Câu 1: Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta? Tại sao nước ta đặt ra vấn đề đổi mới KT-XH? Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn nào?
a)Bối cảnh
Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới ở nước ta:
-Xu hướng tăng cường quan hệ, liên kết quốc tế mở rộng đã thúc đẩy quá trình hội nhập, đổi mới nhanh chóng và toàn diện nền KT-XH đất nước.
-Việc phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ cho phép nước ta học tập kinh nghiệm sản xuất, tranh thủ nguồn vốn và khoa học, công nghệ từ bên ngoài góp phần phát triển kinh tế.
-Bối cảnh quốc tế đặt nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế nên cần có những chính sách thích hợp nhằm phát triển ổn định bền vững về mặt KT-XH.
b) Tại sao?
-Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, nền kinh tế nước ta chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và lại đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu.
-Bối cảnh trong nước và quốc tế cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn biến hết sức phức tạp.
-Nước ta nằm trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát ở mức 3 con số, đời sống người dân khó khăn.
-Những đường lối và chính sách cũ phông phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, để thay đổi bộ mặt kinh tế cần phải đổi mới.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn thi Địa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và thềm lục địa:-Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu. Phát triển cụm khí-điện-đạm Phú Mỹ.-Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở ven bờ.-Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là ở BR-VT.-Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.Trong khai thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển phải chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường do vận chuyển, khai thác và chế biến dầu khí.
Dành cho ban Nâng Cao :Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?-Đồng bằng có vị trí chiến lược trong phát triển KT-XH nước ta (vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực-thực phẩm).-Lịch sử khai thác lãnh thổ mới đây, việc sử dụng, cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách nhằm biến thành một khu vực kinh tế quan trọng.-Giải quyết nhu cầu lương thực cho cả nước và xuất khẩu.-Vùng có nhiều tiềm năng lớn cần được khai thác hợp lý:+Đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.+Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.+Nguồn nước dồi dào thuận cho thủy lợi, giao thông, nuôi trồng thủy sản.+Tài nguyên sinh vật phong phú, nhiều loại cá, tôm và các sân chim.+Có tiềm năng về khai thác dầu khí.Câu 42: Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?a/ Thế mạnh: là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước.-Chủ yếu đất phù sa, gồm 3 nhóm đất chính:+Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha (30% diện tích vùng) là đất tốt nhất thích hợp trồng lúa.+Đất phèn có diện tích lớn hơn, 1,6 triệu ha (41% diện tích vùng), phân bố ở ĐTM, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau.+Đất mặn có diện tích 750.000 ha (19% diện tích vùng), phân bố thành thiếu dinh dưỡng, khó thoátàvành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan nước…+Ngoài ra còn có vài loại đất khác nhưng diện tích không đáng kể.-Khí hậu: có tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao ổn định, lượng mưa hàng năm lớn. Ngoài ra vùng ít chịu tai biến khí hậu gây ra, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp quanh năm.-Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cung cấp nước để tháu chua, rửa mặn, phát triển giao thông, nuôi trồng thuỷ sản và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.-Sinh vật: chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu), có diện tích lớn nhất nước ta & rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp). Có nhiều loại chim, cá. Vùng biển có hàng trăm bãi cá, bãi tôm với nhiều hải sản quý, chiếm 54% trữ lượng cá biển cả nước.-Khoáng sản: không nhiều chủ yếu là than bùn ở Cà Mau, VLXD ở Kiên Giang, An Giang. Ngoài ra còn có dầu, khí bước đầu đã được khai thác.b/ Khó khăn:-Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn.-Mùa khô kéo dài gây thiếu nước & sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.-Thiên tai lũ lụt thường xảy ra.-Khoáng sản hạn chế gây trở ngại cho phát triển KT-XH.-Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu Các vấn đề cần giải quyết để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.a/ Tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế chính của vùng về mặt tự nhiên:-Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn còn lớn.-Nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm.-Mùa khô kéo dài gây thiếu nước & sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.-Sự xuống cấp của TNTN, môi trường do sự khai thác quá mức của con người và hậu quả của chiến tranh.-Rừng ngập mặn có ý nghĩa lớn về kinh tế và môi trường. Rừng đã bị hủy hoại nhiều trong chiến tranh, hiện đang bị khai thác quá mức nuôi tôm xuất khẩu. Cần phải bảo vệ rừng ngập mặn.b/ Giải quyết các vấn đề ở các vùng sinh thái đặc thù:-Vùng thượng châu thổ: ngập sâu trong mùa lũ, đất bốc phèn trong mùa khô, thiếu nước tưới trong mùa khô. Cần phải tích cực làm thủy lợi thóat lũ, thau phèn. Phát triển cơ sở hạ tầng GTVT, quy hoạch các khu dân cư.-Vùng đất phù sa ngọt: nông nghiệp thâm canh cao, tập trung công nghiệp, các đô thị. Cần tránh gây sức ép lên môi trường, chống suy thoái môi trường.-Vùng hạ châu thổ: thường xuyên chịu tác động của biển, hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô. Cần làm thủy lợi để rửa mặn, ngăn mặn, phát triển hệ thống canh tác thích hợp.
