1. Tròn:
Thể hiện quy mô, cơ cấu, tỉ trọng.
Có quy mô nhất thiết phải vẽ tròn. Quy mô thể hiện cho bán kính.
ĐK: Từ 3 năm trở xuống.
Khi làm biểu đồ tròn cần phải tính bán kính
1 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5213 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi đại học và cao đẳng môn địa lý - Cách xác định biểu đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH XÁC ĐỊNH BIỂU ĐỒ:
1. Tròn:
Thể hiện quy mô, cơ cấu, tỉ trọng.
Có quy mô nhất thiết phải vẽ tròn. Quy mô thể hiện cho bán kính.
ĐK: Từ 3 năm trở xuống.
Khi làm biểu đồ tròn cần phải tính bán kính.
Cách tính bán kính: Chọn R1 = 1 ĐVBK (Người làm tự chọn vd: 1cm, 2cm)
Tính R2 = R1x; R3 = R1x
Trong đó: S1 là tổng bé nhất trong các tổng.
S2, S3 lần lượt là các tổng lớn.
Khi tính % cho bảng số liệu xong, ta đổi về đơn vị độ để vẽ bằng cách: Lấy số liệu % nhân 3,6
2.Miền:
Thể hiện sự chuyển dịch (thay đổi) tỉ trọng, cơ cấu
ĐK: Từ 3 năm trở lên. Khi vẽ chú ý khoảng cách năm.
3. Cột chồng tương đối:
Thể hiện cơ cấu, tỉ trọng.
4.Đường tương đối:
Thể hiện sự tăng trưởng, sự gia tăng, tốc độ gia tăng.
Cách vẽ: Chọn năm đầu tiên làm chuẩn 100% cho từng thành phần. Từ đó suy % các thành phần của những năm còn lại.
Lưu ý: + Khi đề có chữ cơ cấu nhất thiết phải đổi về phần trăm, có quy mô nhất thiết phải tính R
+ Khi vẽ biểu đồ có xử lý số liệu về % thì nhớ Mỗi năm phải đủ trăm phần trăm
5. Cột (đơn đôi, ba), đường:
Thể hiện sự phát triển, tăng trưởng,…
6. Kết hợp:
Cột (đơn, đôi, ba) đường: Khi có 2-3 thành phần khác biệt nhau cùng trong một biểu đồ.
Khi vẽ biểu đồ này sẽ có 2 trục tung. Trục tung 1: Đơn vị thứ nhất; Trục tung 2: đơn vị thứ 2;
Trục hoành là năm.
Bán nguyệt (báp úp, hai bán cầu, quạt): Cách nhận biết biểu đồ này tương tự như của biểu đồ tròn. Nhưng ở đây, ta Lấy số liệu % nhân 1,8 để đổi về đơn vị độ.
Lưu ý chỉ trong một năm, hai bán kính cùng nằm trên một đường thẳng. Thường vẽ cho biểu đồ xuất – nhập khẩu.
7. Cách tính số liệu:
Ta xác định đơn vị đề yêu cầu, từ đó suy ngược ra công thức.
Vd: Cho dân số (Nghìn người), Sản lượng (Nghìn tấn). Yêu cầu tính bình quân (Kg/Người)
Ta thấy Kg/Người:
à Kg: Sản lượng, mà đề cho là Nghìn tấn. Ta buộc phải đổi Nghìn tấn về Nghìn Kg trước. Người: Dân số, mà đề cho Nghìn người.
Sau đó để có Kg/ người, ta lấy số liệu vừa đổi đó chia cho nhau, khi đó:
(Nghìn Kg/Nghìn người) = (Kg/Người). Nghìn với nghìn sẽ giản ước cho nhau.
File đính kèm:
- Cach xac dinh va ve mot so bieu do.doc