Thực tiễn cuộc sống đòi hỏi mỗi người luôn phải tự ý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình dù bất cứ thời điểm hoặc hoàn cảnh nào. Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội, nhằm đảm bảo lợi ích chung để tạo động lực cho sự phát triển. Đó chính là các qui tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản của mỗi con người.
Đạo đức chính là nhân cách, là đạo lý làm người của mỗi người. Nó không chỉ thể hiện ở sự hiểu biết mà còn ở lời nói, việc làm và hành động cụ thể. Mặc dù trong trường học, học sinh (HS) được trang bị vốn kiến thức đạo đức rất bài bản nhưng trong cuộc sống thực tiễn một bộ phận không nhỏ các em lại thể hiện nó một cách hoàn toàn trái ngược, không chỉ trong lời nói mà ngay cả hành động, thậm chí nhiều em có thái độ ứng xử rất vô lễ, thiếu văn hóa; bạo lực học đường, vi phạm pháp luật trong giới HS ngày một gia tăng. Đây chính là hồi chuông báo động tình trạng xuống cấp đạo đức HS và là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó là vì các em chỉ mới được trang bị những kiến thức chứ chưa được trang bị cách vận dụng kiến thức đó như thế nào. Hay cụ thể hơn các em đang còn thiếu đi những kỹ năng sống (KNS) trong thực tiễn. Chính vì vậy giáo dục KNS cho HS là một vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay.
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9215 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu môn giáo dục công dân (THPT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân
- Người có thẫm quyền giải quyết: Theo luật khiếu nại và tố cáo.
- Qui trình giải quyết: Theo luật khiếu nại và tố cáo.
- Ông A tố cáo anh B gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn.
4. Quyền phát triển của công dân:
+ Học tập là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Giáo dục và trong các văn bản luật khác. Mọi công dân có quyền học không hạn chế, công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào, công dân có quyền học tập thường xuyên và học tập suốt đời, mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Giáo viên cho HS làm bài tập:
* Hoà nói với Thanh: Mọi công dân có quyền và nghĩa vụ học tập không hạn chế là không đúng đâu, hạn chế là quá rõ ràng đi chứ. Chẳng hạn như tụi mình sau khi học xong THPT thì có được vào trường Đại học, Cao đẳng đâu chỉ vào Trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, lại có đứa chẳng được học hành gì phải lao động ngay. Hỏi:
1. Em có đồng ý với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao?
2.Theo em, quyền và nghiã vụ học tập được thể hiện như thế nào trong hiến pháp và pháp luật Việt Nam?
Qua giải quyết tình huống này tức là cho HS đã nắm được quyền học tập.
+ Quyền sáng tạo: là quyền của mỗi người tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi suy nghĩ để đưa ra các phát minh sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật hợp lí hoá sản xuất; quyền sáng tác văn học nghệ thuật, khoa học. Pháp luật Việt Nam một mặt khuyến khích tự do sáng tạo ứng dụng khoa học và công nghệ, mặt khác luôn bảo vệ quyền sáng tạo của công dân. Quyền sáng tạo này được thực hiện với mọi đối tượng và mọi ngành nghề.
Để khẳng định quyền này GV giới thiệu tình huống sau:
* Hà hỏi Tiến “Có phải ở những người học bậc cao mới có quyền sáng tạo không?" Tiến trả lời: "Ai chẳng có quyền sáng tạo, chú tớ làm công nhân còn được nhận chứng chỉ sáng tạo trong nhà máy mà”.
"Nhưng HS chúng mình thì sáng tạo gì"? Hà hỏi tiếp, Tiến nói: "Học sinh cũng có thể sáng tạo, điều quan trọng là phải chịu khó suy nghĩ thì mới sáng tạo được".
Theo bạn có phải mọi công dân đều có quyền sáng tạo không? Quyền sáng tạo của công dân được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 như thế nào? Làm rõ vấn đề trên cũng chính là hiểu được nội dung quyền sáng tạo của công dân.
+ Quyền phát triển:
Theo quan điểm của Triết học Mác Lê Nin sự vật hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Con người là trung tâm của sự phát triển, để tạo cơ sở cho con người phát triển, pháp luật Việt Nam thừa nhận công dân có quyền phát triển. Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường tự nhiên và xã hội lành mạnh, có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức, có đời sống đầy đủ về vật chất, được học, được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động văn hóa; được chăm sóc sức khỏe, được khuyến khích và phát triển tài năng.
