giang. Kênh Cạnh Đền, Phố Sinh, Quản Lộ, Giá Rai chạy song song với kênh Chợ Hội, nối kênh Cà Mau với kênh Phụng Hiệp, kéo dài sang tỉnh Kiên Giang.
Bảng thống kê tình hình vận tải năm 2007 của tỉnh Bạc Liêu
Khối lượng vận chuyển
Khối lượng luân chuyển
Hàng hoá (nghìn tấn)
Hành khánh (triệu lượt người)
Hàng hoá (triệu tấn/km)
Hành khách (triệu lượt người/km)
Đường thủy
Đường bộ
Đường thủy
Đường bộ
Đường thủy
Đường bộ
Đường thủy
Đường bộ
1388
1041,1
27,2
121,3
88,8
618,2
--------Hết --------
File đính kèm:
- Dia li dia phuong tinh Bac Lieu.doc