Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Phương pháp vẽ và sử dụng bảng số liệu, biểu đồ

a) Biểu đồ cột

Là dạng biểu đồ thích hợp nhất và phổ biến để thể hiện quy mô (giá trị) của đối tượng địa lí ở thời điểm xác định hoặc lãnh thổ nhất định. Số liệu vẽ có thể là đại lượng tuyệt đối (số người, số tiền, diện tích.) hoặc đại lượng tương đối (số %).

 Trong loại biểu đồ này còn chia ra các loại khác nhau: cột đơn, cột gộp nhóm, cột chồng (chồng liên tiếp, chồng từ gốc tọa độ), cột thanh ngang, tháp dân số

 

 

ppt31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3235 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Phương pháp vẽ và sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự nhiên, dân cư – xã hội, kinh tế ... * PHÂN LOẠI THEO HÌNH THỨC THỂ HIỆN 2.1. a) Biểu đồ cột Là dạng biểu đồ thích hợp nhất và phổ biến để thể hiện quy mô (giá trị) của đối tượng địa lí ở thời điểm xác định hoặc lãnh thổ nhất định. Số liệu vẽ có thể là đại lượng tuyệt đối (số người, số tiền, diện tích..) hoặc đại lượng tương đối (số %). Trong loại biểu đồ này còn chia ra các loại khác nhau: cột đơn, cột gộp nhóm, cột chồng (chồng liên tiếp, chồng từ gốc tọa độ), cột thanh ngang, tháp dân số * B) Biểu đồ đường (đồ thị hoặc đường biểu diễn) Đồ thị dùng để biểu diễn sự thay đổi của một hoặc vài đại lượng địa lí theo chuỗi thời gian (thường từ 4 năm trở lên, còn ít hơn có thể dùng cột). Các mốc thời gian thường là các thời điểm xác định. Vì vậy nếu chuỗi số liệu biến đổi theo không gian hay theo thời kì (chứ không phải theo từng thời điểm, từng năm) thì người ta không dùng đồ thị mà dùng các loại biểu đồ khác, chẳng hạn như biểu đồ cột. (VD GTDS theo thời kì – trang 78NC) * Có các dạng đồ thị thể hiện các hiện tượng khác nhau thì cách vẽ khác nhau. – Đồ thị thể hiện sự thay đổi của một hay nhiều hiện tượng cùng đơn vị theo thời gian -> thì biểu đồ thể hiện trên trục tọa độ có 1 trục tung, 1 trục hoành. – Đồ thị thể hiện sự thay đổi của hai hiện tượng khác nhau về đơn vị theo thời gian. Có hai cách thể hiện: + Sử dụng hệ trục tọa độ gồm hai trục tung thể hiện giá trị hai đối tượng. + Xử lí số liệu từ tuyệt đối về số liệu tương đối, sử dụng hệ trục tọa độ 1 trục tung (đơn vị %). – Đồ thị thể hiện sự thay đổi của 3 hiện tượng trở lên có đơn vị tính khác nhau. Trường hợp này chỉ có một cách duy nhất là chuyển các số liệu tuyệt đối thành số liệu tương đối theo cách lấy giá trị năm đầu là 100%, giá trị năm sau tính theo năm đầu. * Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của các nhóm cây trồng giai đoạn 1990–2005 * C) Biểu đồ kết hợp cột – đường Thường để thể hiện nhiều đối tượng địa lí có mối quan hệ nhất định với nhau và khác nhau về đơn vị đo. Loại biểu đồ này rất phổ biến, thông thường người ta dùng hai trục đứng cho hai chuỗi số liệu thể hiện hai đối tượng khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau. Trong địa lí tự nhiên, học sinh có thể gặp loại biểu đồ dạng này ở biểu đồ khí hậu. Trong địa lí kinh tế – xã hội như biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng cây trồng, sản lượng và số dân qua các năm khác nhau. Về nguyên tắc ta có thể sử dụng biểu đồ kết hợp cột đường không chỉ cho hai đối tượng mà có thể nhiều hơn. Chẳng hạn, trên cùng một hệ trục tọa độ có thể biểu diễn diện tích rừng (gồm diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng) và độ che phủ rừng. * Biểu đồ thể hiện sự biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943–2005 * d) Biểu đồ hình tròn (biểu đồ bánh) Biểu đồ hình tròn dùng để thể hiện cơ cấu của đối tượng địa lí tính theo giá trị tương đối (các thành phần cộng lại bằng 100%) và thể hiện quy mô (ứng với kích thước biểu đồ) của hiện tượng khi cần trình bày trực quan Trong một số trường hợp, có thể vẽ thêm một vòng tròn đồng