Câu 43: Hãy nêu đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm. Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm? Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểma/ Đặc điểm: Đây là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Nó đặc trưng bằng những đặc điểm chủ yếu sau:- Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian.- Có đủ các thế mạnh, có tiềm lực kinh tế và hấp dẫn đầu tư.- Có tỷ trọng GDP lớn, tạo ra tốc độ phát triển nhanh và hỗ trợ các vùng khác.Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra cả nướcb/ Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm do:-Nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp, trình độ phát triển kinh tế còn hạn chế.-Nguồn lực để phát triển KT-XH tương đối phong phú, nhưng lại có sự phân hóa theo các vùng. Trong khi nguồpn vốn đầu tư có giới hạn nên phải đầu tư có trọng điểm.-Nước ta đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Vì vậy cần tạo ra các vùng thuận lợi để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.Tất cả những điều đó đòi hỏi phải lựa chọn và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.-Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểm.Vùng kinh tế trọng điểm Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX Sau năm 2000, thêm các tỉnhPhía Bắc Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh Hà Tây( sát nhập Hà Nội năm 2008), Vĩnh Phúc, Bắc NinhMiền Trung Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Bình ĐịnhPhía Nam Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, BR-VT, Bình Dương Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang
câu 1:Những bước chuyển dịch của nền kinh tế nông thôn Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của nền kinh tế nông thôn.Kinh tế nông thôn chủ yếu dựa vào nông lâm ngư nghiệp nhưng các hoạt động phi nông nghiệp như công nghiệp , xây dựng , dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế : các ngành nông lâm ngư nghiệp và thuỷ sản các hợp tác xã nông lâm nghiệp và thuỷ sản , kinh tế hộ gia đình , kinh tế trang trại Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hoàng hoá và đa dạng hoá Sản xuất hoàng hoá trong nông nghiệp thể hiện ở sự đẩy mạnh chuyên môn hoá nông nghiệp hình thành các vung nông nghiệp chuyên môn hoá , kết hợp nông nghiệp với chế biến , hướng mnhj ra xuất khẩu đa dạng hoá kinh tế nông thôn thể hiện ở việc cho phép khai thai khac nguồn tài nguyên , lao động , tận dụng các điều kiện tự nhiên để phát triển , đáp ứng tốt nhu cầu thị trường , chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn , thể hiện trong các sản phẩm nông lâm ngư và các sác phẩm khác Câu 2: sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản trong những năm gần đây ngành thuyr sản có nhiều bước phát triển đột phá .Trong đó ngành nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng cao khai thác thuyẻ sản : sản lượng thuyẻ sản liên tục tăng năm 2005 gấp 2.7 triệu lần năm 1990. Sanr lượng khai thác thuỷ sản nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn . Tất cả các tỉnh ven biển đẩy mạnh đánh bắt thuỷ sản . Nhyuwngx tỉnh đạt dươcj sản lượng đánh bắt thuỷ sản cao như bầ rịa vũng tầu, cà mau trong khia thác thuỷ sản ngành nông tôm là ngành phát triển mạnh , kĩ thuật nuôi tôm ngyaf cang hiện đài và sản lượng nagyf càng cao . Bên cạnh đó ngành nuôi cá nước ngọt cũng đặc biệt phát triển . Đặc biệt là ở đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long câu 3 : tổ chức lãnh thổ công nghiệp là gì và các nhân tố nahr hưởng đên tổ chức lạnh tổ công nghiệp tổ chức lạnh thổ công nghiệp là sự sự sắp xếp , phối hợp giữa các quá trình và cơ sở trên một lãnh thổ nhất định nhằm sử dụng hợp lí nguồn lực đồng thời phát triển kinh tế , xã hội Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp gồm nguồn lực bên trong và nguuồn lực bên ngoàinguồn lực bên trong bao gồm vị trí địa lí , tài nghuyeen thiên nhiên , điều kiện kinh tế xã hội nguồn lực bên ngoài bao gồm thì trường và hợp tác quốc tế ( vốn , công nghệ , tổ chức quản lí ) sự tác động qua tlaij của các nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài đã làm ảnh huonwr dến tổ chức lạnh thổ công nghiệp. DỀ THI TỐT NGHIỆP 2009
Câu 1 : ( 3 đ )1/ Dựa và Atlat và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này ntn?2/ Cho bảng số liệu :Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006Vùng : ĐB S.Hồng Tây Nguyên Đông Nam BộDân số (nghìn người) : 18208 4869 12068Diện tích (km2) : 14863 54660 23608a) Hãy tính mật độ dân số của từng vùng theo bảng số liệu trên.b) Tại sao Tây Nguyên có mật độ dân số thấp?Câu 2 : ( 2 đ )Cho bảng số liệu :Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo nhóm ngành ( đơn vị : % )Nhóm ngành Chế biến Khai thác Sản xuất,... TổngNăm2000 79,0 13,7 7,3 100,02005 84,8 9,2 6,0 100,01/ Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu gtri sx CN nước ta theo bảng số liệu trên2/ Dựa và bảng số liệu hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu gtri sx CN nước ta năm 2005 so với 2000Câu 3 : ( 2 đ )1/ Phân tích những thuận lợi khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ2/ Trình bày thực trạng chuyển dịch cơ cấu kt theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.II/ Phần riêngIVa/Dựa và Atlat và kiến thức đã học :1/ Kể tên các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng.2/ Giải thích tại sao cây cà phê lại được trồng nhiều ở các vùng đó ?Hết. Chúc các bạn chiều nay thi tốt môn Vật Lý nha. Gawpj nhiều may mắn nhá.
File đính kèm:
- taii_lieu_on_dia_3901.doc