MỘT SỐ CÔNG THỨC, CÁCH TÍNH VÀ XỬ LÍ SỐ LIỆU THƯỜNG GẶP
1. Tính cán cân xuất - nhập khẩu:
Công thức tổng quát: lấy Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu (nếu kết quả là số dương là xuất siêu, nếu âm là nhập siêu).
2. Tính mật độ dân số:
Công thức tổng quát: lấy Số dân : Diện tích (đơn vị tính: người/km2)
3. Tính năng suất lúa:
Công thức tổng quát: lấy Sản lượng : Diện tích (đơn vị tính: tạ/ha)
4. Tính Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên:
Công thức tổng quát: lấy Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử (đơn vị tính: %)
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn tập & kiểm tra kiến thức Địa Lí 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung tâm kinh tế…đều có thể dùng bản đồ Atlat để trả lời.
- Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlat, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong SGK.
5. Biết sử dụng đủ Atlat cho một câu hỏi.
Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlat cần thiết.
- Những câu hỏi chỉ cần sử dụng một bản đồ của Atlat như:
+ Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta: khoáng sản năng lượng, các khoáng sản kim loại, phi kim loại, khoáng sản vật liệu xây dựng.
Với câu hỏi trên chỉ sử dụng bản đồ: “Địa chất khoáng sản” Tr. 8 là đủ.
+ Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư ở nước ta ? Tình hình phân bố dân cư như vậy có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế như thế nào?
Trong trường hợp này, chỉ càn dùng một bản đồ “Dân số” Tr. 15 là đủ.
- Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat, để trả lời như:
+ Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không những chỉ sử dụng bản đồ địa hình để phân tích ảnh hưởng của địa hình, dùng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng bản đồ dân số để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nói chung…
+ Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm của nước ta: HS biết sử dụng bản đồ địa hình (tự nhiên) phối hợp với ước hiệu của các vùng khí hậu để thấy được những thuận lợi từng loại cây theo khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt đới), sử dụng bản đồ các nhóm và các loại đất chính Tr. 11 thấy được hai nhóm đất chính ở nước ta; dùng bản đồ dân số Tr. 15 thấy được phân bố dân cư ảnh hưởng đến nguồn lao động; dùng bản đồ công nghiệp chung thấy được cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghệp…
- Loại bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi:
Ví dụ:
+ Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệpcó thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư …nhưng không cần sử dụng bản đồ “Địa chất khoáng sản”.
+ Đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, bản đồ khí hậu.
MỘT SỐ CÂU HỎI SỬ DỤNG ÁTLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỂ TRẢ LỜI
***
Câu 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam Tr. 11 và những kiến thức đã học em hãy:
a. Trình bày đặc điểm chính và sự phân bố tài nguyên đất của nước ta.
b. Tài nguyên đó có thuận lợi gì đối với phát triển nông - lâm nghiệp ?
→ a. Đặc điểm chính và sự phân bố tài nguyên đất của nước ta.
- Gồm 2 nhóm đất chính:
+ Đất phù sa: phân bố tập trung ở các đồng bằng châu thổ hoặc ven biển bao gồm: đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn…
+ Đất feralit: phân bố tập trung ở miền núi bao gồm: đất feralit trên đá badan, đất feralit trên đá vôi…
b. Thuận lợi của tài nguyên đất đối với phát triển nông-lâm nghiệp:
- Nước ta có nhiều loại đất khác nhau tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng, phát huy được thế mạnh của từng vùng sinh thái.
- Đất phù sa thuận lợi cho việc trồng lúa, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày…
- Đất feralit thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng cỏ để phát triển chăn nuôi và trồng rừng.
Câu 2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học hãy xác định hướng di chuyển của bão, tần suất, phạm vi ảnh hưởng và hậu quả do bão gây ra ở nước ta.
→
- Các cơn bão ảnh hưởng đến nước ta đều đi từ phía đông (Biển Đông). Sau đó di chuyển về hướng tây, tây bắc, tây nam.
- Một số cơn bão di chuyển không theo qui luật, rất phức tạp
- Một số cơn bão tan ngay ngoài biển, một số đổ bộ vào đất liền.
- Thời gian hoạt động của bão thường bắt đầu từ tháng 6 cho đến tháng 12. Tần suất mạnh nhất từ tháng 8 đến tháng 10.
- Phạm vi ảnh hưởng chủ yếu các tỉnh ven biển, nhất là ven biển miền Trung
- Hậu quả: bão lớn kèm theo sóng lừng, nước dâng gây lũ lụt làm thiệt hại nặng về người và tài sản, ảnh hưởng tới đời sống và hoạt động sản xuất nhất là dân cư sống ven biển.
Câu 3. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những điều kiện để phát triển ngành giao thông vận tải ở nước ta.
a. Thuận lợi:
- Vị trí địa lí: nằm gần trung tâm Đông Nam Á, trên con đường hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương và vị trí trung chuyển một số tuyến hàng không quốc tế. Trong tương lai tuyến đường bộ xuyên Á hình thành. Đó là điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không…
- Điều kiện tự nhiên:
+ Có dãy đồng bằng vên biển, kéo dài gần như liên tục theo chiều Bắc- Nam tạo thuận lợi xây dựng các tuyến đường bộ nối liền các vùng trong cả nước, nối với Trung Quốc, Campuchia.
+ Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, giao thông đường biển có thể hoạt động quanh năm.
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho giao thông đường sông. Bờ biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng các hải cảng.