tâm để ghi giá trị về số liệu tổng. Khi đó ta có biểu đồ hình vành khăn. Một dạng đặc biệt của biểu đồ tròn là biểu đồ bát úp (nửa tròn). * e) Biểu đồ miền Biểu đồ miền như là một trường hợp đặc biệt của biểu đồ cột chồng, khi mà bề ngang các cột được thu nhỏ lại chỉ còn là các đường thẳng đứng và khi đó các cột lại được nối với nhau. Biểu đồ miền vẽ khi cần thể hiện sự thay đổi cơ cấu của nhiều đối tượng địa lí qua nhiều thời điểm (từ 4 năm trở lên). + Biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi của hiện tượng (theo giá trị tương đối) + Biểu đồ miền thể hiện thay đổi của hiện tượng theo giá trị tuyệt đối. + Biểu đồ miền chồng theo giá trị lấy từ gốc tọa độ * Biểu đồ tình hình thay đổi tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1960–2006 * f) Các dạng biểu đồ khác + Biểu đồ tam giác. + Biểu đồ tượng hình. + Biểu đồ hình vuông. * 3. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG BÀI TẬP BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ TRONG THI TỐT NGHIỆP Các bài tập đa dạng về nội dung, bám sát chương trình sách giáo khoa. Các bảng số liệu đơn giản, thường thể hiện ít đối tượng hoặc ít năm. Yêu cầu vẽ khá dễ nhận biết loại biểu đồ hoặc chỉ rõ biểu đồ cần vẽ Nội dung nhận xét đơn giản Yêu cầu giải thích ý chính, không cần đi sâu phân tích các nguyên nhân. * 4.1. CĂN CỨ 4. HƯỚNG DẪN CHỌN BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP * 4.2. CÁC BƯỚC 4. HƯỚNG DẪN CHỌN BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP * Cho bảng số liệu: DT cây công nghiệp hàng năm, lâu năm thời kì 1987 – 2009. VÍ DỤ Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện rõ nhất Sự thay đổi DT cây công nghiệp hàng năm, lâu năm Tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp hàng năm, lâu năm Cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm, lâu năm Quy môn, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp hàng năm, lâu năm. * CÁCH XÁC ĐỊNH NHANH Trường hợp 1: mục đích vẽ thể hiện cơ cấu hiện tượng thì thường chọn các dạng biểu đồ tròn, miền, cột chồng. + Nếu bảng số liệu dưới 4 thời điểm năm thì vẽ biểu tròn. + Nếu bảng số liệu từ 4 năm trở lên thì thể hiện rõ nhất cơ cấu là miền. + Nếu yêu cầu vẽ thể hiện quy mô, cơ cấu thì vẽ tròn nếu ít năm với bán kính đường tròn khác nhau; nếu trên 3 năm vẽ miền theo giá trị tuyệt đối hoặc cột chồng. * CÁCH XÁC ĐỊNH NHANH Trường hợp 2: mục đích thể hiện sự thay đổi của một hoặc nhiều đại lượng về mặt giá trị tuyết đối thì có thể chọn biểu đồ cột, đường. + Vẽ cột khi cần thể hiện quy mô (giá trị) của đối tượng, hoặc hiện tượng phân theo các nội dung. + Vẽ đồ thị khi cần thể hiện sự biến động, tốc độ tăng trưởng qua nhiều năm (từ 4 năm trở lên) và phải là thời điểm xác định (không được theo giai đoạn). + Vẽ biểu đồ kết hợp khi: Bảng số liệu có từ 2 đại lượng trở lên và có mối quan hệ với nhau. Nếu bảng số liệu có 3 đại lượng, trong đó có hai đại lượng có quan hệ với nhau và yêu cầu phải thể hiện ba đại lượng trên cùng một hệ trục thì ta chọn biểu đồ kết hợp. Khi đó, hai đại lượng có mối quan hệ với nhau thì vẽ biểu đồ cột chồng, đại lượng còn lại thể hiện biểu đồ đường * VÍ DỤ 1 Bảng số liệu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá so sánh 1994 phân theo nhóm cây * a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng 3 ngành trồng trọt chính c) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu.... VÍ DỤ 2 Cho bảng số liệu sản lượng lúa và số dân qua các năm * a) Tính bình quân lúa trên đầu người (kg/ng) Vẽ biểu diễn thể hiện tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng, bình quân lúa/người. Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và sản lượng Vẽ biểu đồ thể hiện bình quân lúa/người CÁCH XÁC ĐỊNH NHANH – Trường hợp ba đại lượng có quan hệ với nhau, trong đó một đại lượng là hiệu số của hai đại lượng kia thì vẽ biểu đồ miền theo giá trị tuyệt đối. Ví dụ vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên. – Trường hợp yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng của 3 hoặc nhiều đại lượng khác nhau về đơn vị thì chuyển đổi số liệu ra thành số liệu tương đối (lấy năm đầu tiên = 100%) – Trường hợp thể hiện quy mô và cơ cấu của hai đại lượng là hai thành phần của một tổng thể và có các thành phần nhỏ tương đồng nhau thì vẽ biểu đồ bát úp (nửa tròn). Ví dụ cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu theo thị trường hoặc theo mặt hàng… * 5. Quy trình chung khi xây dựng các loại biểu đồ – Trước hết phải xem xét, tìm hiểu mục đích thể hiện của biểu đồ, chủ đề định thể hiện trên biểu đồ. – Căn cứ vào bảng số liệu và chủ đề đã được xác định, lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất. – Tiến hành vẽ biểu đồ: chọn kích thước biểu đồ phù hợp (Tỉ lệ biểu đồ...) đảm bảo tính thẩm mĩ, phù hợp với khuôn khổ của giấy vẽ. – Cuối cùng là ghi tiêu đề của biểu đồ (tên biểu đồ) ở phía trên hoặc dưới của biểu đồ, hoàn thiện bảng chú giải. * 6.Các loại biểu đồ cơ bản cần vẽ Biểu đồ cột. Biểu đồ đường (đồ thị). Biểu đồ hình tròn (bánh). Biểu đồ miền. Biểu đồ kết hợp cột – đường. * 7. CÁCH NHẬN XÉT BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ 7.1. Nguyên tắc chung khi nhận xét – Không được bỏ sót các dữ kiện. việc bỏ sót các dữ kiện có thể dẫn đến các cắt nghĩa sai. – Phân tích bảng số liệu phải chú ý xử lí và sử dụng cả số liệu tuyệt đối và tương đối. – Khi nhận xét nên nêu từ khái quát đến chi tiết, từ tổng hợp đến các bộ phận, thành phần. Các số liệu phản ánh đặc tính chung của tập hợp số liệu thường là các số liệu trung bình của cả nước hay toàn ngành, các tính chất biến động của chuỗi số liệu… Các chi tiết thường là các giá trị cực đại, cực tiểu, các biến động theo thời kì… – Tìm mối quan hệ giữa các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang. * 7.2. Phân loại các bảng số liệu * 7.3. Cách nhận xét chung DẠNG CƠ CẤU Ví dụ: Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP tính theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế thời kỳ 1985–2007 * Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế thời kì 1990–2007. b) Dạng sự biến động thời gian Cho bảng số liệu: Diện tích sản lượng lương thực thời kì 1985–2008 * 1. TÝnh gi¸ trÞ xuÊt khÈu, nhËp khÈu 2. NhËn xÐt vµ gi¶i thÝch sù thay ®æi t×nh h×nh XNK n­íc ta thêi kú 1990-2008. 4. NhËn xÐt sù thay ®æi c¬ cÊu XNK... c) Dạng phân vùng Cho bảng số liệu: Gia tăng dân số phân theo vùng thời kì 1999–2009 * Nhận xét và giải thích về sự khác biệt Gia tăng dân số phân theo vùng d) Dạng tổng hợp Cho bảng số liệu: Tỉ lệ gia tăng dân số cả nước, thành thị, nông thôn * Nhận xét về thay đổi gia tăng dân số ở nước ta thời kì 1990–2009 8. NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỂ GIẢI THÍCH BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ Thông thường khi giải thích sự thay đổi một đối tượng địa lí cần nắm bắt các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng đó, sau đó xét xem ứng với nội dung của đối tượng đang nhận xét thì nhân tố nào là nhân tố ảnh hưởng quan trong, nhân tố nào là phụ, từ đó sắp xếp nhân tố quan trọng lên trước nhân tố phụ. Điểm khác biệt là trong quá trình giải thích bảng số liệu thì mức độ phân tích nhân tố ảnh hưởng tùy theo yêu cầu của đề bài – Nếu đề bài chỉ là giải thích bảng số liệu, biểu đồ thì chỉ cần chỉ ra các nguyên nhân cơ bản, không đi sâu phân tích các nguyên nhân. Cách làm này hay được sử dụng trong quá trình học trên lớp, các bài thi kiểm tra tốt nghiệpvà dễ vận dụng vào kiến thức hơn và cần thiết phải rèn luyện cho học sinh. *

File đính kèm:

  • pptTai lieu mon Dia Ly HD lam bai tap bieu do.ppt
Giáo án liên quan