KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ
LƯU Ý (tài liệu mang tính chất tham khảo)
- Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không được dùng viết đỏ, viết chì).
- Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị thực tế ( giá trị tuyệt đối ) hay đơn vị % ( giá trị tương đối).
- Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác.
- Vẽ biểu đồ sạch sẽ, theo thứ tự của đề bài.
- Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ.
- Ghi tên cho biểu đồ đã vẽ.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3506 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp thpt môn địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
D8= D7+(D7. Tg%)
(D8 là DS năm 2008; D7 là DS năm 2007)
9
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
%
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên = tỉ suất sinh - tỉ suất tử (đv : %o)
Lưu ý: Chuyển đổi đơn vị hợp lí 1 tấn = 10 tạ = 1.000 kg
1 ha = 10.000 m2
Chú ý đến đơn vị của phép tính ( ví dụ đơn vị của M ĐDS là người/Km2 , sản lượng lương thực là Kg/ người .... vv như bảng trên )
Bài tập 1: Cho bảng số liệu : (Đề thi TN THPT năm 2009)
DIỆN TÍCH VÀ SỐ DÂN MỘT SỐ VÙNG NƯỚC TA NĂM 2006
Vùng
ĐB Sông Hồng
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Dân số ( nghìn người )
18208
4869
12068
Diện tích ( Km2)
14863
54660
23608
Hãy tính mật độ dân số của từng vùng theo bảng số liệu nói trên
Tại sao Tây Nguyên có mật độ dân số thấp
Bài tập 2: Cho bảng :
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TAQ CỦA MỘT SỐ NĂM ( Đơn vị : nghìn tấn )
( Đề thi TN THPT năm 2006)
Năm
1990
1995
2000
2002
Tổng sản lượng
Trong đó : + Khai thác
+ Nuôi trồng
890,6
728,5
162,1
1548,4
1195,3
389,1
2250,5
1660,9
589,6
2647,4
1802,6
844,8
-Tính tỉ trọng sản lượng khai thác và nuôi trồng trong tổng sản lượng thủy sản các năm trên.
-Nhận xét sự chuyển dịch đó.
* Các bài tập liên quan : BT 3( Tr 25), BT 5( Tr 32), BT 1 ( Tr37), BT 2 (Tr 52), BT 7 (Tr73), BT 5 ( Tr97), – sách HD Ôn Thi TN năm 2011
Bài tập 3: Cho bảng số liệu :
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ FE Ở NƯỚC TA THỜI KÌ 1980-2004
( Đề thi TN THPT năm 2007)
Năm
1980
1985
1990
1995
2000
2004
Diện tích gieo trồng ( nghìn ha)
22,5
44,7
119,3
186,4
651,9
496,8
Sản lượng ( nghìn tấn )
8,4
12,3
92,0
218
802,5
836
-Tính năng suất cà phê của nước ta qua các năm.
-Nhận xét sự thay đổi diện tích, sản lượng và năng suất caphe của nước ta trong thời kì trên.
* Các bài tập liên quan : BT8 Tr 38, - sách HD Ôn thi TN 2011
Bài tập 4: cho bảng số liệu :
SỐ DÂN VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA
( Đề thi TN THPT năm 2006 thpt không phân ban)
Năm
1981
1986
1988
1990
1996
1999
2003
Số dân ( triệu người )
54,9
61,2
63,6
66,2
75,4
76,3
80,9
Sản lượng lúa ( triệu tấn )
12,4
16
17
19,2
26,4
31,4
34,6
- Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người qua các năm.
- Nhận xét sự gia tăng dân số , sản lượng lúa và sản lượng lương thực bình quân theo đầu người qua các năm.
*Các bài tập liên quan: BT 9 : tr 39, ( sách HD Ôn thi TN 2011)
Bài tập 5: Dựa vào bảng số liệu dưới đây : TỈ SUẤT SINH & TỈ SUẤT TỬ , GIAI ĐOẠN 1979-2009 ( Đơn vị : %o)
Năm
1979
1989
1999
2009
TỈ SUẤT SINH
32,2
31,3
23,6
17,6
TỈ SUẤT TỬ
7,2
8,4
7,3
6,7
-Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên nước ta qua các năm.
- Nhận xét về sự thay đổi tỉ suất sinh tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta. Giải thích.
Bài tập 6: Cho bảng số liệu dưới đây: ( BT 3- Tr 96)
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở ĐBSCL
Tiêu chí
1985
1990
1995
2000
2008
Diện tích ( nghìn ha )
2250,8
2580,1
3190,6
3945,8
3858,9
Năng suất ( tạ /ha)
30,5
36,7
40,2
42,3
53,6
Sản lượng ( nghìn tấn )
6859,5
9480,3
12831,7
16702,7
20669,5
Sản lượng lúa bình quân đầu người ( Kg)
503
694
760
1020
1168
- Tính tốc độ tăng trưởng của các tiêu chí trong bảng.
IV.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLÁT
Để có thể sử dụng quyển Atlat địa lý hiệu quả trong học tập và thi cử, chúng ta cần lưu ý những điều sau đây;
1. Nắm chắc các ký hiệu:
HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp...ở trang bìa đầu của quyển Atlas.
2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành:
Ví dụ:
-Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu.
-Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ “Dân cư và dân tộc”.
-Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp...
3. Biết khai thác biểu đồ từng ngành:
3.1. Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của các ngành trồng trọt:
Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan.
3.2.Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từng ngành ở những địa phương tiêu biểu như:
-Giá trị sản lượng lâm nghiệp ở các địa phương (tỷ đồng) trang 17 Atlas.
4. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlas:
-Các câu hỏi đều có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó ? Trình bày về các trung tâm kinh tế ... đều có thể dùng bản đồ của Atlas để trả lời.
-Các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlas, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong SGK.
5. Biết sử dụng đủ Atlas cho 1 câu hỏi:
Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlas cần thiết.
5.1. Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlas như:
-Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta:
+Khoáng sản năng lượng
+Các khoáng sản: kim loại
+Các khoáng sản: phi kim loại
+Khoáng sản: vật liệu xây dựng
Với câu hỏi trên chỉ sử dụng bản đồ:”Địa chất-khoáng sản” ở trang 6 là đủ.
-Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta ? Tình hình phân bố như vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển kinh tế như thế nào ? Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân cư” ở trang 11 là đủ.
5.2. Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlas, để trả lời như:
-Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 ngành như:
+Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không những chỉ sử dụng bản đồ địa hình đề phân tích ảnh hưởng của địa hình, dùng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng bản đồ dân cư để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nói chung...
+Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta: HS biết sử dụng
+Bản đồ địa hình (lát cắt) phối hợp với ước hiệu các vùng khí hậu để thấy được những thuận lợi phát triển từng lọai cây theo khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt đới)
+Sử dụng bản đồ “Đất-thực vật và động vật” - thấy được 3 loại đất chủ yếu của 3 vùng;
+Dùng bản đồ Dân cư và dân tộc - sẽ thấy được mật độ dân số chủ yếu của từng vùng, dùng bản đồ công nghiệp chung ... sẽ thấy được cơ sở hạ tầng của từng vùng.
-Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như:
+HS tìm bản đồ “Nông nghiệp chung” để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi của vị trí vùng.
+Đồng thời HS biết đối chiếu vùng ở bản đồ nông nghiệp chung với các bản đồ khác nhằm xác định tương đối giới hạn của vùng ở những bản đồ này (vì các bản đồ đó không có giới hạn của từng vùng).
+Trên cơ sở đó sử dụng các bản đồ: Địa hình, Đất-thực vật và động vật, phân tích tiềm năng nông nghiệp; bản đồ Địa chất-khoáng sản trong quá trình phân tích thế mạnh công nghiệp, phân tích nguồn lao động trong quá trình xem xét bản đồ Dân cư và dân tộc.
5.3. Lọai bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi:
Ví dụ:
-Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp có thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư,... nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản.
-Đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu...
- Nắm kỹ các phương pháp thể hiện, các ký hiệu bản đồ sử dụng trong quyển Atlat.
- Nắm được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong Atlat để từ đó rút ra các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lý cần tìm hiểu.
- Đọc quyển Atlat địa lý phải theo trình tự khoa học và logic.
Ví dụ: Muốn tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu nước ta thì trước tiên cần dựa vào phụ lục để biết nội dung cần tìm hiểu nằm ở các trang nào của Atlat. Tiếp theo là đọc chú giải để biết nội dung được thể hiện trên bản đồ và rút ra được các kiến thức có tính tổng quát. Riêng đối với những bài thi không có trong quyển Atlat như yêu cầu học sinh phải tư duy như đường lối kinh tế, định hướng kinh tế, hướng khắc phục..., học sinh phải biết được mối quan hệ giữa các số liệu (kênh chữ, kênh hình) và đưa ra nhận định.
- Vì thế, các bạn cũng phải lưu ý: Để sử dụng thành thạo quyển Atlat thì trong quá trình học phải thường xuyên học bài gắn với Atlat. Nếu chỉ học ôn theo quyển Atlat thì không đủ, vì đề thi sẽ vừa dựa vào kiến thức trong quyển Atlat, vừa dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa.
- Khai thác tất cả các kênh hình trong tập atlat như biểu đồ , số liệu .... ( Ví dụ : trang dân số : trang 15 khai tác tất cả các biểu đồ, ước hiệu ... để tìm ra đặt điểm dân số nước ta)
Bài tập 1 : Đề thi TN 2010
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Cho biết tên 6 đô thị có số dân lớn nhất nước ta. Trong số đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh ?
HD: HS dựa vào trang 15 ( dân số kê tên 6 đô thị và kể tên 01 đô thị trực thuộc tỉnh )
Bài tập 2: Đề thi TN 2009
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào ?
HD:+ Địa hình cao nhất nước ta.
+ Hướng tây bắc - đông nam.
+ Địa hình gồm 3 dải. hai phía đông, tây là các dãy núi cao và trung bình, ở giữa thấp hơn bao gồm các dãy núi, các cao nguyên
- Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc đến sự phân hóa khí hậu
+ Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao.
+ Làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình
Bài tập 3: Đề thi TN 2009
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
1. Kể tên các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng.
HD : dựa vào Trang 18 – nông nghiệp chung để trình bày. ( có 2 vùng )
File đính kèm:
- KI NANG VE BIEU DO ON THI TOT NGHIEP 2014.doc