GV cho HS giải tình huống pháp luật sau:
Hương Lan muốn vào học trường Chuyên tỉnh để có điều kiện học tốt hơn. Hương Lan thắc mắc nói với bạn: - “Bạn này, nghe nói công dân có quyền được phát triển mà sao tớ muốn vào trường Chuyên lại không được?” Bạn của Hương Lan trả lời: “Ai cũng có quyền được phát triển, nhưng muốn vào trường chuyên thì phải thi và được điểm cao thì mới được chọn chứ” Hương Lan thở dài: - “Thế còn gì là quyền được phát triển của công dân nữa! Muốn học trường tốt hơn cũng không được”. Em có đồng ý cách suy nghĩ của Hương Lan không? Vì sao? Em hiểu thế nào là quyền được phát triển?
Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân là quyền cơ bản thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội ta, là cơ sở, điều kiện để con người được phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước! Ai thực hiện tốt các quyền này có thể trở thành nhân tài cho đất nước. Chỉ có trong xã hội ta là XHCN thì mới có khả năng thực thi quyền này.
Có thể tóm tắt nội dung quyền này ở bảng sau;
Quyền
Nội dung
Biểu hiện
Ví dụ
Học tập
Quyền học không hạn chế
Quyền được tham gia tất cả các bậchọc, cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Mầm non, phổ thông, THCN, sau Đại học, học đến đâu là tùy.
Học bất cứ ngành nghề nào
Được lựa chọn ngành nghề phù hợp
HS tốt nghiệp phổ thông có thể thi vào các trường Đại học khác nhau hoăclà Cao đẳng,họ được quyền lựa chọn
Học thường xuyên, học suốt đời
Tham gia nhiều hình thức và loại hình trường lớp khác nhau
Có thể học tập trung hoặc vừa học vừa làm, công lập hoặc bán công vào các thời gian học khác nhau
Đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
Tất cả mọi công dân đều có cơ hội học tập ngang nhau
Người theo tôn giáo hoặc không theo, người dân tộc kinh hoặc thiểu số đều được đi học
Sáng tạo
Tự do nghiên cứu khoa học
Phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật ...
Phát minh máy gặt, máy lọc nước ... Công nhân,trí thức, nông dân…
Có quyền sáng tác, sáng tạo
Tác phẩm văn học, báo chí kiểu dáng công nghiệp ...
HS viết bài thi gửi báo, hoặc làm bài thơ….
Phát triển
Được hưởng đời sống vật chất tinh thần đầy đủ phát triển toàn diện
Được hưởng các mức sống, được chăm sóc y tế, được tiếp cận các phương tiện thông tin, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí ...
Trẻ em dưới 6 tuổi được nhà nước cấp bảo hiểm y tế được đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần…
Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng
Nhà nước có chế độ ưu tiên trọng đãi nhân tài
Chế độ miễn giảm học phí cho con hộ nghèo, có chế độ học bổng cho học sinh học giỏi
Qua nghiên cứu quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân, GV hình thành cho các em kỹ năng tự đánh giá nhận thức, kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp một cách phù hợp với chính mình, phê phán những lệch lạc trong nhận thức và định hướng cho tương lai.
Như vậy các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có 4 nhóm, các quyền đó được tổng hợp như sau:
Quyền bình đẳng
Trước pháp luật
Trong các lĩnh vực đời sống xã hội
Giữa các dân tộc và tôn giáo
Quyền tự do cơ bản
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Quyền được PL bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Quyền đảm bảo an toàn, bí mật và thư tín
Quyền tự do ngôn luận
Quyền dân chủ
Bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu nhân dân
Tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Khiếu nại và tố cáo
Được phát triển
HH Học tập
Sáng tạo
Phát triển
Nội dung của các quyền là một phần cốt lõi của các tiết dạy, dù bằng những phương pháp, hình thức nào đi chăng nữa, thì đều phải chỉ rõ cho công dân nói chung và các em nói riêng biết mình có những quyền, nghĩa vụ gì, làm thế nào để thực hiện các quyền đó một cách đúng đắn nhất.