- Điều kiện KT-XH:
+ Sự quan tâm của nhà nước, tập trung nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng và cải tạo các tuyến giao thông quan trọng.
+ Cơ sở vật chất-kĩ thuật của ngành có nhiều tiến bộ: xây dựng một số nhà máy ô tô, xưởng đóng tàu hiện đại…
+ Đội ngũ lao động của ngành có trình độ ngày càng được nâng lên.
b. Khó khăn:
- Địa hình: đất nước có ¾ diện tích là đồi núi, có độ chia cắt lớn gây khó khăn, tốn kém trong việc xây dựng các tuyến đường bộ.
- Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt…
- Cơ sở vật chất-kĩ thuật còn lạc hậu, các phương tiện còn kém chất lượng…
- Thiếu vốn đầu tư.
Câu 4. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25 - Du lịch và kiến thức đã học cho biết: vì sao Hà Nội trở thành trung tâm du lịch vào loại lớn nhất nước ta ?
→ Hà Nội là trung tâm du lịch lớn bậc nhất nước ta , vì:
- Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh), là trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ở vùng du lịch Bắc Bộ.
- Là thủ đô của cả nước, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của cả nước
- Tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng (Văn miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Tây…các làng nghề).
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật vào loại tốt nhất nước …
Câu 5. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã biết. Hãy nêu vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ và đánh giá những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí đối với việc phát triển KT-XH của vùng.
→
a. Vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ: (HS xem Atlat Tr. 27)
- Vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
- Vị trí được coi như là cầu nối giữa các tỉnh của ĐBSH, TD&MNBB với các tỉnh DHNTB và các tỉnh phía nam nước ta.
- Phía tây giáp Lào, có nhiều cửa khẩu quốc tế để mở rộng quan hệ giao lưu KT-XH.
- Phía đông là Biển Đông, vùng biển giàu tiềm năng cho phát triển KT-XH.
b. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển KT-XH:
- Thuận lợi:
+ Cho phép mở rộng quan hệ giao lưu với các vùng khác trong nước và các nước láng giềng. Các cảng biển của vùng là cửa ngõ cho nước bạn Lào thông ra biển.
+ Vùng có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như: du lịch, GTVT biển, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, khai thác khoáng sản biển.
- Khó khăn: vùng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai nhất nước ta: bão, lũ lụt, cát bay.
Câu 6. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11- Các nhóm và các loại đất chính.
a. Nêu đặc điểm phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
→ Đặc điểm phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Đất ở ĐBSCL là đất phù sa nhưng không đồng nhất.
- Đất phù sa ngọt: chiếm khoảng 30% diện tích đồng bằng, phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu. Đây là loại đất tốt nhất.
- Đất phèn: chiếm diện tích lớn khoãng 41% phân bố rộng khắp: Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng Cà Mau.
- Đất mặn: chiếm khoảng 19%, phân bố dọc ven biển.
- Đất khác: chiếm 10%, phân bố rãi rác.
b. Giải thích vì sao ở đây có nhiều đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ?
- Đồng bằng có 3 mặt giáp biển.
- Đồng bằng tương đối thấp, không có đê bao quanh.
- Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
- Mùa khô kéo dài.
Câu 7. Nêu hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng và phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng.
*Hậu quả:
- Mất nơi nghỉ ngơi, giải trí.
- Tăng hàm lượng CO2 (giảm điều hòa khí hậu).
- Rửa trôi, xói mòn đất.
- Dòng chảy kém điều hòa (mất cân bằng nước, gây ngập lụt, khô hạn)
- Tổn thất tài nguyên và đa dạng sinh vật, phá vỡ cân bằng sinh thái.
*Phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng:
- Khai thác đi đôi tu bổ, bảo vệ và trồng thêm rừng mới
- Cấm khai thác bừa bãi
- Phòng chống cháy rừng
- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
- Bảo vệ các nguồn gen động, thực vật quí hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng
- Ban hành luật bảo vệ rừng.
Câu 8. Chứng minh rằng sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. Giải thích vì sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ?
*Chứng minh rằng sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta:
- Tài nguyên rừng đang bị suy giảm
+ Về diện tích và độ che phủ từ 1943-1983 giảm mạnh, hiện nay đang có xu hướng tăng.
+ Về chất lượng chưa phuc hồi, tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái, 70% diện tích là rừng nghèo và rừng mới được phục hồi.
- Đất suy thoái và hoang hóa:
+ Vùng đồi núi: đất bị thoái hóa nặng, do diện tích đất trống, đồi núi trọc còn nhiều.
+ Vùng đồng bằng: đất bị bạc màu (ĐBSH), nhiễm phèn, nhiễm mặn (ĐBSCL).
+ Hiện nay, cả nước có khoảng 9.3 triệu ha đất bị đe dọa hoang mạc hóa.
- Tài nguyên nước bị ô nhiễm nặng, nhất là ở các khu công nghiệp, những nơi tập trung đông dân cư.
- Tài nguyên khoáng sản cạn kiệt, môi trường ô nhiễm.
- Tài nguyên thủy sản khai thác ở mức độ báo động, nhiều loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.
*Cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vì:
- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển KT-XH
- Có nhiều loại tài nguyên không thể phục hồi (khoáng sản)
- Tài nguyên thiên nhiên nước ta đang bị suy giảm
- Yêu cầu phát triển KT-XH.
File đính kèm:
- Tai lieu on tap kien thuc khoi 12.doc