IV. Một số kỹ năng cần thiết để giảng dạy phần pháp luật:
1. Nắm chắc khái niệm và biết phân tích khái niệm:
Các khái niệm phần pháp luật thường khô khan và là khái niệm khó cho nên GV có thể đưa ra ví dụ để HS phân tích, tìm hiểu sau đó làm rõ khái niệm theo phương pháp quy nạp.
2. Xây dựng bài tập tình huống: để làm cho HS nhận thức đúng đắn về mặt tư tưởng, khắc sâu kiến thức từ đó chỉ đạo hành động thực tiễn, thì mỗi bài cần có bài tập tình huống. Một bài tập tình huống muốn đạt yêu cầu và tính thuyết phục cao phải phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh các em đang sống. Câu hỏi bài tập tình huống nên theo hướng:
Câu hỏi thứ nhất: Tình huống trên xẩy ra đúng hay sai? Đúng ở chỗ nào? Sai ở chỗ nào?
Câu hỏi thứ hai: Nội dung của tình huống thể hiện nội dung gì của pháp luật (nội dung cụ thể)?
Câu hỏi thứ ba: Tình huống như trên thì nên xử sự như thế nào?
3. Một kỹ năng rất cần thiết đối với giảng dạy phần pháp luật đó là kỹ năng tư duy phê phán. GV cần hướng dẫn cho HS biết phân biệt đâu là đúng, đâu là sai pháp luật bằng các tình huống, ví dụ đúng và cả các ví dụ thể hiện hành vi sai trái.
4. Để khắc sâu kiến thức sau mỗi phần hoặc mỗi bài nên có bảng hệ thống bằng sơ đồ các phần kiến thức cơ bản.
5. Trong một tiết dạy phần công dân với pháp luật thì phải đảm bảo các nội dung sau:
+ Làm rõ được khái niệm.
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong mỗi lĩnh vực.
+ Kiến thức thực tế thể hiện các nội dung của bài học, các tình huống pháp luật, từ đó giúp các em phân biệt được các hành vi xử sự đúng hay sai để điều chỉnh hành vi của mình.
+ Trách nhiệm của công dân, trách nhiệm của học sinh (có liên hệ cụ thể).
Giảng dạy môn Giáo dục công dân nói chung và phần pháp luật nói riêng, kiến thức thực tế là những minh chứng chính xác nhất. Kiến thức thực tế càng phong phú, càng gần gũi bao nhiêu thì tính giáo dục và tính thuyết phục càng cao, làm cho các em có lòng tin, hứng thú trong giờ học, từ đó các em có thể liên hệ và rút ra bài học cho mình.
III. Kết luận:
Pháp luật là công cụ của nhà nước và công dân, nhà nước và công dân không tồn tại, phát triển nếu không có pháp luật. Vì lẽ đó sống và làm theo pháp luật là cách sống tốt nhất của chúng ta hiện nay.
Thanh niên là thế hệ tương lai của đất nước, hơn bao giờ hết hãy tìm hiểu pháp luật để biết mình phải làm gì để tồn tại và phát triển cho hiện tại và cho cả tương lai,biết phải làm gì khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị người khác xâm hại. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật đó là cách sống tốt nhất cho tất cả mọi người trong thời đại hội nhập và phát triển hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. SGK, SGV môn Giáo dục công dân lớp 12.
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ 3 (2004-2007) của Viện nghiên cứu Sư phạm.
4. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Giáo dục công dân lớp 12 của NXB Đại học sư phạm.
5. Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 của NXB Chính trị quốc gia năm 2002.
6. Bộ luật Hình sự của Nước Cộng hòa XHCN Việt nam năm 1999 của NXB Chính trị quốc gia năm 2000.
7. Pháp lệnh xử phạt Vi phạm hành chính NXB Chính trị quốc gia năm 2002.
8. Giáo dục Giá trị và Kỹ năng sống cho học sinh phổ thông – Tài liệu tập huấn GV THCS, THPT
9. Bộ Luật Dân sự và những văn bản pháp luật liên quan – NXB Chính trị Quốc gia.
10. Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự “Phần các tội phạm” – NXB TP Hồ Chí Minh.
11. Giáo trình Nhà nước và Pháp luật đại cương – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
File đính kèm:
- Tl dia phuong GDCD THPT.doc